Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài

12 Tháng Bảy 20188:26 CH(Xem: 11214)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 13 JULY 2018


Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài


Nhà thơ Lưu Hà đến Đức


image001Bà Lưu Hà khi tới sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan, trước khi tới Đức, ngày 10/07/2018.Lehtikuva/Jussi Nukari REUTERS


Nhà thơ Lưu Hà đã tới Đức ngày 10/07/2018, tìm được tự do sau 8 năm bị Bắc Kinh quản thúc mà không được cho biết phạm tội gì. Máy bay chở người vợ góa của nhà ly khai quá cố, Nobel Hòa Bình 2010, đáp xuống phi trường Berlin lúc 15 giờ, giờ quốc tế. Trong số những người bạn ra đón có nhà văn tị nạn Lưu Diệc Vũ và Nobel Văn Học Herta Muller.


Vì sao Trung Quốc thả Lưu Hà, từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut giải thích :


Với nụ cười rạng rỡ, Lưu Hà đặt chân xuống phi trường Berlin sau khi quá cảnh ở Hensinki. Người vợ góa của nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba không đưa ra một lời tuyên bố nào và đã lập tức lên xe cùng với những người đón tiếp chạy về thành phố. Nhà văn Trung Quốc ly khai Lưu Diệt Vũ, tị nạn tại Berlin, muốn cho Lưu Hà tạm trú. Ông cho biết rất vui mừng khi được tin Lưu Hà được tự do.


Theo thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc, vợ góa của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời cách nay gần đúng một năm, sang Đức « theo nguyện vọng của bà ». Bắc Kinh cho biết Lưu Hà muốn được chăm sóc sức khỏe.


Sau 8 năm bị giam lỏng, Lưu Hà có triệu chứng trầm cảm. Bắc Kinh khẳng định là sự kiện nhà thơ Lưu Hà rời Trung Quốc không có liên hệ gì với chuyến thăm Đức của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc cùng ngày.


Tuy nhiên, bối cảnh thương mại quốc tế căng thẳng và mưu tính của Trung Quốc muốn được Đức ủng hộ chống áp lực của Mỹ giải thích vì sao Bắc Kinh phải thả Lưu Hà. Một người bạn thân của nhà thơ cho biết chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của thủ tướng Angela Merkel đã đóng vai trò quyết định.


Phản ứng của Mỹ


Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert, hôm qua đã chào mừng Lưu Hà được tự do và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả tất cả tù nhân bị kết án vì bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền tự do và nhân quyền.


Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Lưu Hà lên máy bay, Trung Quốc tuyên án 13 năm tù nhà hoạt động dân chủ Tần Vĩnh Mẫn với tội danh « tụ tập đông người bất hợp pháp ». Tần Vĩnh Mẫn đã trải qua 22 năm tù sau khi nộp đơn xin lập đảng Dân Chủ vào năm 1998, nhân một chuyến viếng thăm của tổng thống Bill Clinton./( Tú Anh 11-07-2018)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc ‘cho phép vợ Lưu Hiểu Ba đi Đức’


image002Bản quyền hình ảnh Handout/AFP Image caption Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002


Người vợ góa của Lưu Hiểu Ba, nhà đối kháng Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình, được cho phép rời Trung Quốc để sang Đức.


Bà Lưu Hà đã bị quản thúc từ khi chồng bà được giải Nobel năm 2010.


Ông Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học chuyển sang hoạt động nhân quyền, bị giam năm 2009 và qua đời vì ung thư năm 2017.


Nhà thơ Lưu Hà chưa từng bị khởi tố, nhưng hồi tháng Năm, bà nói sẵn sàng chết để phản đối việc bị quản thúc.


Theo một người bạn cho báo chí hay, bà đã lên chuyến bay Finnair từ Bắc Kinh sang Berlin hôm thứ Ba.


image003

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017


Đức đã kêu gọi Trung Quốc cho phép bà Lưu Hà ra đi.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Đức tuần này.


Hồi tháng Năm, bà Lưu Hà nói với một người bạn Liêu Diệc Vũ qua điện thoại rằng "chết dễ hơn sống".


"Nếu tôi không thể ra đi, tôi sẽ chết trong nhà mình," bà được dẫn lời.


Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bà Lưu Hà là công dân tự do, nhưng bà đã bị hạn chế đi lại.


Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Trung Quốc ngừng quấy nhiễu những người thân của bà Lưu Hà còn ở Trung Quốc./( BBC 10/7/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức


image004

Bản quyền hình ảnh Hoi Anh Em Dan Chu Image caption Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà bị giới chức bắt hồi 12/2015


Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đêm 7/06 được đưa ra khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.


Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.


Từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của bà Thu Hà, cho BBC biết vợ chồng luật sư Đài và bà Hà đã lên chuyến bay mang số hiệu VN037 rời Hà Nội.


Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.


Bà Hoàng Thị Bình Minh vừa từ Hà Nội quay về Quảng Trị hôm 6/06, ngay sau hôm kết thúc phiên xử phúc thẩm vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.


Bà nói bà không được biết trước về việc con gái bà được thả, cũng không biết kế hoạch sắp tới của con gái bà tại Đức là gì.


"Nếu mà biết thì tôi cũng cố chờ, cho dù có thể vẫn không được cho gặp."


Xác định tin luật sư Đài được trả tự do, một quan chức của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, từ chối nêu tên, cho Reuters biết trong một tin nhắn "trên máy bay đến Đức", khi được hỏi về nơi ở của ông Đài.


Tại Đức một báo ở thành phố Cologne (KSTA.De) sáng thứ Sáu cũng đăng lại tin của DPA nói ông Đài được thả để sau đó sang Đức.


image005

Bản quyền hình ảnh Brotherhood For Democracy Image caption Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị


Luật sư Đài cùng trợ lý Lê Thu Hà và bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, trong phiên xử sơ thẩm 5/04 đã bị trao các mức án tù nặng.


image006

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với thượng nghị sĩ Mỹ John McCain


Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.


Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.


Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.


Ban đầu, họ bị cáo buộc tội 'tuyên truyền chống nhà nước', nhưng sau bị đổi thành tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'.


Bốn người còn lại đệ đơn kháng cáo nhưng không được tòa phúc thẩm giảm án, gồm các ông Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.


Họ cùng bị bắt hồi tháng Bảy năm ngoái./( BBC 8/6/2018)


- Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17813)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16301)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17682)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19534)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15849)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17980)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17071)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18591)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23239)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20684)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20117)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18936)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18721)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17030)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26292)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17482)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22686)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21519)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.