Bản lên tiếng chung của một số tổ chức VN trong và ngoài nước

01 Tháng Hai 20238:12 SA(Xem: 2592)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ TƯ FEB 01, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bản lên tiếng chung của một số tổ chức VN trong và ngoài nước


Lên tiếng chung của một số tổ chức Việt Nam trong và ngoài nước ngày 30 tháng 1 năm 2023 về những cái chết đáng ngờ gần đây trong các nhà tù Việt Nam 


VIỆT NAM PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA CÁC TÙ NHÂN TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ 


Ngày 5 tháng Giêng năm 2023, Mục sư Đinh Diêm, một tù nhân tôn giáo đang thụ án tù 16 năm với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã đột ngột qua đời tại Trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 


Ngày 20 tháng 11 năm 2022, ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập, đang thụ án tù chung thân với cùng tội danh đã chết trong Trai giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai. 


Ngày 2 tháng 8 năm 2022, ông Đỗ Công Đương, một nhà báo công dân, chết trong thời gian đang thụ án tù 8 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng” ở Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An. 


Ngày 10 tháng 11 năm 2019, cựu giáo chức Đào Quang Thực qua đời khi đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” cũng tại Trại giam số 6. 


Cũng trong tháng 10 năm 2019, ông Đoàn Đình Nam, một tù nhân tôn giáo thuộc Ân Đàn Đại Đạo với bản án 16 năm, chết trong Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 


Nhiều tù nhân và cựu tù nhân đã lên tiếng tố cáo việc bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tệ, và không được săn sóc sức khỏe kịp thời đã làm cho sức khoẻ của nhiều tù nhân suy giảm nhanh chóng. Nhiều tù nhân cũng bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt về thể xác. 


Ngày 9 tháng 8 năm 2022, 27 gia đình các tù nhân chính trị và tôn giáo đã ra một thư ngỏ chung kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ tự do lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền con người của các tù nhân lương tâm được cung cấp nước sạch, thực phẩm an toàn và chăm sóc y tế kịp thời. 


Những cái chết bí ẩn liên tục của các tù nhân tôn giáo và chính trị cho thấy chính sách đối xử vô nhân đạo của nhà tù cộng sản Việt Nam và là một lời báo động về việc vi phạm Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm khác và các Quy định quốc tế về tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với các tù nhân của chính quyền Việt Nam. 


Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây yêu cầu: 


Chính quyền Việt Nam phải minh bạch hóa các trường hợp chết bí ẩn nêu trên và bồi thường tương xứng cho gia đình các nạn nhân, và cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân trong các trại tạm giam và nhà tù trên toàn quốc. 


Các chính quyền tư do dân chủ trên thế giới có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam mạnh mẽ nêu lên những vi phạm nhân quyền trên trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội, và coi những thành tựu của VN trong lĩnh vực nhân quyền là điều kiện tiên quyết để viện trợ cũng như các dự án đầu tư kinh tế. 


Các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền tại Việt Nam và lên án mạnh mẽ các trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam. 


Các tổ chức ký tên: 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam 


Người Bảo Vệ Nhân Quyền 


Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc 


Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi 


Hội Anh Em Dân Chủ 


Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam 


Khối 8406 


VIETNAM AUTHORITIES MUST BE ACCOUNTABLE FOR THE MYSTERIOUS DEATHS OF RELIGIOUS AND POLITICAL PRISONERS 


Joint Statement of a Coalition of Vietnamese Organizations at home and oversea on January 30, 2023, about Recent Suspicious Deaths in Vietnamese Prisons 


  


On January 5, 2023, Pastor Dinh Diem, a religious prisoner serving a 16-year sentence for the alleged crime of “Activities aimed at overthrowing the people’s government,” died suddenly at prison camp No. 6 in Thanh Chuong district, Nghe An province. 


On November 20, 2022, Mr. Phan Van Thu, founder of An Dan Dai Dao, an independent Buddhist organization serving a life sentence for the same alleged crime, died in Gia Trung prison, Gia Lai province. 


On August 2, 2022, a citizen journalist, Mr. Do Cong Duong, died while serving an 8-year sentence for allegedly “abusing democratic freedoms” and “disturbing public order” in prison camp No. 6, Nghe An province. 


On November 10, 2019, former teacher Dao Quang Thuc died while serving a 13-year sentence for the charge of “Activities aimed at overthrowing the people’s government,” also at prison camp No. 6. 


Also, in October 2019, Mr. Doan Dinh Nam, a religious prisoner of An Dan Dai Dao with a 16-year sentence, died in Xuyen Moc prison, Ba Ria-Vung Tau province. 


Many prisoners and former prisoners have reported that forced labor, malnutrition, and lack of access to healthcare have affected their living conditions. As a result, their health declines rapidly. Many prisoners are also punished with harsh corporal measures. 


On August 9, 2022, twenty-seven families of political and religious prisoners issued a joint open letter calling on international human rights organizations and free governments to urge the Vietnamese government to respect the prisoners of conscience’s rights to clean water, safe food, and timely medical care. 


The continued mysterious deaths of religious and political prisoners reveal the inhumane treatment of Vietnamese communist prisons and serve as a wake-up call for violations of the Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment and the Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners by the Vietnamese government. 


We, the undersigned organizations, request the following: 


The Vietnamese government must clarify the above cases of mysterious deaths, redress the victims’ families, and improve the conditions for the incarceration of prisoners in detention centers and prisons across the country. 


Free and democratic governments worldwide with diplomatic and economic relations with Vietnam consistently bring up those human rights violations in their human rights dialogues with Hanoi and consider Vietnam’s human rights achievements a prerequisite for financial aid and economic investment projects. 


International human rights organizations continue monitoring the human rights situation in Vietnam closely and firmly condemning cases of serious violations by the Vietnamese government. 



Signatories: 

Vietnam Human Rights Network 
Defend the Defenders 
Vietnam Democracy Federation 
Vietnam Democracy Radio 
Brotherhood for Democracy The Independent Journalists Association of Vietnam 
Bloc 8406
24 Tháng Tám 2015(Xem: 17715)
"Tóm lại, Đại hội toàn quốc Đảng CS lần thứ 12 sẽ thông qua các văn kiện Đảng và xác định chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại trong 5 năm sắp tới. Kết quả là một cuộc chuyển hóa thể chế êm đẹp sẽ diễn ra hay chế độ độc tài độc đảng sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách khắc nghiệt hơn và tàn bạo hơn."
21 Tháng Tám 2015(Xem: 17006)
- "Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì." - "Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 15995)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 15671)
"Theo nguồn tin riêng của báo Văn Hóa,.."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 15555)
- Công đoàn là của ai? - Tuyên bố của 21 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở VN.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14354)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16656)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17639)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15195)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16997)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18276)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17166)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16605)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16550)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15481)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16818)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15990)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17544)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 20085)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."