Lou Correa: “tình hình nhân quyền ở VN tệ hơn”; VN-ODA: “móc túi đôla Nhật bộn”

11 Tháng Ba 20237:41 SA(Xem: 2025)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM – THỨ BẨY MAR 11, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Lou Correa: ‘tình hình nhân quyền ở VN tệ hơn’; VN-ODA: ‘móc túi đôla Nhật bộn’


10/03/2023


image003Dân biểu Hạ viện Mỹ Lou Correa đại diện một địa hạt Quốc hội đông cử tri gốc Việt ở miền nam bang California. Source: VOA


Một dân biểu Quốc hội Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam mà ông cho rằng đã trở nên ‘tệ hơn’ kể từ sau khi thỏa thuận tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổ vỡ vào năm 2017.


Lou Correa, dân biểu Hạ viện Mỹ thuộc Đảng Dân chủ đại diện một địa hạt Quốc hội đông cử tri gốc Việt ở miền nam bang California, nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt rằng ông sẽ tiếp tục lên tiếng công khai và mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền của Việt Nam như ông đã làm trong những năm qua cho dù các nhà ngoại giao Mỹ đang nêu vấn đề một cách kín đáo và tế nhị.


Phát biểu của ông được đưa ra sau khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, trong một cuộc đàm luận về quan hệ giữa hai nước do một viện nghiên cứu chính sách ở Washington tổ chức vào tuần trước, cho biết Mỹ vẫn tiếp tục nêu lên những lo ngại liên quan đến tình hình nhân quyền, xã hội dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan đến những người đang bị giam cầm ở Việt Nam, nhưng “cố gắng không để những cuộc thảo luận này xuất hiện trên trang nhất của báo chí.”


Dân biểu Correa nói ông tôn trọng chính sách đối ngoại mà chính quyền Biden đang theo đuổi, nhưng lưu ý rằng trong tư cách một thành viên của nhánh lập pháp đồng đẳng với hành pháp, ông nêu quan điểm rằng Mỹ cần thể hiện rõ ràng cho Việt Nam thấy quan hệ giữa hai nước khó có thể sâu sắc hơn nếu vấn đề nhân quyền tiếp tục bị phớt lờ.


“Tôi nghĩ Việt Nam rất muốn giao thương nhiều hơn với Mỹ. Và chúng ta nên nêu rõ rằng nếu họ muốn tiếp tục làm việc với chúng ta, họ cần phải biết rằng sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm và phải tuân theo những tiêu chuẩn khi dính dáng đến nhân quyền và tự do tôn giáo,” ông nói.


“Thực tế là tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã tệ,” ông nói thêm. “Khi thỏa thuận TPP đang được đàm phán, chính phủ Việt Nam đã dốc sức trưng ra bộ dạng văn minh, tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Khi các cuộc thảo luận về TPP bị đình chỉ, tôi thấy thái độ của họ đã thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, có thể thấy khi chính phủ Việt Nam có điều gì đó để thương lượng, họ sẽ làm việc với chúng tôi. Khi không có gì để mặc cả thì họ thường không làm việc với chúng tôi.”


Phúc trình Toàn cầu năm 2023 của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) công bố hồi tháng 1 nhận định rằng trong năm 2022 chính quyền Việt Nam không chỉ tăng cường đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền mà cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước.


“Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn trầm trọng ở gần như khắp các mặt,” HRW nói trên website của mình.


Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam và danh sách theo dõi đặc biệt vì nước này “thực hiện hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo.” Sự định danh này có nghĩa là Việt Nam bị Mỹ theo dõi sát sao và các quan chức vi phạm có nguy cơ phải đối mặt với các chế tài.


Nhà chức trách Việt Nam luôn bác bỏ những cáo buộc vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, nói rằng họ chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật Việt Nam.


Đại sứ Knapper cho biết trong cuộc đối thoại nhân quyền gần đây nhất, Việt Nam cũng nêu những lo ngại về nhân quyền ở Mỹ liên quan tới đến bạo lực súng ống, bạo lực nhắm vào người gốc Á, và nạn kì thị chủng tộc.


Dân biểu Correa bác bỏ việc đánh đồng giữa hai vấn đề, lưu ý rằng vấn đề của Việt Nam và Mỹ hoàn toàn khác nhau.


“Tôi muốn nói rằng chúng tôi đang tích cực bỏ tù những người vi phạm luật sử dụng súng của chúng tôi. Bạn biết đấy, về cơ bản, chúng tôi tống giam những người phạm tội với súng ống. Ở Việt Nam, họ nhắm mục tiêu vào những người thực thi nhân quyền. So sánh như vậy là khập khiễng. Tôi ghi nhận lập luận của họ nhưng tôi không đồng ý với lập luận đó.”


Dân biểu Correa là một trong bốn đồng chủ tịch một khối dân biểu Hạ viện có cùng chung những quan tâm về Việt Nam, một phần cũng là do nhiều cử tri mà họ đại diện trong địa hạt Quốc hội của họ là người gốc Việt.


“Là một trong những đại diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn nhất tại Mỹ, tôi đã làm việc không mệt mỏi để cải thiện cuộc sống của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam và trên toàn quốc,” ông nói trong một thông cáo loan báo thiết lập Khối Việt Nam (Vietnam Caucus) cho Quốc hội thứ 118 của Mỹ vào ngày 24 tháng 1.


“Tôi đã đại diện cho Little Saigon của Quận Cam trong 25 năm, và lần đầu tiên trong năm nay, Khối Việt Nam sẽ có hai đồng chủ tịch đại diện cho Quận Cam. Khi chúng tôi bước vào Quốc hội lần thứ 118, tôi sẵn sàng làm việc cùng với các đồng chủ tịch của mình để làm giàu thêm cho cuộc sống của mọi người Mỹ và mọi người Mỹ gốc Việt, đồng thời ưu tiên các cuộc đối thoại về vi phạm nhân quyền, tôn giáo và chính trị ở nước ngoài.”


Ông Correa cho biết ông đang làm việc với Dân biểu Cộng hòa Michelle Steel, một đồng chủ tịch Khối Việt Nam cũng đến từ Quận Cam, để bảo đảm rằng tiếng nói của người Mỹ gốc Việt được phản ánh trong Quốc hội Mỹ. Điều đó có nghĩa là ông sẽ vẫn tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam


“Chúng ta có những công dân Mỹ bị bắt giữ ở Việt Nam. Có những tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị Việt Nam,” ông nói với VOA.


“Chúng tôi tăng áp lực lên chính phủ Việt Nam để chính phủ Việt Nam biết rằng chúng tôi đang theo dõi những gì họ đang làm và chúng tôi trông chờ họ hành xử như bất kỳ xã hội văn minh nào khác, nghĩa là tôn trọng quyền tự do tôn giáo của con người. Chúng tôi làm điều đó một cách liên tục.” (theoVOA)


+++++++++++++++++++++++++++


VN-ODA: “móc túi đôla Nhật bộn”


Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 9 dự án cho Việt Nam


Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Hiện Nhật Bản đang là quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỉ yen vốn vay, gần 100 tỉ yen viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 180 tỉ yen hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật.


Tổng giá trị các dự án Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đợt này là trên 1,3 triệu USD, trong đó chiếm phần lớn là dự án rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Bình.


image005Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio (thứ tư từ trái sang) tại lễ ký kết - Ảnh: Đại sứ quán Nhật Bản cung cấp


Ngày 10-3, tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại chín dự án cho Việt Nam.


Chia sẻ tại lễ ký kết, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết khi nghĩ đến mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, ta thường nghĩ đến những dự án đầu tư cỡ lớn và những dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn.


Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự hợp tác còn chú trọng ở cấp địa phương, nơi có vấn đề thiết thực cần được giải quyết như: nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cấp cơ sở y tế, hay đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt an toàn cho người dân.


Ông cho biết quy mô từng dự án của chương trình viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở không lớn nhưng đã mang lại rất nhiều lợi ích, niềm vui cho người dân địa phương.


Kể từ khi chương trình này được triển khai ở Việt Nam vào năm 1992, cho đến năm 2021 đã có 724 dự án được thực hiện, với tổng số tiền viện trợ lên tới 64,5 triệu USD.


Chín dự án lần này nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống, đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân Việt Nam cũng như khắc phục các hậu quả chiến tranh.


Tổng giá trị viện trợ cho chín dự án này là hơn 1,3 triệu USD.


Trong đó, dự án rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Bình chiếm phần lớn (hơn 648.000 USD).


Theo đánh giá của Nhật Bản, Quảng Bình là một trong những tỉnh bị ô nhiễm bom mìn nghiêm trọng nhất Việt Nam. Vào năm 2018, khoảng 28% diện tích của tỉnh được cho là vẫn còn vật liệu nổ.


Điều này đã cản trở sự phát triển hạ tầng cơ bản và phát triển đất nông nghiệp của tỉnh.


Mục tiêu của dự án này là chuyển 320ha đất bị ô nhiễm bon mìn tại xã Vĩnh Ninh thuộc huyện Quảng Ninh và xã Cự Nẫm của huyện Bố Trạch thành đất có thể sử dụng cho kinh tế, xã hội.


Phía Nhật cũng sẽ cung cấp các thiết bị y tế phục hồi chức năng và máy móc phục vụ dạy nghề cho trung tâm bảo trợ xã hội của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thái Bình.


Các dự án khác bao gồm: xây Trường mầm non xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải, Yên Bái); cấp bảy xe chữa cháy đã qua sử dụng cho bảy tỉnh ở Việt Nam; máy theo dõi bệnh nhân cho Bệnh viện Đà Nắng.


Nhật cũng sẽ viện trợ một số dự án xây dựng cầu, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải tại các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Nghệ An.


Cũng trong đợt này, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho tổ chức Save The Children Japan thực hiện dự án cải thiện dinh dưỡng và sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao đời sống của các dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Yên và Sốp Cộp thuộc tỉnh Sơn La.


Chi phí dự án rơi vào khoảng 250 triệu yen (khoảng 1,8 triệu USD).


Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Hiện Nhật Bản đang là quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỉ yen vốn vay, gần 100 tỉ yen viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 180 tỉ yen hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật. DUY LINH/TTO
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16460)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25686)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17067)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16031)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16577)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15759)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16439)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16361)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19497)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18705)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17525)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15843)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15957)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15581)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15622)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17914)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15528)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20031)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19707)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.