Chính phủ hãy thảo luận với tiếng nói khác biệt

26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 16546)

'Hãy thảo luận với tiếng nói khác biệt'

Quốc Phương

BBC Việt ngữ

BBC - thứ ba, 24 tháng 12, 2013

 image015

Ông Lê Hiếu Đằng bị phê phán là 'trở cờ', 'lạc lõng' và có 'động cơ cá nhân' khi ly khai Đảng

Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.

Việc có ý kiến khác, hay thậm chí tuyên bố ly khai của một số thành viên của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị do Đảng lãnh đạo chưa hẳn sẽ tạo ra các 'phong trào số đông' như quan ngại của chính quyền, song lại thể hiện 'mức độ tự do của các cá nhân' trong xã hội, theo một nhà quan sát khác từ Hà Nội.

Hôm thứ Hai, 23/12, tờ Quân đội Nhân dân đã có bài báo được cho công kích ông Tống Văn Công với tựa đề "Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải', trong khi hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội Mới có bài viết với tựa đề 'Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải' có nhiều lời lẽ mang tính 'đả kích' ông Lê Hiếu Đằng.

Bài báo trên tờ Quân đội Nhân dân cảnh báo ông Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết cần 'tỉnh táo nhận ra cái tất yếu' để 'tránh bị đào thải', trong khi tờ Hà Nội mới sử dụng các từ ngữ như 'trở cờ', 'cơ hội', 'lạc lõng', 'mưu cầu thỏa mãn cái tôi cá nhân' v.v... được cho là để 'tấn công' luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

"Tôi nghĩ rằng những cách làm như vậy sẽ không giúp chúng ta đi đến sự thật, điều quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta phải có sự trao đổi một cách thực sự cầu thị, thảo luận với nhau về những ý kiến còn khác nhau, để đi đến một nhận định chung, một sự thống nhất nhất định"

TS Lê Đăng Doanh

Bình luận với BBC hôm thứ Hai về hai bài báo trên, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho hay ông 'không ngạc nhiên' về diễn biến này.

Ông nói: "Tôi không ngạc nhiên về việc một số tờ báo lề phải đã và sẽ có những bài có tính tranh luận một cách gay gắt, hay người khác dùng chữ 'đả kích' và dùng những từ nặng lời để nói về một số những người như là ông Lê Hiếu Đằng hay là bài của ông Tống Văn Công."

"Tôi nghĩ rằng những cách làm như vậy sẽ không giúp chúng ta đi đến sự thật, điều quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta phải có sự trao đổi một cách thực sự cầu thị, thảo luận với nhau về những ý kiến còn khác nhau, để đi đến một nhận định chung, một sự thống nhất nhất định."

'Quyền tự do công dân'

Tờ Hà Nội Mới cho rằng quyết định ly khai Đảng của ông Lê Hiếu Đằng chỉ là 'mua vui một vài trống canh' và 'nực cười', cũng như cho rằng đây là 'một việc quá bình thường của quá trình đào thải' mà lại được 'ồn ã thổi phồng lên' thành sự kiện.

Bình luận về hiện tượng ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam và một số tổ chức, hội đoàn do đảng này lãnh đạo, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm với BBC, cho rằng cần có sự bình tĩnh xem xét.
image016 

"Như vậy cũng là một biểu hiện của khả năng mà người dân thể hiện quyền dân chủ của mình, và chính quyền Việt Nam trong tất cả những việc đó cũng nên coi đó là thuộc về quyền tự do của công dân, để người ta có thể có sự tự quyết định số phận của mình"

Bà Phạm Chi Lan

Bà nói: "Trước hết quyết định của những người đó là quyết định cá nhân của những người đó thôi, rõ ràng khi những người đó tuyên bố họ rút ra khỏi tổ chức này, tổ chức khác, thì họ chỉ tuyên bố quyết định của cá nhân mình, chứ không phải là quyết định của ai khác, hay nhân danh những nhóm nào khác,

Bà Chi Lan cho rằng chưa chắc các quyết định cá nhân đã có thể biến thành các 'trào lưu', tuy nhiên, bà cũng kêu gọi cần có sự tôn trọng với các quyết định cá nhân và cả cách thức thể hiện quan điểm cá nhân, vì đó là quyền của các công dân.

Bà nói: "Cho nên cũng phải xem diễn biến nó ra sao thì mới có thể đưa ra kết luận được. Chứ còn không phải dễ dàng để những quyết định lẻ tẻ của các cá nhân mà có thể biến thành một trào lưu chẳng hạn. Tôi nghĩ điều đó không phải dễ dàng xảy ra.

"Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phát triển và đa dạng như Việt Nam, mỗi người có quyền có chính kiến của mình và có thể có những cách khác nhau để bày tỏ chính kiến, tôi nghĩ đó cũng là điều bình thường.

"Và như vậy cũng là một biểu hiện của khả năng mà người dân thể hiện quyền dân chủ của mình, và chính quyền Việt Nam trong tất cả những việc đó cũng nên coi đó là thuộc về quyền tự do của công dân, để người ta có thể có sự tự quyết định số phận của mình."

'Xu thế bình thường'

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Là người từng theo dõi diễn biến của Trung Quốc trong nhiều năm, trong đó có hiện tượng 'thoái đảng' của nhiều Đảng viên ở Trung Quốc, Giáo sư Tô Duy Hợp, Giám đốc Trung tâm Khoa học Tư duy, nguyên nghiên cứu viên cao cấp của Viện Xã hội học và Viện Triết học, đưa ra quan sát:

"Ở các nước đang chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang hướng dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, động thái này cũng diễn ra bình thường, người ta ra lại vào, người ta vào lại ra, cho nên điều này chưa thể dự báo gì rằng cái đảng ấy bị long lay cả... Hiện nay, xu thế chung là cài răng lược, tương tác với nhau và chưa hủy diệt nhau được."

Hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội mới phê phán ông Tống Văn Công là 'liều lĩnh' khi ông đặt vấn đề cần mở ra môi trường để 'xã hội dân sự' hoạt động và có vai trò cho sự 'phát triển lâu dài của đất nước'.

"Ở các nước đang chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang hướng dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, động thái này cũng diễn ra bình thường, người ta ra lại vào, người ta vào lại ra, cho nên điều này chưa thể dự báo gì rằng cái đảng ấy bị long lay cả"

GS Tô Duy Hợp

Hà Nội Mới đưa ra cáo buộc: "Rõ ràng ông đã ngầm vận động cho một sự mất ổn định chính trị đất nước, giống như 'cách mạng màu', 'cách mạng cam' đã từng diễn ra gần đây trên thế giới, và chính nhiều nước trong số ấy đã khủng hoảng toàn diện, đầu rơi máu chảy, nhân dân cơ hàn."

Nhận xét về cách nhìn nhận 'xã hội dân sự' của tờ báo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

"Tôi nghĩ rằng sự lo ngại về xã hội dân sự như vậy theo tôi hoàn toàn không phản ánh đúng thực chất của những người đã tham gia vào diễn đàn xã hội dân sự này...

"Trên thế giới, không có ai, không có nước nào cho rằng xã hội dân sự là một lực lượng thù địch hoặc có âm mưu gì. Hiện nay các tổ chức như vậy ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ và họ đang làm được rất nhiều việc, từ việc từ thiện cho đến việc giúp đỡ trẻ em tàn tật, rồi đi về vùng sâu, vùng xa v.v...

"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần có một cái nhìn thực sự cầu thị và thực tế về xã hội dân sự này, còn có ai muốn làm điều gì đó mà cho rằng là vi phạm pháp luật, hoặc lật đổ gì đó, thì điều đó, các cơ quan an ninh cứ đưa các chứng cứ ra và có thể sẽ được xử lý theo pháp luật," cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC từ Hà Nội./

26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16632)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16430)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25656)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17035)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16002)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15728)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16413)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16344)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19465)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18683)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17499)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15820)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15941)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15560)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15602)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17892)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15505)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20012)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19686)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.