++++++++++++++
Dân biểu Loretta Sanchez 3/2014. Photo: VH
VOA: Tại buổi điều
trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện,
dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel
Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam
trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez
khuyến cáo rằng
Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô
đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương
pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.
Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong
chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà
Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính
trị một cách ôn hoà./
+++++++++++++++++
Chủ đề liên hệ:
Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông
Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh
Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
07.03.2014
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.
Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
Đô đốc Samuel Locklear
Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm
An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ
đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3.
Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh
ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu
trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức
và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của
Washington.
Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Hoa Kỳ vẫn
tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á.
Bàn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Locklear cũng nêu bật sự cải thiện trong
hợp tác quân sự giữa đôi bên thông qua việc gia tăng các cuộc đối thoại và tham
gia vào các diễn đàn toàn cầu.
Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khu vực
quan ngại giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa
Đông ngày càng căng thẳng.
Buổi hội thảo về An ninh Châu Á diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên
bố tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay lên tỷ lệ 2 con số, trên 12%.
Đô đốc Locklear cho rằng các hành động phát triển quân sự này không có gì là
bất thường đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng, một quốc gia đang trỗi dậy
như Trung Quốc, nhưng người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn
mạnh:
“Điều tôi quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng
vào mục đích như thế nào, cách họ nói và cách họ chứng minh cho việc sử dụng
này. Nếu sức mạnh quân sự đó được dùng để uy hiếp những nước láng giềng buộc họ
phải từ bỏ các tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách
chính đáng thì việc đó sẽ trở thành vấn đề. Vấn đề là Trung Quốc gầy dựng lực
lượng tàu ngầm cho mục đích bảo vệ an ninh nội địa hay cho các mục đích khác.
Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung
Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh
những sự tính toán sai lầm.”
Trước Đô đốc Locklear, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông
Daniel Russel, từng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền theo bản
đồ chữ U chín đoạn bao trùm gần hết biển Đông.
Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ chớ nên can thiệp vào các tranh chấp ở Biển
Đông và phản đối việc ‘quốc tế hóa’ hay ‘đa phương hóa’ vấn đề Biển Đông.
Một chuyên gia của Trung Quốc, Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải, nói Hoa Kỳ
không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở khu vực này. Ông Ngô Sĩ Tồn còn cho
rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để khống chế Trung Quốc.
Việt
Trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy
Sherman cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng
Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi để phối hợp
tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng. Truyền thông
trong nước dẫn lời ông Vịnh nói Việt Nam ‘sẵn sàng lắng nghe cũng như sẵn sàng
mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.’
Đáp lời ông Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao
Hoa Kỳ Sherman nói bà hy vọng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt
động như chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và thiết lập đường dây nóng cập nhật
thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.
Bà Sherman khẳng định Việt
Chỉ 1 ngày sau cuộc gặp này, Bộ Quốc phòng Mỹ được kêu gọi phải đặt nặng vấn đề
nhân quyền trước bất kỳ thỏa thuận nào về hợp tác an ninh-quốc phòng với Việt
Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm
5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez,
thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng
‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói
thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng
Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ,
Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các
phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.
Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong
chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà
Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính
trị một cách ôn hoà.
+++++++++++++++++
Tàu cá Việt lại bị tấn công ở Hoàng Sa
BBC - thứ năm, 6 tháng 3, 2014
Ông Võ Văn Lựu trên tàu cá bị Trung Quốc tấn công
Báo trong nước cho hay một tàu cá tỉnh Quảng Ngãi với 14 ngư dân bị Trung Quốc tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo An ninh Thủ đô nói đây là tàu cá số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Tàu cá này về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng "mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng".
Được biết chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.
Vụ tấn công, theo báo An ninh Thủ đô, xảy ra khoảng 15h ngày 1/3.
Một tàu sắt của Trung Quốc với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá Việt Nam.
Ông Võ Văn Lựu cũng cáo buộc đã bị "đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích".
Ông được dẫn lời cho biết: "Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu".
Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người Trung Quốc, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không.
Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.
10 năm Vùng Cảnh sát biển 2
Trong khi đó, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vùng Cảnh sát biển 2 vào ngày thứ Tư 5/3.
Tại lễ kỷ niệm, Vùng Cảnh sát biển 2 thông báo trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ trên biển và xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.
Như vậy trung bình mỗi tháng có trên 10 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có nhiều tàu Trung Quốc.
Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định),
có trụ sở tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Khu vực này được cho là tối quan trọng vì có các vùng biển Trung Quốc cũng nhận là của họ.
Năm 2013, trong chuyến thăm nơi này, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói "Vùng Cảnh sát biển 2 là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng... phải đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lên hàng đầu, trên cơ sở nhận thức đúng và đủ về chủ quyền lãnh thổ".
Nhân viên lực lượng cảnh sát biển cũng được khuyến cáo "kiên quyết bảo vệ ngư dân, tuyên truyền, vận động ngư dân bám ngư trường, không từ bỏ ngư trường, tích cực cứu hộ, cứu nạn và Tham gia giữ an toàn hàng hải, coi trọng công tác chống cướp biển".