Tâm tình của một người Việt gốc Hoa
19/05/2014 06:15
Bình luận
Fanpage Thanh Niên
Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.
|
CHÚ THÍCH ẢNH: HÀNG ĐẦU, (trái) Bùi Minh Quốc, Phạm Chí Dũng, Đặng Văn Khoa, Đinh Kim Phúc; (phải) áo đỏ Trần KHÁNH TRÂM (ái nữ Trần Độ)
Trước hết, xin đừng gọi chúng tôi là người Trung Quốc, tôi rất buồn khi đọc
một số bài báo có cách gọi nhầm lẫn người Việt gốc Hoa là người Trung Quốc.
Cũng như bao nhiêu người gốc Hoa ở các quốc gia khác, tổ tiên chúng tôi đã di
cư bao nhiêu đời, nhiều người không nhớ nổi quê quán tổ tiên ở nơi nào bên
Trung Quốc, chỉ biết mình là người gốc Triều Châu, Quảng Phủ, Phúc Kiến, Hẹ hay
Hải Nam qua ngôn ngữ truyền lại thôi. Người Trung Quốc vẫn gọi chúng tôi là
người Việt
Tổ tiên chúng tôi đến Việt Nam và bén rễ qua nhiều đời, bạn bè, hàng xóm, vợ, chồng, bà con, họ hàng, chúng tôi đều có người Việt gốc Hoa lẫn người Việt gốc Việt, nhiều khi chúng tôi còn không phân biệt được đâu là người Đường, đâu là người gốc Việt. Ai còn nói được tiếng nói của tổ tiên thì xem là người Đường, không còn nói được nữa thì xem là người gốc Việt.
|
|
Chúng tôi sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng, trưởng thành và
thành đạt trên mảnh đất Việt Nam này, chúng tôi cũng mang tình yêu quê hương
nồng nàn như bao người Việt Nam khác. Khi biển đảo bị xâm phạm, chúng
tôi cũng sục sôi căm phẫn như bao người Việt
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng tôi đã hòa mình vào cộng đồng dân tộc Việt Nam, cái ranh giới dân tộc Kinh hay Đường cũng không còn tồn tại trong ý thức chúng tôi, người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khi nói chuyện với nhau đều tự nhận “Người Việt mình!”. Đến khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chúng tôi vẫn hòa mình vào dòng cảm xúc Việt để đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ. Rồi đến khi sự kiện diễu hành yêu nước ngày 13.5 ở Bình Dương bị những kẻ xấu kích động, họ đồng hóa tất cả những gì có liên hệ đến văn minh Trung Hoa đều là Trung Quốc, và có những hành động đáng tiếc, làm chúng tôi rất buồn, xót xa và hoang mang.
Chúng tôi mong muốn được tham gia, góp sức hết mình vào công cuộc bảo vệ quê
hương, chủ quyền biển đảo. Và bổn phận công dân khi Tổ quốc lâm nguy của chúng
tôi cần được nhìn nhận một cách tự nhiên, bình thường như bao người Việt
Tôi xin chia sẻ cùng đồng bào người Việt gốc Hoa, mong đồng bào đừng lo
lắng, hoang mang mà mắc mưu của kẻ xấu muốn phá hoại kinh tế, làm rối loạn xã
hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và làm suy yếu sức mạnh của đất nước. Lợi
ích của chúng ta hòa chung với lợi ích của 53 dân tộc khác trên đất nước Việt
Cuối cùng, chúng tôi phản đối việc chính phủ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
khí 981 trên thềm lục địa Việt
Chúng tôi đã được sự bảo vệ rất tốt của luật pháp và nhà nước Việt
Mân Việt (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người Việt gốc Hoa đang sống tại TP.HCM
+++++++++++++++
Từ “Liên minh Quân sự” với Phi đến lập thủ tục pháp lý đưa giàn khoan HD-981 ra tòa”
(tựa của Văn Hóa)
+++++++++++++++++++++
VN ‘xem xét hành động pháp lý’ với TQ
BBC - thứ năm, 22 tháng 5, 2014
Ông Dũng tìm kiếm sự đoàn kết từ
Việt
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng viết trong email trả lời câu hỏi của hãng Anh Reuters hôm thứ Tư ngày 21/5 khi ông đang ở thăm Manila rằng chính phủ của ông đang xem xét "các phương án tự vệ khác nhau, trong đó bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế."
‘Không dùng quân sự’
"Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Việt
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Dũng đánh tiếng cho biết phía Việt Nam sẽ có hành động pháp lý với Trung Quốc, động thái có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, Reuters nhận định.
Hãng tin Mỹ AP cũng nhận được câu trả lời của ông Dũng. Theo tường thuật của hãng tin này thì ông Dũng nói ‘Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng sẽ không bao giờ dùng đến hành động quân sự trừ khi chúng ta buộc phải có hành động tự vệ’.
Tuy nhiên ông Dũng không nói rõ Việt Nam sẽ có hành động pháp lý gì.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm chiến tranh với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp hay không, ông Dũng viết trong email gửi AP: “Giải pháp quân sự? Câu trả lời là Không.”
"Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ."
Email của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi AP
“Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ,” email viết.
Cũng theo AP thì ít nhất hai nhà ngoại giao của Việt Nam đã nói với họ rằng Việt Nam sẽ đệ đơn kiện riêng rẽ hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Philippines nói với AP rằng ông Dũng và các quan chức Việt Nam khác đã nêu vấn đề này với người đồng cấp Philippines của họ trong các cuộc họp kín hôm 21/5.
Vụ kiện của Manila
Trước đó, Philippines cũng trình lên tòa án trọng tài ở The Hague yêu cầu xem xét đòi hỏi chủ quyền của Philippines ở Biển Đông cũng như xác nhận quyền của họ được quyền khai thác vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (Unlos).
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào vụ kiện và cảnh báo
Nếu tòa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh thì điều này có thể thúc đẩy các quốc gia có tranh chấp khác trên Biển Đông kiện Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên bất kỳ phán quyết nào cũng khó mà thực thi trên thực tế bởi vì không có cơ quan nào trong khuôn khổ Unclos giám sát các phán quyết này, theo các chuyên gia pháp lý.
Hôm 21/5, trong một động thái thể hiện tình đoàn kết trước Bắc Kinh, Thủ tướng Dũng nói Việt Nam và Philippines quyết tâm chống lại việc Bắc Kinh ‘xâm phạm vùng biển’ của họ và kêu gọi thế giới lên án hành động của Bắc Kinh.
'Cổ vũ quan trọng'
Trao đổi với BBC về hành động pháp lý có thể có của Việt Nam đối với Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người nghiên cứu về luật quốc tế, nói với BBC rằng quan điể̀m của ông là 'chỉ đưa ra tòa vụ giàn khoan thôi'.
"Nếu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền thì nó là vấn đề lớn và vướng ở chỗ là buộc phải có sự đồng thuận của các bên tham gia," ông nói và cho biết Trung Quốc không bao giờ đồng ý đưa tranh chấp ra bên thứ ba, trong đó có tòa án, để giải quyết.
Về trọng tài giải quyết tranh chấp, ông Việt nói Việt Nam nên làm
theo
"Dù Trung Quốc có từ chối đi chăng nữa thì Tòa vẫn có thể phân xử được mà không cần sự đồng thuận của Trung Quốc," ông giải thích.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa thì 'không có cơ quan thi hành' do đó ông Việt thì phán quyết của Tòa nếu có lợi cho Việt Nam thì sẽ có ý nghĩa 'là sự cổ vũ quan trọng của cộng đồng quốc tế'.
Ông Việt cũng cho rằng nếu Việt Nam đưa ra tòa vấn đề giàn khoan thì có khả năng Trung Quốc 'sẽ lái vấn đề sang tranh chấp chủ quyền'.
Hạm đội 7 của Mỹ muốn tăng tàu tới thăm
Việt
15/05/2014 16:01 (GMT + 7)
TTO - Hạm đội 7 của Mỹ sẽ tăng cường thêm tàu tới thăm các
cảng của Việt
Hạm đội 7 Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Ảnh: Navy.mil
“Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ với tất cả các đối tác ở biển
Đông và hoan nghênh việc tăng các chuyến thăm tới các cảng ở Việt
Các quan chức quốc phòng của Việt
Theo Reuters, hải quân Mỹ cũng muốn tăng cường các cuộc tập trận
với hải quân Việt
“Khi chúng ta tăng thêm độ phức tạp của các cuộc phối hợp chung, nó sẽ tăng cường khả năng liên lạc, tính liên thông trong triển khai chiến dịch giữa hải quân hai nước”, tư lệnh Marks nói. “Mục tiêu tổng thể là tăng an ninh và ổn định ở khu vực.”
THANH TUẤN
++++++++++++++++++
Thứ Năm, 22/5/2014, 12:01
Báo Trung Quốc dùng tướng về hưu dọa đưa thêm giàn khoan
21/05/2014 10:43 (GMT + 7)
TTO - Tướng quân đội Trung Quốc đã về hưu La Viện, nổi tiếng là có quan điểm diều hâu, lại một lần nữa có những phát ngôn hung hăng, ngang ngược trên báo chí Trung Quốc, rằng Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan đến biển Đông trong tương lai.
Tướng quân đội về hưu của Trung Quốc La Viện - Ảnh: Xinhua
Trên Nhân Dân Nhật Báo ngày 18-5, tướng La Viện phát ngôn rằng không chỉ hiện giờ mà cả trong tương lai, Trung Quốc sẽ còn khoan dầu ở biển Đông.
Tướng La còn ngang ngược đề xuất chính quyền Bắc Kinh phải áp
dụng chính sách đối ngoại tương thích để ép buộc Việt
Ông này còn thách thức rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan giống như Hải Dương 981 đến biển Đông khai thác, liệu lúc đó các nước khác có đủ sức đưa tàu ra gây rối không. Và đe dọa “Trung Quốc sẽ trả đũa” nếu bị cản trở.
Tướng La suy diễn rằng chính chuyến thăm các nước châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kích động Việt Nam và Philippines cùng ra đòn “khiêu khích” Trung Quốc ở biển Đông.
Ông tướng Trung Quốc này còn vu khống Việt Nam quấy rối giàn khoan Hải Dương 981 của nước này khi nó đang hoạt động “hợp pháp”, và còn buộc tội Philippines bắt ngư dân Trung Quốc trong vùng biển của Trung Quốc.
Trong khi trên thực tế, chính Trung Quốc mới là bên đi xâm phạm chủ quyền của nước khác khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngư dân Trung Quốc cũng thường xuyên đánh bắt cá trái phép ở khu
vực các quần đảo của Việt
“Trung Quốc không bao giờ gây chuyện trước và Trung Quốc cũng không sợ nước khác gây sự. Trung Quốc sẽ trả đũa nếu bị bắt nạt” - tướng La với giọng điệu xuyên tạc và hung hăng.
Nhân Dân Nhật Báo đã dùng tướng La như một công cụ tuyên truyền mỗi khi biển Đông căng thẳng.
Ông này luôn miệng khẳng định Bắc Kinh có quyền "hợp pháp” khai thác dầu ở biển Đông. Các nước xung quanh, nhỏ hơn Trung Quốc dù có thấy phiền lòng cũng phải chấp nhận và nên làm quen với bối cảnh này.
MỸ LOAN