Cú hắt hơi của lịch sử

15 Tháng Mười Hai 20165:48 CH(Xem: 15993)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  16   DEC  2016


Cú hắt hơi của lịch sử


image013

Lý Kiến Trúc


Kỳ 3


16/12/2016 (bài đi nhiều kỳ)


Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.


image013


Kỳ 3


Cú "hắt hơi" của Duterte


*


R. Duterte là một tổng thống lạ lùng của Philippines. Tên tuổi Duterte trở nên một nhân vật sáng rực trên vòm trời Đông Nam Á qua những lời tuyên bố bốc lửa. Vừa mới nhậm chức tổng thống Philippines vài tháng, vừa nói vừa làm, ông Duterte khiến thế giới phải chăm chú nhìn về Philippines.


Hơn 90% dân đảo quốc Philippines ủng hộ Duterte. Dân Phi có vẻ khoái Duterte, nhưng nhiều lãnh đạo khối Asean tỏ ra dè chừng khi thấy Duterte chơi nhiều nước cờ "ngược ngạo". Các ông ông chủ nước lớn nước nhỏ một lần nữa phải chú ý vào Duterte.


Duterte không kiêng một ai, từ Giáo hoàng đến tổng thống Mỹ, đến Liên hiệp châu Âu, mạnh tay mạnh mồm nhất dành cho tội phạm ma túy. Mới đây. Duterte còn thừa nhận tự tay chạy mô tô đi lùng tội phạm ra tay tiêu diệt. Ông Duterte hành động chẳng khác gì người hùng "Lương sơn bạc". Chẳng quan trọng, miễn là dân Phi khoái và bỏ phiếu cho Duterte.


Duterte mắng bọn 'đạo đức giả" không tiếc lời. Dưới trướng "đao phủ" Duterte, mới có mấy tháng, hơn 5000 tôi phạm xì ke ma túy về chầu tiên cảnh. Những nhà đạo đức lên tiếng hãi hùng, đau xót, những nhà xã hội hoảng hồn vì đâu đâu cũng thấy ma túy trên đất nước Phi.  


Việt Nam Cộng Hòa dưới thời trị vì của ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ, ông đem trùm gạo Tạ Vinh ra pháp trường cát ở chợ Bến Thành bắn (14/3/1966). Mọi người hãi hùng, chê Kỳ là cao bồi. Vợ con Tạ Vinh mang cả bao bố tiền đến tư dinh ông Kỳ ở trong Tân Sơn Nhất xin tha mạng cho chồng; Kỳ bảo mang tiền về nuôi con cho thành người. Bắn xong Tạ Vinh, bọn đầu cơ tích trữ gạo Chợ Lớn thụt cổ, từ đó kinh tế thị trường miền Nam một phép ngoan ngoãn, gạo xuống giá, dân mua thoải mái. Ông Âu Trường Thanh, ông Phạm Kim Ngọc, ông Trương Thái Tôn cựu Tổng trưởng Kinh tế thời đó chắc nhớ chyện này.


Ông Kỳ mới bắn có một thằng đầu nậu tham nhũng, dân miền Nam êm ru. Ông Duterte bắn mấy ngàn thằng xì ke, Philippines vẫn chưa "sạch".


Đấy là chuyện nội trị của Duterte, chuyện bang giao quốc tế, Duterte còn làm nhiều nhà bình luận không bình luận, nhưng Mỹ té ngửa, Tầu hả hê, Việt Nam chới với, Nga hí hửng ...


Vì sao vậy? Phải chăng vì Duterte "dũng cảm" đem cả sinh mệnh đất nước Philippines ra chơi ván cờ quốc tế tới hồi "chiếu tướng". Ván cờ biển nam Trung Hoa sặc mùi "tử khí".


Mới đây, tướng Tầu tuyên bố "nếu Hoa Kỳ tiếp tục các hành động nguy hiểm và khiêu khích thì có nguy cơ dẫn tới sự cố nhỏ làm bùng nổ chiến tranh". Tướng Mỹ đáp lời tướng Tầu "sẵn sàng đối mặt".


Mục tiêu là biển Nam Trung Hoa, biển Đông Nam Á; giải đất "gần gũi" lò lửa chiến tranh là Philippines chứ không phải Việt Nam.


Nhiều nhà quan sát cho rằng, khi Duterte đến thăm Việt Nam, ông ta "học" bài học "đu dây" để chơi với Mỹ, chơi với Tầu, chơi với Nga. Nói theo ngôn ngữ chính trị thời thượng là học bài "quốc tế hóa", "đa phương hóa" để "thoát Mỹ".


Nhiều chính trị gia lại cho rằng, vào lúc Philippines vào thời tổng thống Aquino vác đơn đi kiện Trung Quốc ở La Haye, Việt Nam nên học và "noi gương" Philippines đi kiện Trung Quốc!!!


Có lẽ đúng! Việt Nam nên "noi gương" Duterte trong lối hành xử với nước lớn. Cái Dũng của Thánh nhân. (Bài học cố TT Ngô Đình Diệm - thà chết chứ không "lỡ dại" - thà chết chứ không bơ thừa sữa cặn).


**


Không có gì ngạc nhiên khi ông Duterte trở cờ bắt tay thảo hiệp song phương với Trung Quốc về một số vấn đề trong đó có vấn đề thương mại, chủ quyền biển nam Trung Hoa, đặc biệt vấn đề Scarborough.


Con cá Scarborough không phải là con cá lớn Duterte. Cá lớn Duetrte không ăn con cá Scarborough một mình, Duterte biết ăn đồng chia đủ.


Nhưng vì sao Duterte không đề cập tới bãi đá Vành Khăn mà chỉ nhắm tới Scarborough. Vành Khăn chỉ áp lực trực tiếp với Palawan; Scarborough là một tọa độ chiến lược đối với Luzon và eo biển Cao Hùng.


Tướng Mỹ nhìn thấy tính chất nguy hiểm của Scarborough, la hoảng: phải vẽ biên độ đỏ cho Scarborough.


Văn Hóa từng nhận định về Scarborough sẽ là con chốt sang sông trong bàn cờ tay ba đấu trí ở biển Tây Philippines.


Thỏa hiệp Manila - Bắc Kinh sau Phán quyết PCA đồng ý biến Scarboruogh thành khu vực chung làm Mỹ choáng váng. Trung Nam Hải tuy không được hẳn Scarborough (TQ gọi là Huang YaN), Philippines gọi là Panatag cũng chẳng mất gì. Mỹ mất hết.


Tuy nhiên, xin lưu ý rằng thỏa hiệp Manila-Bắc Kinh về Scarborough chưa có nghĩa là hòa bình đã đến với biển Tây và biển Đông Philippines, bởi sự hiện diện của 5 căn cứ Mỹ còn sờ sờ. Phòng tuyến "maginot" phía Đông  của Philippines vẫn còn tác dụng đối với chiến lược "xoay trục" của Mỹ.


Về phương diện quân sự, tọa độ Scarborough nằm phía Tây biển Philippines là vị trí án ngữ con đường chiến hạm tiến ra cửa bể Cao Hùng - Luzon tiến ra tây Thánh bình dương. Nó có thể là không quan trọng đối với các hoạt động của tầu ngầm, nhưng rất quan trọng đối với đoàn thương thuyền dầu hỏa qua lại trên con đường chuyển vận dầu từ Trung Đông qua Bắc Á.


Ai chiếm được Sacrborough, pháo hạm từ đó có khả năng làm mưa gió tuyến đường dầy đặc thương thuyền, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho chiến hạm từ Hải Nam - Phú Lâm vượt eo biển Cao Hùng.


Mới vừa qua, hạm đội và chiến đấu cơ Trung Quốc đã vượt eo biển Đài Loan ra tây Thái bình dương tập trận. Đây có lẽ là lần đầu tiên cuộc tập trận khá quy mô của hải không quân Trung Quốc ở rìa Tây Thái bình dương. Diễn biến quân sự này nói lên tham vọng cường quốc biển của Trung Nam Hải, thứ đến là các nguyên tắc thỏa hiệp biển Đông - biển Tây tương đối xuôi chèo mát mái.


(Xin nhắc: binh pháp của Tôn Tử "dương Đông kích Tây" là sở trường của Giải phóng quân).


Nên nhớ Trung Nam Hải không bỏ lỡ bất kỳ thời gian trống trải nào để "xung phong", trong lúc Trump còn đang bận bịu nội các mới, dọn nhà mới.


Địa hình bãi cạn khổng lồ Scarborough chỉ là vô số các mỏm đá mồ côi nhô lên mặt nước khi thủy triều xuống, nó không phải là rạn san hô liền lạc với nhau như Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên,  Vành Khăn ... để có thể tôn tạo thành đảo nhân tạo, cho nên PCA không ngần ngại kết luận Scarborough là bãi đánh cá chung, ai cũng có thể đến đó đánh bắt cá được. Vả lại, mấy con cá ở đây nuôi sống được bao nhiêu con người!


image015


image016


 

***


Duterte đưa ra nguyên tắc "không chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng lãnh thổ để tiến hành các hoạt động tuần tra thường kỳ ở Biển Đông", không tuần tra chung ở vùng biển Quốc tế, gióng tiếng mời Mỹ rút quân ra khỏi Phi trong vòng hai năm. 


Thế nhưng ông Duterte quên rằng "Theo thỏa thuận quốc phòng giữa hai bên ký năm 2014, các tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ của Mỹ có thể tiếp cận một số căn cứ quân sự của Philippines" dù Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói thay vì nước này, Hoa Kỳ nên chuyển sang sử dụng Guam hay Okinawa ở Nhật Bản cho các hoạt động ở biển nam Trung Hoa.


Nói tóm lại Mỹ khó có thể bỏ rơi Philippines. Duterte biết rõ con bài tẩy này nên càng làm già.


Thế và lực ở Đông Nam Á trong đó có biển Đông mà báo Văn Hóa đã đánh giá là cái mắt xích của giải lụa sắt của Mỹ và Nhật từ Bắc Á tới Nam Á qua tận  Ấn Độ - Trung Đông. Tọa độ chính của cái mắt xích là Philippines (chứ không phải Việt Nam hay biển Đông của Việt Nam).


Bứt phá cái mắt xích này, Trung Nam Hải mở cờ trong bụng. Dù Mỹ có tạo ra hàng chục cuộc hành quân tuần tra trên các vùng biển quốc tế cũng không bằng cú "hắt hơi" ngược dòng của Duterte. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi thấy Duterte hung hãn như vậy Mỹ vẫn phải làm lành. Duterte là cao thủ chơi bài ba lá. Duterte biết thừa hai con hổ biển vờn nhau chưa phân thắng bại.


Thái độ và phát ngôn của Duterte không khác gì Che Guevara mấy. 50 năm trước, Che đã nhìn thấy Cuba là con pháo nguyên tử trên bàn cờ quốc tế. 2016, Duterte "mời" quân Mỹ rời khỏi Philippines. Duterte không muốn Philippines trở thành bãi pháo liên lục địa mặc cả trong chiến lược nền trật tự Châu á Thái bình dương của Mỹ và Trung Nam Hải. Duterte đi nước cờ bạt mạng: bắt tay với Bắc Kinh; cao hơn Fidel một bậc: vẫn chơi bài với Hoa Thịnh Đốn.


Duterte không cho ai dùng Philippines là nơi mặc cả./ (lkt - còn tiếp)

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21279)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20489)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24862)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20917)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23552)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21118)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17957)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20612)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.