Cú hắt hơi của lịch sử

13 Tháng Mười Hai 20168:32 CH(Xem: 16545)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  14   DEC  2016


Cú hắt hơi của lịch sử


image016

Lý Kiến Trúc

12/12/2016 (bài đi nhiều kỳ)


Kỳ 1


Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba


Người hùng đảo quốc Cuba - Fidel Castro, ngôi sao bắc đẩu cách mạng các nước Mỹ La tinh trước khi tắt thở chắc hắt hơi một cái cực mạnh - khi quyết định hỏa thiêu cái thân xác vô hồn hiện thân của nền "chuyên chính vô sản". Quyết định hỏa thiêu hiểu theo nghĩa bóng nghĩa là chấm dứt một thời đại nghèo nàn lạc hậu.


Không thể nói ông Fidel Castro là người không có linh hồn vì là cộng sản. Ông đã chứng tỏ ông là lãnh tụ vô thần mà hữu thần. Ý nguyện cuối cùng của ông là được hỏa thiêu, tro cốt của ông được chôn ở nghĩa trang Santa Ifigenia, bên cạnh Jose Marti, nhà thơ, nhà văn, người anh hùng tiêu biểu cho nền độc lập của Cuba. Santa Ifigenia - mảnh đất hữu thần thuộc thành phố Santiago de Cuba, hải cảng quan trọng của Cuba.


image018


1. Pinar del Río 2. Artemisa 3. La Habana 4. Mayabeque 5. Matanzas 6. Cienfuegos 7. Villa Clara 8. Sancti Spíritus 9. Ciego de Ávila 10. Camagüey 11. Las Tunas 12. Granma 13. Holguín 14. Santiago de Cuba 15. Guantánamo 16. Isla de la Juventud.


image019


Santiago de Cuba cách thủ đô Havana 869km về phía đông nam.


 image020


Một ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ trong thành phố Santiago trải rộng trên 1.023,8 km2, bao gồm các khu đô thị El Caney, Guilera, Antonio Maceo, Bravo, Castillo Duany, Leyte Vidal và Moncada. Ảnh: Pravda.


Cuối đời Fidel, chỉ với một ý nguyện như vậy thôi, ông đi theo ánh sáng của tôn giáo dân tộc thay vì kiên định đi theo ngọn đuốc quốc tế đại đồng. Thay vì "Vô sản, đoàn kết lại", thay vì "Hãy mang tro tôi ra biển", Fidel xin thiêu, xin chôn dưới lòng đất mẹ Cuba. Ông xứng đáng được gọi là nhà cách mạng vô sản dân tộc ở cuối thế kỷ 20.


Kể ra ý nguyện của ông Fidel cũng là một ý nguyện lịch sử đối với các lãnh tụ cộng sản còn sót lại. Ông không bận bịu vì bụi trần nguyên tử, hay vì "canh thức" mà đã "ngủ yên" dưới lòng đất. Có lẽ ông chán ngấy đến cổ cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Ít ra ông cũng "tư hữu hóa' được vài thước đất.


Thế nhưng, qua hơn nửa thế kỷ, ông dùng mảnh đất Cuba như một "chiến công", như một phòng tuyến "Maginot" lừng danh giữa biển để "đối đầu" lại "đế quốc" Mỹ. Lịch sử sẽ xét lại ông khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến giao lưu với ông Raul, em của Fidel rằng Mỹ và Cuba hãy cùng mở ra trang sử mới.


Fidel Castro - Cuba thà muộn còn hơn không!  Giới phân tích chính trị tin rằng Raul Castro sẽ tạo ra một Cuba bước vào kỷ nguyên văn minh chung của nhân loại. Raul hiệp ý với Fidel.


Nhắc tới Fidel Castro mà không nhắc tới nhà cách mạng "tiểu tư sản lớn" là một thiếu sót: Bác sĩ Che Guevara. Cách mạng Cuba gắn liền với ba tên tuổi: Che Guevara - Fidel Castro - Raul Castro.


image022


Archival photo of Che Guevara, Raul Castro and Fidel Castro.


Che Guevara từng tin rằng "hai siêu cường thế giới (Hoa Kỳ và Liên Xô) đã coi Cuba như là nơi mặc cả trong chiến lược toàn cầu của họ". Phải chăng quan điểm "cách mạng tiểu tư sản của Che" nhìn về thế giới đã khiến Che phải từ giã Cuba - gục ngã mắt mở trừng trừng ở Bolivia.


Năm 1962, Cuba trở thành bãi bắn của phi đạn nguyên tử nhắm thẳng vào Washington DC., Hoa Kỳ.


image024


Năm 2016, Tổng thống Obama khai thông trang sử đối đầu Mỹ-Cuba. Obama thiết lập quan hệ bình thường hóa ngoại giao. Ngày 14 tháng 8 năm 2016, Ngoại trưởng John Kerry chủ trì lễ  thượng cờ Hoa Kỳ khánh thành tòa Đại sứ Mỹ tại thủ đô La Habana./



Kỳ 2


Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình


image004


Donald Trump, trên tạp chí ở Trung Quốc và dòng chữ '' Doanh nhân Donald Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào''. Ảnh 12/12/2016.GREG BAKER / AFP


Ngô Thắng Lợi nói gi?


Hôm 8/12/2016, Hải quân Trung Quốc đã kỷ niệm 70 năm chiếm đóng quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) ở Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền tại vùng biển tranh chấp mặc dù một tòa quốc tế (PCA) đã gián tiếp bác bỏ yêu sách đó.


Trong buổi lễ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã phát biểu: “Giành lại quần đảo này là một thành tựu quan trọng của cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc, chứng minh rằng Trung Quốc đã kiên quyết bảo vệ trật tự quốc tế sau chiến tranh và bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông.” Xây dựng trên các đảo và rạn san hô là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý” trên lãnh thổ của Trung Quốc !!!


Thật ra, cuộc "khủng hoảng" ở biển "South China Sea" và điều gọi là yêu sách của các bên bắt đầu nổi sóng từ năm 2013 khi Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải. Yêu sách "nặng ký" của họ Tập lên tiếng đòi "thu hồi" biển đảo ở nam Trung Hoa.


Họ Tập chính là tác giả chiến lược "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ" ở vùng biển Đông của Việt Nam và biển Tây của Philippines.


Họ Tập cũng là tác giả bày biện ra cái gọi là sự kiện HD-981 ở phíaTây Nam quần đảo Hoàng Sa.


Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Nam Hải quyết định mở đại chiến dịch "Mạnh ai nấy chiếm" bằng trận hải chiến một bên ở đá Gạc Ma. Vào thời ấy, đá Gạc Ma là một cứ điểm chiến lược ở cực Nam quần đảo Trường Sa. Thu hồi Gạc Ma nghĩa là vừa khua chiêng gõ trống vừa đánh động tầm nhìn của Trung Nam Hải hướng về Nam hơn là phía Tây và Đông.


Gạc Ma là cái quạt nan "phe phẩy" Palawan, Brunei, Malaysia, Indonesia.


Trong trận Gạc Ma, Việt Nam đành phải hy sinh 64 chiến sĩ để đổi lấy chiến dịch "dâu ăn tằm" sau này. Với kế hoặch "dâu ăn tằm" biển Đông, Việt Nam đã kiểm soát và giữ được nhiều điểm đảo quan trọng.  


image028


Ngày 3 tháng 7 năm 1989, Bộ chính trị Việt Nam quyết định mở đại chiến dịch "Hồn ai nấy giữ", tung công binh ra xây dựng hệ hệ thống nhà giàn DK trên các bãi đá có vị trí hiểm yếu, vừa kiểm soát hải lộ quốc tế, vừa kiểm soát tầu bè xâm nhập đánh bắt hải sản bất hợp pháp, vừa tạo lập thế liên hoàn hỏa lực bảo vệ bờ biển phía Nam. Vào thời ấy, với lực lượng hải quân hạn chế, Việt Nam kể như thắng lớn.


Tuy nhiên, cuộc bày binh bố trận của Việt Nam ở thềm lục địa và biển Đông khiến Trung Nam Hải "nộ khí xung thiên".


Trong hai thập niên 1990-2010, dư luận quốc tế nổi cộm lên các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển nam Trung Hoa. Cuộc tranh chấp diễn ra giữa 5 nước một bên: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, một bên là Đài Loan. 


Dĩ nhiên, khi có tranh chấp là phải có thương lượng, phải có hòa đàm, song phương hay đa phương cũng là hòa đàm, khi ngồi với nhau trên bàn hội nghị thì phe nào mạnh trên trận địa thì phần thắng nghiêng về phe đó.


Lược qua trận liệt ở biển nam Trung Hoa, biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines , bàn cân hiện đang nghiêng về phe nào? Có lẽ phe Philippines yếu nhất, vì đang ở thế bí nhất.     


Ngày 14 tháng 3 năm 2013, họ Tập lên ngôi Trung Nam Hải, họ Tập phát động đại chiến dịch bồi đắp, tôn tạo 7 bãi đá ngầm ở các khu vực trọng điểm thuộc trung tâm quần đảo Trường Sa, biến 7 bãi đá ngầm thành 7 hòn đảo nhân tạo với quy mô xây dựng sân bay quân sự, ra đa tình báo, hải đăng, nạo vét hải cảng nước sâu cùng hàng loạt cơ sở hậu cần phục vụ cho dân sự và quân sự.


Quần đảo Trường Sa nguyên trạng có trên 100 đảo, đá, bãi lớn nhỏ được liệt kê. Theo thông tin được biết, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi và hơn 30 điểm đóng quân; Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi; Trung Quốc kiểm soát 8 - 10 đá, bãi (trên thực tế TQ đã biến 7 bãi ngầm thành 7 đảo nhân tạo); Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá;  Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi; Brunei không kiểm soát được đảo, đá hay bãi nào chỉ tranh chấp vùng biển.


Đấy là mới nói đến tính "nguyên trạng - hiện trạng" trên mặt biển, còn lòng biển, đáy biển chưa thể biết ai đang kiểm soát.   


Về khoảng cách và vị trí chiến lược, tọa độ đảo nhân tạo Su Bi, Ga Ven,Tư Nghĩa, gần như nằm trung tâm giữa Subic và Cam Ranh. Vị trí đảo nhân tạo Chữ Thập và Châu Viên gần bờ biển phía Đông Việt Nam. Vị trí đảo nhân tạo Vành Khăn sát nách Palawan chỉ cách 130 hải lý. 


Nếu lấy đảo Song Tử Tây-Song Tử Đông làm tâm điểm, khoảng cách từ Cam Ranh tới Subic khoảng từ 1500 - 2000km.


image030


Khoảng cách từ Cam Ranh tới Manila. VĂN HÓA MAP


Ngày 1 tháng 5 năm 2014, để che dấu cho hoạt động dài hơi hòng chiếm lĩnh vùng biển Nam Sa (Trường Sa). Họ Tập đã sử dụng giàn khoan khổng lổ nước sâu Hải Dương 981 (HD 981) âm thầm thâm nhập vào thềm lục địa Việt Nam kế bên đảo Tri Tôn cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý. Binh pháp của Tôn Tử "dương Đông kích Tây" được sử dụng triệt để trong trận này.


Kể ra, họ Tập cũng rất thành công khi khuấy động cả thế giới chú mục vào HD-981, Tập huy động cả trăm tầu hải cảnh bảo vệ HD-981, dùng đầu sắt húc tầu gỗ ngư dân, bắn vòi rồng tàu cảnh sát VN, đánh nhau bằng nước ngoạn mục...


Mục đích của họ Tập khi đưa HD-981 mở mặt trận tây nam Hoàng Sa để làm gì? Việt Nam "hầu như không hay biết gì hết"! Huế-Sàigon-Hà Nội lên cơn sốt, Little Saigon lên cơn sốt, người Việt thế giới lên cơn sốt... Ai cũng lo họ Tập sửa soạn đưa quân xâm lăng mảnh đất chữ S (đến bây giờ vẫn còn lo). Chiến dịch chống ngoại xâm bừng bừng khí thế.


Ông tổng Trọng lần đi thăm cử tri "khoe" quân ta thắng lớn trong trận HD-981.


Không biết tập đoàn bộ chính trị VN có rơi vào " bẫy" họ Tập, hay cùng "bẫy"; nhưng gần như quốc tế lẫn quốc nội quên tiệt hẳn thời gian chiến dịch bồi đắp các bãi đá ngầm hiểm yếu ở Trường Sa đang ở vào thời kỳ xung lực. (Vào thời gian này, tháng 4/2014, bổn báo Văn Hóa đang lênh đênh yên lành giữa biển Trường Sa).


Sau gần 1 tháng làm mưa làm gió, HD-981 âm thầm rút về căn cứ, chẳng thấy khoan, đục, hút lít dầu nào. Xin nhắc, HD-981 chế tạo trị giá cả tỉ đô la dùng cho việc khai thác dầu khí ở vùng biển sâu. 


(Xin nhắc, vùng EEZ của Việt Nam là nơi tập trung nhiểu mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn, nhất là vùng biển sâu - mỏ còn dưới đáy bí mật. Đặc điểm của thềm lục địa VN có đáy thoai thoải từ bờ kéo dài ra đến độ sâu 200m, từ độ sâu này trở ra, đáy biển có độ dốc lớn. Chỗ sâu nhất lọt vào vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, có nơi sâu từ 3000 - 4000 mét).


Mèo vờn chuột hay Chuột vờn mèo?


Họ Tập đã tung hàng tỷ đô la cùng với hàng sư đoàn công binh kiến tạo xây dựng gấp rút 7 bãi đá ngầm thành 7 hòn đảo nhân tạo trong thời gian kỷ lục, (trung bình diện tích một bãi đá ngầm ở Trường Sa dài rộng trên 20 km, - (chi tiết này chưa chính xác); Bẩy hòn "đảo" nổi " đắp lên từ bãi đá ngầm lừng lững "hoành tráng" nhô lên ở khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa, khu vực hiểm yếu nhất giữa biển Đông Việt Nam và biển Tây Philippines.


Hoa Kỳ có biết hoặc có nhìn thấy ý đồ của họ Tập ở vùng biển này không. Ai cũng biết là Mỹ phải biết. Với hệ thống không ảnh vệ tinh tối tân chính xác, CSIS lần lượt tung ra cho thế giới. Cảm thấy chưa đủ, Mỹ bố trí cho phóng viên quốc tế đi theo tướng Mỹ tham quan và chụp ảnh các đảo nhân tạo.


Ý đồ của Mỹ muốn gì khi công khai hóa các hoạt động của Trung Nam Hải?


Thứ nhất, Mỹ không thể ngăn cản mộng bá chủ biển nam Trung Hoa của họ Tập. Thứ hai, bước vào thế kỷ 21, nền trật tự thế giới có chiều hướng xoay chuyển vì ý chí vươn lên hàng cường quốc của Trung Nam Hải;  thứ ba xét về địa chính trị ở châu Á Thái bình dương, Trung Nam Hải có nhiều lợi thế, "cái ao" nam Trung Hoa là vùng biển tối cần thiết mà hải quân Trung Nam Hải cần diễn tập và phát triển để vươn lên hàng cường quốc biển; thứ tư, vị trí cường quốc của Nga xuống thấp, quan hệ Mỹ- Nga lạnh lẽo, Mỹ cần phải bắt tay với Trung Nam Hải để rảnh tay ở Trung Đông và châu Âu.


Một viên tướng Trung Quốc từng to giọng đòi chia đôi Thái Bình Dương, có nghĩa là một nửa bên này là của Trung Quốc, một nửa bên kia là của Mỹ!


Nếu xét tất cả các phản ứng của chính phủ Obama "đối trọng" lại các hoạt động của Trung Nam Hải ở biển nam Trung Hoa, nhiều giới phấn tích đánh giá là Obama đã quá nhu nhược về quân sự lẫn chính trị.


Sự đánh giá trên không hẳn là không có căn cứ nếu đứng trên bình diện chủ nghĩa dân tộc. Việt Nam sợ mất hẳn biển Đông. Philippines sợ mất hẳn biển Tây. Tổng thống tân cử Philippines Duterte nói thẳng: "Mỹ đã thất bại". 


Trên bình diện chiến lược khu vực châu Á Thái bình dương, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, trong lịch sử chiến tranh biển ca giữa Mỹ và Nhật, hầu hết các trận hải chiến chiếm lĩnh địa hình đều diễn ra ở Thái bình dương chứ không có trận chiến quan trọng nào diễn ra ở biển nam Trung Hoa. Biển Nam Trung Hoa chỉ là căn cứ xuất quân bí mật của hải quân Nhật. Trong suốt thời kỳ Đệ II thế chiến, đảo quốc Philippines chính là hàng rào phòng thủ tựa như chiến lũy "maginot" ngăn chận vùng biển nam Trung Hoa với vùng biển tây Thái bình dương. Philippines chính là chiến trường sống mái giữa Mỹ và Nhật. Tướng McArthur từng tuyên bố "I shall return" Philippines.


Tình hình "chiến sự" hiện nay trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Nam Hải đối với khu vực biển Đông Nam Á và đối với 10 nước trong khối ASEAN, chính sách và chiến lược "xoay trục" về châu Á-Thái bình dương của Mỹ (thời Obama) có bị "ngáng chân" bởi cái mặt xích nào? Việt Nam hay Philippines? Cả hai?


Mỹ cho chiến hạm vờn quanh các đảo nhân tạo để thị uy sức mạnh, về chính trị, Mỹ ủng hộ thành công của Phán quyết PCA hôm 12 tháng 7/15 ở La Haye. Khi phán quyết PCA công bố, họ Tập đã chẳng nói PCA không ảnh hưởng gì đến Trung Quốc, ông tân cử Duterte đòi đưa Obama xuống dịa ngục, lại còn đòi "đuổi" quân Mỹ rút khỏi Philippines trong hai năm (5 căn cứ quân sự Mỹ mới lập trên toàn cõi Phi).


Văn Hóa đã đưa ra nhận định về các điều khoản của phán quyết PCA cho rằng Philippins đã "thua đau" thay vì "thắng lớn"; Phi đã mất trắng "đảo" thành "đá" do kết luận của PCA về các thực thể, Phi mất cả đảo bãi Vành Khăn sát nách Palawan vì PCA không xử các vụ tranh chấp quân sự, và Trung Quốc gần như được công nhận đặc quyền 12 hải lý các đảo nhân tạo.


Mỹ đã chứng minh giùm cho Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ chưa bao giờ tiến sâu vào vùng 12 hải lý đảo nhân tạo mà chỉ áp sát hay vờn quanh đảo nhân tạo.


Những diễn biến về quân sự nói lên phần nào ý đồ chính trị và chiến lược của Mỹ. Ý đồ chính trị và quân sự của Mỹ (xin nhắc: dưới thời Obama) đối với các hoạt động bành trướng bá quyền của Trung Nam Hải ở biển nam Trung Hoa là gì? Nếu không nói là công nhận sự hiện diện thường trực của Trung Quốc ở biển nam Trung Hoa.


Khi Duterte tuyên bố "Mỹ đã thất bại" không phải là câu nói đùa.


Đối phó lại các diễn biến phức tạp, bất thường, trong quá khứ, Hà Nôi đã nhiều lần đi đêm với Bắc Kinh bàn thảo - ký kết các hiệp ước về biển Nam Trung Hoa và biển Đông. Mới đây, Việt Nam và Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định giữ gìn "đại cục" qua ba nguyên tắc về biển Trung Quốc - biển Đông đã được ký kết bởi đặc phái viên phái viên Lê Hồng Anh và Lưu Vân Sơn ở Bắc Kinh./ (lkt)


(còn tiếp)

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21142)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20954)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21284)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20491)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20494)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24866)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21459)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20922)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23561)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21122)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17961)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20454)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20615)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.