Vũ khí Mỹ, NATO, EU đã có mặt ở tiền tuyến Ukraine

12 Tháng Năm 202210:49 CH(Xem: 8739)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 12 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vũ khí Mỹ, NATO, EU đã có mặt ở tiền tuyến Ukraine


Thụy Miên


12/05/2022 Thanh Niên Online


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết vũ khí nước ngoài viện trợ cho Kyiv, bao gồm từ Mỹ và những nước khác, đã được triển khai ở các tiền tuyến, theo Đài CNN hôm 11.5.


image048Lựu pháo 155 ly của Mỹ. Lục quân Mỹ


“Bên cạnh các tên lửa Javelin và Stinger, các khẩu lựu pháo 155 ly của Mỹ đã được quân Ukraine sử dụng ở tiền tuyến”, bà Maliar thông báo trong buổi cập nhật tin hôm 11.5.


“Chúng tôi đang thúc đẩy tốc độ chuyển hàng viện trợ [đến tuyến đầu], vì đó là sự sống còn của các binh sĩ chúng tôi”, thứ trưởng Ukraine nhấn mạnh.


Một ngày trước, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ với báo giới rằng 89 trong số 90 khẩu lựu pháo được Mỹ đồng ý viện trợ đã được chuyển cho Ukraine.


Ukraine nói vũ khí hạng nặng từ phương Tây đã ra tiền tuyến


Bà Maliar cho hay nguồn cung vũ khí nước ngoài được duy trì thường xuyên, bất chấp nỗ lực Nga nhằm phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Ukraine; trong lúc đó Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bất kỳ hàng viện trợ quân sự nào của nước ngoài đến Ukraine cũng là mục tiêu tấn công của quân đội Nga.


“Chúng tôi đã tiếp nhận một số lượng lớn vũ khí. Thế nhưng, giờ đây chúng tôi tiến vào giai đoạn Ukraine được cung cấp vũ khí nhịp nhàng hơn”, bà Maliar cho hay. Nữ thứ trưởng cũng nói rằng việc duy trì được nguồn viện trợ vũ khí từ phương Tây cho phép Ukraine chống chọi lâu hơn trong cuộc xung đột với Nga.


Ngày 10.5, Mỹ cho rằng ông Putin đang chuẩn bị kéo dài chiến sự Ukraine, và chiến thắng của Nga ở Donbass có lẽ vẫn chưa đủ để chấm dứt xung đột, theo Giám đốc Avril Haines Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ.


Bà Haines cho rằng chủ nhân Điện Kremlin tính toán quyết tâm của phương Tây sẽ suy yếu theo thời gian. Giám đốc DNI cũng phân tích nguy cơ chiến sự Ukraine chuyển thành cuộc chiến hạt nhân.


Nga siết vòng vây Donbass, Ukraine phản công ở Kharkiv, tỉnh Ukraine muốn sáp nhập vào Nga


Về tổng quan, tình báo Mỹ cho rằng Moscow có thể dùng đến lá bài hạt nhân để gây thêm sức ép. Tuy nhiên, Tổng thống Putin chỉ dùng vũ khí hạt nhân khi sự tồn vong của Nga bị đe dọa.


“Chúng tôi đang tiến vào giai đoạn mới trong cuộc xung đột với Nga. Nga đang tự đẩy mình vào tình thế sẽ không còn có thể giành chiến thắng trong “cuộc chiến vũ khí”. Tuy nhiên, cho đến khi Ukraine thắng cuộc, chúng tôi sẽ trải qua vài tuần khó khăn, hoặc thậm chí vài tháng”, bà thứ trưởng quốc phòng Ukraine nói.


Lãnh đạo Phần Lan tuyên bố cần gia nhập Nato 'không chậm trễ'


BBC 12/5/2022


image051Nguồn hình ảnh, Reuters. Phần Lan có đường biên giới dài 1.300km với Nga


Tổng thống và thủ tướng Phần Lan nói đất nước cần gia nhập Nato "không chậm trễ".


Tổng thống Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin nói trong một tuyên bố chung rằng họ hy vọng quyết định sẽ được đưa ra trong vài ngày tới.


Động thái này diễn ra trong bối cảnh công chúng Phần Lan ủng hộ việc gia nhập Nato sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.


Moscow cho rằng động thái của Phần Lan là một mối đe dọa đối với Nga và việc Nato mở rộng hơn nữa sẽ khiến châu Âu trở nên kém ổn định và kém an toàn.


Trước đây, Nga đã đe dọa các biện pháp đáp trả, nhưng không nêu rõ - và cũng trong dịp này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov không nói chính xác Nga sẽ phản ứng như thế nào.


"Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình mở rộng này diễn ra như thế nào, mức độ di chuyển của cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của chúng tôi," ông nói.


Phần Lan có chung 1.300km đường biên giới với Nga. Cho đến nay, nước này vẫn đứng ngoài Nato để tránh gây thù địch với quốc gia láng giềng phía đông của mình.


Phần Lan sẽ chính thức công bố quyết định của mình vào Chủ Nhật sau khi được quốc hội và các nhân vật chính trị cấp cao khác xem xét.


Thụy Điển cho biết họ cũng sẽ thông báo quyết định tương tự vào cùng ngày.


Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết ông hy vọng quá trình xét duyệt tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan sẽ diễn ra 'khá nhanh chóng".


image052Nguồn hình ảnh, Getty Images. Tổng thống Sauli Niinisto


Tổng thống Niinisto và Thủ tướng Marin cho biết trong tuyên bố của họ rằng họ muốn trao cho công chúng Phần Lan không gian để thảo luận vấn đề nhưng thời điểm đưa ra quyết định đang đến gần.


"Tư cách thành viên Nato sẽ tăng cường an ninh của Phần Lan," tuyên bố cho biết. "Là một thành viên của Nato, Phần Lan sẽ gia tăng toàn bộ liên minh quốc phòng. Phần Lan phải xin gia nhập Nato ngay không chậm trễ."


Phát biểu với báo giới sau đó, ông Niinisto đáp lại những quan ngại của Nga và đổ lỗi cho cuộc xâm lược của Nga đã dẫn đến hành động này.


"Gia nhập Nato sẽ không chống lại bất cứ ai. Chính họ đã gây ra điều này. Hãy nhìn vào gương," ông nói.


Một cuộc thăm dò ý kiến tuần trước cho thấy tỷ lệ ủng hộ Phần Lan gia nhập Nato là 76%, và 12% chống lại, một sự thay đổi lớn kể từ trước cuộc xâm lược.


Phần Lan và Liên Xô ở hai phe đối lập trong Thế chiến thứ hai, với việc người Phần Lan nổi tiếng chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô giai đoạn 1939-40.


Nhưng Phần Lan đã mất 10% lãnh thổ của mình trong hiệp ước hòa bình cuối cùng và duy trì chính sách không liên kết trong suốt Chiến tranh Lạnh.


Việc nước này gia nhập Nato sẽ làm tăng hơn gấp đôi chiều dài đường biên giới của Nga với liên minh này. Thụy Điển không có chung biên giới với Nga.


image054Bản đồ mở rộng Nato từ năm 1997