Diệu kế “ve sầu thoát xác” ngoạn mục của Yingluck Shinawatra

04 Tháng Chín 20177:48 CH(Xem: 5716)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VẬT & SỰ KIỆN  - THỨ  BA  05  SEP  2017


Diệu kế “ve sầu thoát xác” ngoạn mục của cựu nữ Thủ tướng Thái


Tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới đang đổ dồn vào hành tung của nữ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sau khi bà không xuất hiện tại phiên tòa tuyên án bà về cáo buộc lơ là trách nhiệm trong thực thi chính sách trợ giá lúa gạo

image092
Bà Yingluck


Nữ thủ tướng đầu tiên


Bà Yingluck Shinawatra sinh năm 1967, là con út trong một gia đình người Thái gốc Hoa. Bà có 8 anh chị em, trong đó có cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.


Sau khi tốt nghiệp khoa Chính trị học tại Đại học Chiang Mai vào năm 1988, bà tới Mỹ học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Kentucky, Mỹ. Trở về nước, bà tham gia kinh doanh rồi trở thành chủ tịch của công ty điện thoại di động trực thuộc Tập đoàn viễn thông Shin của ông Thaksin. Thời gian này, bà kết hôn với một doanh nhân giàu có và có 1 con trai.


Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thái (Vì nước Thái) của bà giành được 265/500 ghế tại Quốc hội Thái Lan, đồng nghĩa với việc họ có quyền lập Chính phủ mới. Bà Yingluck được bầu làm Thủ tướng và đến ngày 8/8/2011 thì chính thức được Nhà vua phê chuẩn. Khi nhậm chức vào năm 2011, bà Yingluck là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan và là thủ tướng trẻ nhất của nước này trong vòng hơn 60 năm.


Theo một khảo sát được thực hiện vào năm 2012, nội các của bà Yingluck được đánh giá cao nhất về năng lực kinh tế so với các chính phủ trước đó. Bản thân nữ thủ tướng cũng được nhiều người mến mộ bởi hình ảnh tươi mới, nụ cười luôn nở trên môi và một số chính sách hướng đến người nghèo.


Sóng gió ập đến


Chính trường Thái Lan được nhiều người nhận xét là không êm ả. Bằng chứng là việc ông Thaksin trở thành thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan điều hành trọn vẹn một nhiệm kỳ 5 năm. Dù được dân tín nhiệm bầu lại vào năm 2005 nhưng ông Thaksin cũng bị lật đổ ngay trong năm 2006.


Với bà Yingluck, sóng gió ập đến vào cuối năm 2013, khi các cuộc biểu tình do phe đối lập khởi xướng đòi Chính phủ của bà phải từ chức khiến hàng chục người thiệt mạng và bị thương. Ngày 22/5/2014, quân đội Thái Lan thông báo thực hiện đảo chính. Bà Yingluck bị phế truất.


Không dừng lại ở đó, tháng 1/2015, Quốc hội Thái Lan quyết định truy tố bà Yingluck về cáo buộc lơ là trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện chương trình trợ giá lúa gạo được thực hiện khi bà nắm quyền. Bà đã phải nộp 900.000 USD để được tại ngoại nhưng vẫn bị quản thúc, cấm xuất ngoại và cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.


Theo các nhà quan sát, chính sách trợ giá lúa gạo – nguồn cơn của những rắc rối pháp lý mà bà Yingluck phải đối mặt - thực chất đã được nhiều chính phủ trước đó của Thái Lan thực hiện nhằm kiểm soát giá cả ở mùa thu hoạch lúa đồng thời giúp củng cố sự ủng hộ của nông dân dành cho Chính phủ.


Chính sách này được thực hiện dựa trên thực tế là vào mùa thu hoạch, khi lượng lúa gạo trên thị trường tăng cao, giá lúa gạo sẽ giảm mạnh xuống. Do đó, khi vào mùa vụ, chính phủ đề nghị nông dân tham gia các thỏa thuận mua bán, trong đó các nông dân sẽ thế chấp lúa gạo cho nhà nước để đổi lấy các khoản vay và sau đó chính phủ sẽ mua lại khi giá lúa gạo tăng lên.


Khi đến thời bà Yingluck, chính phủ của bà đã thực hiện chính sách này một cách mạnh mẽ hơn. Trong khoảng năm 2011 đến 2013, chính phủ Thái Lan đã mua hàng triệu tấn gạo với giá cao gấp đôi giá trị thường.


Theo bà Yingluck, việc thực hiện chính sách này là nhằm đảm bảo thu nhập cho người nông dân nghèo. Song, những người phản đối bà cho rằng nữ cựu thủ tướng thực chất đã dùng tiền ngân sách nhà nước để mua chuộc lá phiếu của cử tri.


image093

Những người ủng hộ nữ cựu thủ tướng Thái Lan


Cơ quan công tố cũng cho rằng bà Yingluck phải chịu trách nhiệm vì bà đã không giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và đã liên tục bỏ qua những cảnh báo cho rằng chương trình này đang bị nhiều đối tượng lợi dụng để trục lợi, dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan. Vẫn theo cơ quan công tố, Thái Lan đã thiệt hại đến 15 tỉ USD vì chương trình này. Tuy nhiên, bà Yingluck luôn bác bỏ những cáo buộc về hành vi sai trái, khẳng định bà luôn trung thực và làm đúng phận sự khi làm thủ tướng.


Đến cuối năm 2016, chính phủ Thái yêu cầu phong tỏa tài sản của bà Yingluck và phạt bà 35 tỉ baht, tương đương 1,3 tỉ USD vì chính sách trên. Ngoài bà, nhiều thành viên cấp cao trong nội các của bà cũng đã bị truy tố.


Nghi án bỏ trốn chấn động


Sau hơn 2 năm tiến hành điều tra, xét xử, ngày 25/8, Tòa án tối cao Thái Lan tổ chức phiên tòa công bố phán quyết đối với bà Yingluck. Nếu bị buộc tội, bà sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là 10 năm tù giam và bị cấm hoạt động chính trị suốt đời theo hiến pháp mới của Thái Lan.


Tuy nhiên, trong tuyên bố khai mạc phiên tòa, thẩm phán tại Tòa án tối cao Thái Lan cho biết các luật sư của bà Yingluck thông báo bà không thể dự phiên tòa vì gặp phải vấn đề về tai nhưng không trình được giấy chứng nhận y khoa chứng minh thông tin này. Do đó, Thẩm phán tại Tòa án tối cao Thái Lan đã không chấp nhận và phát lệnh bắt giữ bà Yingluck vì lo ngại bà đã bỏ trốn ra nước ngoài. Phiên tòa công bố phán quyết được hoãn đến ngày 27/9 tới.


Tuy nhiên ngày 26/8, việc bà Yingluck đã bỏ trốn được nhiều nguồn tin xác nhận. Hãng tin CNN dẫn một nguồn tin cấp cao trong đảng Pheu Thai của bà Yingluck cho biết, 2 ngày trước khi phiên tòa, nữ cựu thủ tướng đã rời Thái Lan tới Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất an toàn.


Theo nguồn tin này, bà Yingluck đã bay trên một chiếc máy bay tư nhân tới tỉnh Trat ở miền đông Thái Lan rồi vượt biên sang Campuchia đón chuyến bay sang Singapore rồi tới Dubai. Nguồn tin cho biết thêm nhiều khả năng bà cựu thủ tướng sẽ xin tị nạn ở Anh.


Anh trai của bà Yingluck - ông Thaksin - hiện cũng đang sống lưu vong ở Dubai sau khi rời rời khỏi Thái Lan trước khi bị buộc tội tham nhũng và bị kết án 2 năm tù giam vào năm 2008. Kể từ đó cho đến nay, ông Thaksin được cho là đang sử dụng hộ chiếu Montenegro để đi lại giữa các ngôi nhà của ông ở Dubai, London, Hong Kong và Singapore.


Theo AFP, việc bà Yingluck biến mất dường như đã khiến ngay cả các thành viên trong gia đình bà cũng ngạc nhiên bởi một anh trai và chị gái của bà trong sáng 25/8 vẫn cùng hàng ngàn người ủng hộ đợi bà ở bên ngoài tòa án. Còn những người trung thành với gia tộc Shinawatra thì bày tỏ sự ủng hộ đối với động thái bỏ trốn của bà.


“Bà ấy bỏ trốn ra nước ngoài vì các thẩm phán hiện giờ là do quân đội bổ nhiệm, không mang tính dân chủ. Tôi rất vui vì như vậy bà ấy sẽ không bị tống giam”, ông Surachet Chaikosol, 59 tuổi, là một nhà hoạt động thuộc phe “Áo đỏ” nói.


Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc bà Yingluck bỏ trốn chắc chắn phải có sự hậu thuẫn của giới chức Thái Lan.


Các nguồn tin cho hay một quan chức cấp cao đã đi cùng với bà Yingluck. Chính người này đã dàn xếp để cuộc đào tẩu của nữ cựu thủ tướng được suôn sẻ. Theo các nhà phân tích, nghi vấn này hoàn toàn hợp lý bởi nếu không được chính quyền “bật đèn xanh”, bà Yingluck rất khó xuất ngoại khi đã có lệnh bắt của tòa án.


Mặt khác, nếu bà Yingluck ở lại và bị buộc tội, bị kết án, khả năng bùng phát bạo lực giữa những người ủng hộ bà và chính phủ là điều hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo những nguy cơ bất ổn lớn hơn.


Thêm vào đó, trong bối cảnh tổng tuyển cử tại Thái Lan theo thông báo của chính quyền quân sự sẽ diễn ra vào năm tới, việc bà Yingluck bị tống giam có thể sẽ khiến đảng của bà càng nhận được sự ủng hộ của cử tri hơn. Do đó, việc bà ra ngoài chính là phương án hợp lý nhất để dàn xếp mọi chuyện.


Có điều, với việc bà Yingluck ra đi, cuộc chơi chính trị của dòng họ Shinawatra từng giàu có và quyền lực bậc nhất Thái Lan với 3 người từng là thủ tướng như vậy có lẽ đã chính thức khép lại.


Theo Hoàng Nam (Pháp luật Việt Nam)

02 Tháng Chín 2014(Xem: 8207)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường nhà thờ The Church of Jesus Chirst số 10332 Bolsa Ave Thành Phố Westminster, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014 Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc đã long trọng tổ chức Kỷ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập TDKCHH. Hằng trăm đồng hương và thành viên TDKCHH tham dự.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 8860)
Từ mấy ngày qua tại Việt Nam đã rộ lên tin đồn về sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên trung ương đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương bị bệnh nặng đang chữa trị ở Mỹ, thậm chí có tin cho biết ông vừa qua đời sáng nay 29/08/2014. Báo chí trong nước đã cải chính tin xấu về tình hình sức khỏe của nhân vật đang phụ trách công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Hôm Chủ Nhật ngày 2 tháng 8, chị Thế Thuỷ má của cháu Caroline, cùng với em của cháu là Josephine từ Westminster và gia đình người bạn của chị Thế Thuỷ ở Milpitas là anh Đăng Tâm lên thăm chúng tôi.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 7545)
Ngày 4/8/2014, IJAVN đã tổ chức sinh hoạt định kỳ buổi đầu tiên tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dành cho hội viên khu vực miền Nam và một số ở miền Trung. Cuộc họp này vắng mặt hai thành viên là Phạm Chí Dũng - chủ tịch Hội, và Phạm Bá Hải – hội viên, đều do bị cơ quan an ninh tìm cách ngăn chặn.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7677)
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Các báo Chính phủ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VOV, VOH, Vietnamnet, Dân Trí, Vneconomy, Người lao động, An ninh thủ đô… đồng loạt đưa tin giống nhau
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 7412)
Về những hoạt động đầu tiên của Hội Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) xin chung gửi đến quý độc giả và báo giới lời cám ơn chân thành và sâu sắc vì tình cảm và mối quan tâm của quý vị từ ngày 4/7/2014 - thời điểm IJAVN chính thức ra đời – cho tới nay.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 7459)
Hằng nghìn tấm lòng tụ hội ... Hằng triệu con tim dõi theo bước chân người yêu nước ... Rừng cờ, biển người nêu cao chính nghĩa dân tộc ... Già, trẻ, nam, nữ nhập dòng tranh đấu: hô to những khẩu hiệu, hát vang những bài ca ...
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 6892)
Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề?
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7711)
Thuật ngữ ‘compassion fatigue’ (suy giảm lòng thương) được dùng trước tiên trong ngành y tế nói đến việc các y tá và bác sĩ bị trơ lỳ cảm xúc khi phải tiếp xúc với quá nhiều bệnh nhân với cường độ cao. Cho đến một thời điểm nào đó lòng trắc ẩn của họ sẽ không còn, kiểu như nàng Mị trong chuyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, sống trong cái khổ quen rồi thì cũng không biết thế nào là khổ nữa. Hiện tượng này dễ thấy ở mọi ngóc ngách cuộc sống: từ quyên góp tiền ủng hộ lũ lụt cho đến giúp người bị nạn trên đường. Người ta có thể hành động rất hào hiệp trong lần đầu tiên, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba và mọi việc vẫn như cũ, lòng tốt ban đầu sẽ khó được giữ nguyên.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7972)
Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014).
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 7611)
Truyền thông và báo chí Indonesia chọn phe trong mùa tranh cử Tuần qua, khi đang ở Indonesia tôi đọc được nhiều câu chúc lẫn nhau của các bạn nhà báo Việt Nam nhân ‘Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6’. Tôi không biết về ngày 21/6 và cũng không thấy nó liên quan gì đến mình nên chỉ nhân đó theo dõi trao đổi của một số bạn trên mạng về sự thăng trầm của nghề báo thời nay. Nhưng cùng lúc, chuyến công tác tìm hiểu thị trường truyền thông ở Indonesia cho BBC, và qua gặp gỡ các đồng nghiệp bên đó, người Úc, Singapore, Indonesia, khiến tôi thấy chia sẻ ra đây một số nhận xét về nghề báo cũng là chuyện hữu ích.