Viện Nghiên cứu Hán Nôm mất hơn 100 sách cổ

31 Tháng Ba 20234:56 CH(Xem: 1782)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM – THỨ SÁU MAR 31, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Viện Nghiên cứu Hán Nôm mất hơn 100 sách cổ


2023.03.30


image023Môt trang trong sách cổ (hình minh họa). Thư Viện Quốc Gia


Công an đang điều tra làm rõ sự việc các sách cổ bị mất tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào khi Viện này thông báo vừa tìm được 14 cuốn sách thất lạc trong tổng số hơn 100 bị báo mất. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 30/3.


Trước đó, hôm 20/3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông báo bị thất lạc 121 cuốn sách quý. Bên cạnh đó, có 339 quyển đã vào sổ nhưng lẫn lộn kí hiệu sách, chưa xác định rõ có nằm trong số 121 sách thiếu hay không. Ngoài ra có 877 sách thuộc loại hư hỏng nặng.


Trong thông báo mới nhất hôm 30/3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết, trong đợt rà soát và đối chiếu gần đây, Viện đã tìm thấy 14 cuốn sách thất lạc, đưa số lượng sách thất lạc so với ngày trước kiểm kê xuống còn 107 quyển.


Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết, có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất/thất lạc và hư hại sách. Nguyên nhân mất/thất lạc được cho là do có sự lẫn lộn trong kho sưu tầm. Nguyên nhân hư hại được cho là do yếu tố khách quan, tức do thời gian lâu khiến các tài liệu xuống cấp, hư hại tự nhiên.


Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết Viện đang tổ chức xác định trách nhiệm.


++++++++++++++++++++++++


Học giả Trung Quốc chụp trộm tài liệu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN


RFA
31/10/2018


image025Kính có gắn camera của học giả người Trung Quốc và hộ chiếu của học giả này. Courtesy FB Nguyễn Xuân Diện


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nguyên Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm Việt Nam, vào ngày 31 tháng 10 cho biết thủ thư của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (NCHN) vào sáng ngày 30 tháng 10 phát hiện một độc giả nữ đến từ Trung Quốc sử dụng chiếc kính đặc biệt để chụp các tài liệu mà cô ta mượn của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm.


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày cho Đài Á Châu Tự Do biết về vụ việc như sau:


Cô này mới đến Việt Nam và đây là buổi đầu tiên mà cô ta đến đọc sách để thư viện. Cô ấy sử dụng 1 cái kính có gắn camera và khi chúng tôi phát hiện đã lập biên bản và kiểm tra chiếc kính đặc biệt của cô ấy có gắn camera đã chụp được 175 hình ảnh những trang sách chữ Hán Nôm.”


Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì vị độc giả này sinh năm 1981, công tác tại viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn của Trung Quốc. Nam Dương tức là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên của độc giả này hiện không được công bố.


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết, sau khi chụp xong bằng chiếc kính có gắn camera, những dữ liệu được chuyển sang máy điện thoại của cô không cần dây nối. Những người có chức trách của viện NCHN đã lập biên bản, tịch thu cái kính đó, đồng thời tạm giữ máy điện thoại và máy tính. Sau khi kiểm tra đã trả lại điện thoại và máy tính của cho cô ấy.


Cuộc làm việc có sự chứng kiến của nhân viên A87 Bộ Công an; tuy nhiên theo lời thuật lại của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì lực lượng chức năng chỉ đến chứng kiến chứ không có chỉ đạo hay can thiệp gì.


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết đây là lần thứ hai một học giả Trung Quốc chụp lén tài liệu cổ tại viện Nghiện Cứu Hán Nôm. Lần trước đây là một thanh niên trẻ hơn dùng điện thoại để chụp ảnh. Việc làm đó cũng bị người của Viện phát hiện rồi thu điện thoại, xóa hết dữ liệu xong trả lại điện thoại cho người đó.


Viện nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội không phải là một thư viện công cộng mà là một thư viện chuyên ngành; nhưng vẫn được mở cửa để tất cả những người Việt Nam và nước ngoài có thể đến nghiên cứu.  Tuy vậy tại đó có một số bản quý và bản đặc biệt thuộc danh sách đề nghị không được đọc đến, sờ đến hiện vật đó. Những người nào muốn photocopy phải làm đơn, và đơn đó phải được lãnh đạo viện NCHN phê duyệt, chuyển lên các bộ phận chức năng kiểm tra 1 lần nữa mới đưa đi photocopy và chuyển cho người khách bản photocopy đó.


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết độc giả Trung Quốc vừa bị bắt quả tang chụp trộm đã có 2 đơn xin được đọc, đơn thứ nhất gồm khoảng 200 cuốn sách. Trong số này có các tài liệu liên quan đến lịch sử, địa lý, cương vực nên ông phó Viện trưởng không đồng ý. Đơn thứ 2 cô ta đưa ra 15 đầu sách thì ông phó Viện trưởng chỉ đồng ý với 7 đầu sách.


Trong 7 đầu sách thì có 1 bộ sách gồm 4 cuốn gọi là Minh Mệnh chính yếu, tức là những ghi chép chủ yếu về các mặt của đời sống Việt Nam vào thời vua Minh Mạng.


Tài liệu Minh Mệnh chính yếu mà nữ học giả kia chụp lén là ghi chép Các chính sách quan trọng dưới triều Minh Mệnh, chia thành 22 mục: Kính Thiên, Pháp tổ, Đôn thân, thể thần, Cầu hiền, Kiến quan, Cần chính, Aí dân, Trọng nông, Sùng kiệm, Lễ nhạc, giáo hóa, Chế binh, Thận hình, Tài phú, Pháp độ, Dùng văn, Phân vũ, Quảng ngôn lộ, Cố phong thủ, Phủ biến, Khu viễn.


Minh Mệnh chính yếu là tư liệu có liên quan đến Quần đảo Hoàng Sa. "Trong tác phẩm Minh Mệnh chính yếu 明命政要có đoạn ghi về Hoàng Sa như sau: “英吉利商船遭風難于黃沙, 逸入平定省九十餘人. 帝命省臣宣旨賑給, 皆叩頭長跪不已. 衷懷感激溢於言貌. 省臣以”(7)//(Thương thuyền nước Anh gặp nạn ở Hoàng Sa, hơn 90 người trôi dạt vào tỉnh Bình Định. Nhà vua sai tỉnh thần tuyên chỉ chẩn cấp, mọi người đều cúi đầu lạy tạ mãi. Sự cảm động trong lòng của họ thể hiện ra lời nói và khuôn mặt. Tỉnh thần đã tâu lên - Trích từ bài của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh "Thêm một số tư liệu Hán Nôm ghi chép về Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (104) 2011, Tr.43-51)"