VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG – THỨ NĂM 26 OCT 2023
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com
TT Biden: “Tôi muốn nói rõ - tôi muốn nói thật rõ ràng: cam kết Quốc phòng Mỹ - Phi là ‘sắt thép’(*)
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đến Tòa Bạch Ốc ngày 01/5/2023 hội đàm với TT Joe Biden về mối quan hệ Ngoại giao và Quốc phòng “sắt thép” hai nước. ‘Ironclad’: Biden, Marcos Jr affirm US-Philippines security ties. Two leaders agree to deepen military relationship amid heightened tensions in Asia Pacific, China pressure. Carolyn Kaster/AP Photo https://www.aljazeera.com/news/2023/5/1/military-ties-top-agenda-as-biden-meets-philippines-marcos-jr
BBC - Biển Đông: Biden nói Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc tấn công
- Tác giả, Joel Guinto
- Vai trò, BBC News
- 4 giờ trước
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0x6lg2w322o
Nguồn hình ảnh, REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông dẫn đến va chạm tàu thuyền
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công nào ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.
Bình luận này được đưa ra vài ngày sau hai vụ va chạm giữa tàu Philippines và Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Ông Biden nhắc lại cam kết phòng thủ “sắt thép” của mình với Philippines.
Manila đã phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này, cắt dây phao nổi và mời giới truyền thông quay lại cái mà họ gọi là những động thái nguy hiểm của Bắc Kinh trên biển.
Tuyên bố của ông Biden về Biển Đông hôm thứ Tư là tuyên bố mạnh mẽ nhất của ông kể từ khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila nóng lên trong những tháng gần đây.
Ông nói: “Tôi muốn nói rõ - tôi muốn nói thật rõ ràng: Cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ với Philippines là sắt thép. Cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ với Philippines là sắt thép”.
Được ký vào năm 1951, Hiệp ước phòng thủ chung ràng buộc Mỹ và Philippines, thuộc địa cũ của nước này, bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang.
“Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang của Philippines sẽ khởi động Hiệp ước phòng thủ chung của chúng tôi với Philippines”, ông nói thêm trong bài phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Tư, khi ông chào đón Thủ tướng Úc Anthony Albanese.
Hôm Chủ nhật, Philippines cho biết “hành động nguy hiểm” của Trung Quốc đã dẫn đến vụ va chạm giữa tàu cảnh sát biển Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines trong khu vực nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Trong một vụ việc khác, Manila cho biết một tàu dân quân Trung Quốc đã “đụng trúng” một tàu cảnh sát biển Philippines.
Các tàu của Philippines đang trên đường tới một tàu chiến hải quân đang đổ nát mà Manila đã neo đậu ở Bãi Cỏ Mây để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Gilberto Teodoro Jr, cho biết các tàu Trung Quốc "cố ý đụng trúng" các tàu Philippines và cáo buộc Trung Quốc "bóp méo câu chuyện để phù hợp cho mục đích riêng của mình".
Ông Biden lặp lại những tuyên bố này, nói rằng các tàu Trung Quốc đã “hành động nguy hiểm và bất hợp pháp” khi xảy ra va chạm.
Nguồn hình ảnh, REUTERS. Ông Biden nhắc lại cam kết phòng thủ “sắt thép” với Philippines
Philippines là đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ vì nước này giáp ranh với hai điểm nóng tiềm tàng ở Thái Bình Dương là Biển Đông và Đài Loan.
Kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nhậm chức vào tháng 6/2022 và khôi phục liên minh giữa Philippines với Mỹ, chính quyền Philippines đã trở nên hung hăng hơn trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chính sách đối ngoại của ông Marcos là sự đảo ngược quan điểm thân Trung Quốc của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, người bị chỉ trích vì chưa làm đủ để đối chọi lại hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Duterte từ chối viện dẫn chiến thắng pháp lý của Manila trước Trung Quốc tại tòa án quốc tế, kết luận của tòa cho rằng những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông là vô căn cứ.
Chụp lại video. Biển Đông: Tàu cảnh sát biển Trung Quốc, tàu tiếp tế Philippines va chạm nhau
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
* Chú thích của VHO:
“Danh từ Biển Đông trong bài viết được dịch từ danh từ tiếng Anh South China Sea;
“Trong bài viết của các học giả ngoại quốc và báo chí quốc tế đều dùng danh từ tiếng Anh là South China Sea. Danh từ này xuất hiện rất lâu trên Google Map nhưng cho đến nay chưa có hội thảo khoa học nào nêu lên bản chất bất hợp lý về danh từ South China Sea.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
VOA - Bắc Kinh: Mỹ không có quyền can thiệp vào vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines
VOA 26/10/2023
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/10 tuyên bố tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng Hoa Kỳ không có quyền can dự vào các vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines.
“Mỹ không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông, họ không có quyền can dự vào vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh nói khi trả lời câu hỏi về việc Mỹ nói sẽ bảo vệ Philippines.
Bà Mao nói: “Lời hứa của Mỹ bảo vệ Philippines không được làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời nó cũng không được tạo điều kiện và khuyến khích các yêu sách bất hợp pháp của Philippines”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 25/10 tại Nhà Trắng nói rằng cam kết của Mỹ đối với quốc phòng của Philippines vẫn là “sắt thép”, sau khi lên án Trung Quốc hành động “nguy hiểm và bất hợp pháp” ở Biển Đông.
“Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang của Philippines sẽ kích hoạt … Hiệp ước phòng thủ chung của chúng tôi với Philippines,” ông Biden nói trong bài phát biểu tại cuộc họp chung với thủ tướng Australia.
Trung Quốc và Philippines gần đây đã xảy ra một số cuộc đụng độ gay gắt ở Biển Đông, đáng chú ý nhất là ở vùng biển tranh chấp xung quanh Bãi cạn Second Thomas, một phần của Quần đảo Trường Sa.
Hôm 22/10, một tàu Trung Quốc đã va chạm với một tàu Philippines, khiến Manila lên án “ở mức độ mạnh nhất” về “các hành động ngăn chặn nguy hiểm” của con tàu này.
+++++++++++++++++++++++++++++++
* Chú thích của VHO:
“Danh từ Biển Đông trong bài viết được dịch từ danh từ tiếng Anh South China Sea;
“Trong bài viết của các học giả ngoại quốc và báo chí quốc tế đều dùng danh từ tiếng Anh là South China Sea. Danh từ này xuất hiện rất lâu trên Google Map nhưng cho đến nay chưa có hội thảo khoa học nào nêu lên bản chất bất hợp lý về danh từ South China Sea.