Biến cố mới ở vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ”

24 Tháng Sáu 20238:26 SA(Xem: 971)

VĂN HÓA ONLINE –XÃ HỘI NHÂN VĂN – THỨ BẢY 24 JUNE 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Biến cố mới ở vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ”


image027Tài liệu của Hoàng Triều Cương Thổ miền Nam Cao nguyên Trung phần. Nguồn: Net


Thủ Tướng Phúc kêu gọi tôn giáo ‘đồng hành’ chính phủ


09/08/2019


VOA Tiếng Việt


image029Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các chức sắc tôn giáo Việt Nam tại Đà Nẵng 9/8/2019. Photo Chinh Phu


Hôm 9/8/2023, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo, tín ngưỡng và cảnh báo các thế lực chớ lợi dụng chính sách của nhà nước để chống phá.


Cổng thông tin Chính phủ trích lời ông Phúc phát biểu tại một hội nghị tôn giáo ở Đà Nẵng hôm 9/8/2019, nói: “Các chức sắc, chức việc không được để xảy ra các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo mê tín dị đoan, trục lợi, gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.”


Người đứng đầu chính phủ Việt Nam còn kêu gọi các chức sắc tôn giáo trong nước hãy “nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng chống phá chính sách “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo,” cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế.”


Ông Phúc khuyên các chức sắc tôn giáo “cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp bảo đảm hoạt động tôn giáo theo đúng tôn chỉ, đường hướng, hiến chương, đúng pháp luật.”


Trao đổi với VOA, Mục sư Dương Kim Khải thuộc Hội Thánh Chuồng bò Memnonite ở Thành phố Hồ Chí Minh, một hội thánh Tin lành không được nhà nước công nhận, chia sẻ nhận định của ông về lời kêu gọi của Thủ tướng Phúc.


Lời phát biểu của ông Phúc thì tôi không tin được. Ông Phúc kêu gọi như vậy cho biết rằng nhà cầm quyền đang đi đến chỗ như thế nào rồi.


Mục sư Dương Kim Khải


“Lời phát biểu của ông Phúc thì tôi không tin được. Ông Phúc kêu gọi như vậy cho biết rằng nhà cầm quyền đang đi đến chỗ như thế nào rồi. Họ làm những chuyện tai ác, bất công thì làm sao mà chúng tôi kết hợp được.


“Những người mà đáp lại lời kêu gọi của ông là vì họ cần một quyền lợi nào đó.”


Mục sư Dương Kim Khải, người từng thụ án 5 năm tù và 5 năm quản chế về tội danh bị cáo buộc là ‘lật đổ chính quyền,’ nói hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thật sự có tự do tôn giáo, và những lời kêu gọi của chính quyền chỉ mang tính tuyên truyền.


Ông nói thêm.


“Tình hình xã hội hiện nay ở Việt Nam hiện đang rất bác nháo về mặt tôn giáo, tôn giáo bị lợi dụng, giữa các tôn giáo với nhau thì mất đoàn kết. Ngay cả nhà nước, người dân, và các tổ chức cũng lợi dụng chuyện đó, và không có sự hiểu biết chuẩn mực về tôn giáo.”


Hôm 17/7 tại thủ đô Washington, hai nạn nhân bị đàn áp tôn giáo ở Việt Nam là ông Aga, mục sư Tin lành và ông Dương Xuân Lương, một đại diện của Cao Đài Chơn Truyền miền Tây Nam Bộ, đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị Thăng tiến Tự do Tôn giáo Toàn cầu.


Trong dịp này ông Dương Xuân Lương đã đề nghị nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hãy có biện pháp cứng rắn với tình hình vi phạm tự do tôn giáo Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức là danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.


Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay nói rằng nhà nước luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo đều bình đẳng với nhau, và lợi ích của từng tôn giáo gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc.


+++++++++++++++++++++++++++++


Rủiro cao ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam


Mặc dù đất đai và tự do tôn giáo vẫn là trung tâm của những bất bình của người Thượng nhưng cũng có những nguyên nhân khác.


Bình luận của Zachary Abuza RFA 21/6/2023


image031Các nhà chức trách tìm kiếm ở khu vực gần với các đồn công an ở tỉnh Đắk Lắk - nơi bị một nhóm vũ trang tấn công vào ngày 11/6/2023 trong một bức ảnh lấy từ một một trang mạng xã hội ủng hộ Chính phủ. Facebook Thông tin Chính phủ


Ngày11/6/2023,một nhóm người Thượng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam tấn công vào trụ sở củahai UBND xã bằng vũ khí nhỏ và bom xăng (cocktailmolotov),giết chết bốn công an,ha icán bộ xã và ba thường dân. Những kẻ tấn công đã làm bị thương hai công an khác và đốt trụ sở hai xã. Điều này đã dẫn đến những phản ứng tức thời và rầm rộ của chính phủ Việt Nam.


Vàothời điểm bài báo này được viết, đã có 74 người bị bắt trong đó có một người được xem là một trong những kẻ chủ mưu của nhóm tấn công. Hai người đã ra đầu thú và chính phủ Việt Nam hứa khoan hồng đối với những những người khác nếu ra đầu thú.


image032Người Thượng ném đá trong một cuộc biểu tình ở tỉnh Đắk Lắk - ảnh chụp màn hình video quay 10/4/2004. Ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk/Reuters


Chođến nay, hầu hết thông tin về các vụ việc này đều do phía chính phủ cung cấp, vì vậy rõ ràng có sự không khách quan trong việc đưa tin. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều thông tin một cách có lựa chọn và cũng đảm bảo rằng những thông tin này được báo chí nhà nước đăng tải.


Đảng Cộng sản Việt Namngay lập tức cửPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thứ trưởng Công an Lương Tam Quangtới nơi xảy ra vụ việcđểthể hiệnsự kiểm soát của chính phủ-một dấu hiệu cho thấy sự bất an của nhàcầm quyền.


Nhữngbất bình chính đáng


Bấtổn không phải là điều mới mẻ đối với Đắc Lắk và vùng Tây Nguyên nhưng bạo lực có sử dụng súng rất hiếm khi xảy ra ở Việt Nam. Nhưng bạo lực đã không xuất hiện ở khu vực này trong một thời gian dài, vì vậy người ta đặt câu hỏi: Vì sao là bây giờ? Điều gì làm nảy sinh sự bất ổn mới nhất này?


Có một sốnguyên nhân cơ bản chobất kỳ cuộcbạo loạnnào liên quan đến người Thượng-vốnlàmộttập hợpkhoảng 30 bộ lạc khác nhauở Tây Nguyên.


Bắt đầu từ những năm 1990, chính phủ Việt Nam bắt đầu khuyến khích ngườiKinhdi cư đến khu vực này để xâydựngcác nôngtrườngcà phê và cácdoanh nghiệp nông nghiệp khác.


image034Nhân viên Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ hướng dẫn các chiến binh người Thượng cách sử dụng súng trường an toàn trong một buổi huấn luyện vào tháng 7/1962. Ảnh: Horst Faas/Associated Press


Giờđây Việt nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu hơn một triệu tấn cà phê trong năm 2022 và phần lớn trong số đó được trồng ở Tây Nguyên.


Nhưngđiều này đã đặt người Kinh ở đây vào vị thế mâu thuẫn với người Thượng – những người vốn canh tác nông nghiệp theo kiểu du canh du cư: đốt rừng, làm rẫy trong một vài năm và rồi rời đi một vùng đất mới. Một cách đột ngột, đất đai trở thành sở hữu của những người Việt mới đến định cư và người Thượng đã không thể làm nông nghiệp theo cách truyền thống của họ vốn kém hiệu quả và gây xuống cấp môi trường trường.


Ngoàinhững lợi ích kinh tế, chính phủ còn lợi ích chính trị khi khuyến khích người Kinh đến định cư ở khu vực này.


NgườiThượng đã có mối quan hệ thân thiết với cả chính quyền thực dân Pháp cũng như những người Mỹ. Các nhóm thiểu số bị đàn áp thường tìm kiếm sự bảo vệ từ đa số dân chúng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã dựa vào người Thượng và người Hmong ở Lào để ngăn chặn việc di chuyển của quân đội và vật tư của Bắc Việt dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh.


VàHà Nội không bao giờ tha thứ cho họ về điều này.


Mặcdù người Thượng thường mô tả cuộc đấu tranh của họ là cuộc đấu tranh chống cộng sản nhưng cần lưu ý rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 cũng đã đối xử tệ với họ và tin rằng họ đã tiếp tay cho người Bắc Việt sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh. Các quan chức Chính phủ miền Nam Việt Nam có cùng sự ngờ vực và thái độ trịch thượng đối với người Thượng giống như đối thủ của họ ở Hà Nội.


Ngoàichínhtrị, đơn giản làngười Kinh đã có nhiều hành xử trịch thượng đốivới các bộ lạc nghèo đượcgọi chung làngười Thượng. Đối với người Thượng, đây chỉ đơn giản là một hình thức của chủ nghĩa thực dânnội bộ.Thật vậy, một số người Thượng thậm chí không côngnhậnchủ quyền của ngườiViệt.


image036Người Thượng xuất hiện trong rừng rậm phía Đông Bắc Ban Lung, tỉnh Ratanakiri ở Đông Bắc Campuchia ngày 22/7/ 2004. Ảnh: Adrees Latif/Reuters


VớiHà Nội, sự thù địch và ngờ vực đó càng trở nên phức tạp hơntrước thực tếnhiều người Thượng lànhững tín đồTin Lành. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,cánh tay quan trọngcủa Đảng Cộng sản chịu trách nhiệm về các tổ chức quần chúng và tôn giáo, chỉ công nhận sáu tôn giáođồng thờikiểm soát hoạtđộng và nhân sự của những tôn giáo này.


Nhiềuhội thánh Tin lành [độc lập] tiếp tục không được công nhận và vì vậy họ trở thành bất hợp pháp. Thực tế nhiều hội thánh của người Thượng nhận được sự hỗ trợ của các nhóm tôn giáo ở Mỹ và những nơi khác làm gia tăng sự lo lắng, hoang tưởng của Hà Nội.


Đấtđai và tự do tôn giáo là trung tâm của những sự bất bình của người Thượng nhưng vẫn còn những lý do khác nữa.


Tây Nguyên vẫn là một vùng nghèo của đất nước, tụt hậuso với các vùng miền khácvề các chỉ số phát triển con người, cơ hội giáo dục và sức khỏe cộng đồng. MặcdùViệt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế hơn 8% trong năm 2022 và là điểmđếncủa các nhà đầu tư nước ngoài,đónnhậnhơn 22,4 tỷ đô la tiềnvốnđầu tưnhưng người ta không nhìn thấysự thịnh vượng đóở Tây Nguyên.


Vàmặc dù không nên theo thuyết âm mưng nhưng chúng ta cần cân nhắc rằng tình trạng bất ổn xảy ra vào thời điểm khi quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam chuẩn bị được nâng cấp lên thành "quan hệ đối tác chiến lược". Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý về nguyên tắc rằng sẽ thăm Washington vào mùa hè này và Tổng thống Biden dự kiến sẽ đến Việt Nam vào mùa thu năm nay.


Không phải tất cả mọi người trong cáccấp đảng và các cơ quanan ninh quốc giavốnbảo thủ và bài ngoại của Việt Nam đềuvui mừng trướcmối quan hệ ngày càng sâu sắc này. Một cuộc đàn áp mạnhtay nhiều khả năngsẽkhiếnQuốc hội Mỹsoixét kỹ lưỡng hồ sơ nhân quyền, các hoạt động tấn côngcác nhà báo,nhà hoạt động môi trườngđộc lập cũng như việckiểm soát truyền thông xã hội vốn đã rấttồi tệcủa Việt Nam.


Nhữngphản ứng nhanh chóng và hiệu quả của Chính phủ cho đến nay vẫn chưa gây tai tiếng cho Bộ Công An và Bộ trưởng Tô Lâm - người ngay lập tức đã thăng chứccho bốn sĩ quan công an bị chết đồng thời nhanh chóng bồi thường cho thân nhân của họ cũng những sĩ quan bị thường.


Chúngta biết gì về những cuộc tấn công này?


Chođến nay chúng ta biết rất ít về động cơ của những cuộc tấn công này cũng như tổ chức của nhóm tấn công cũng như mối quan hệ của họ với nước ngoài nếu có. Các nhóm người Thượng ở Mỹ đãkhẳng định không liên quantới biến cố này.


image038Những người Thượng chạy trốn khỏi Tây Nguyên của Việt Nam chờ đợi tại Senmonorom, tỉnh Mondulkiri của Campuchia, giáp biên giới Việt Nam. Ảnh do Reuters chụp ngày 15/5/2001


Ngườiphát ngôn Bộ Công an nói rằngnhóm tấn côngđã hành động “một cách có tổ chức, manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính”. Những người bị tình nghi được cho là “đã nhận được chỉ đạo nếu gặp cán bộ, công an địa phương xã thì giết chết, lấy tài sản, súng đạn của họ”.


Theobáo chí Nhà nước, ba trong số những người đàn đông bị bắt khai rằng họ đã được hứa trảnhững số tiền lớnđể giết cán bộ.


Chính phủ ViệtNamđã đưa ra rất ít bằng chứng ngoài lời khai của các cá nhân bị bắtnhưng với truyềnthống ép cungcủa Việt Nam, đây không phải là bằng chứng đáng tin cậy.


Chínhphủ sẽ có những phản ứng mạnh tay. Một cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sảnlưu ý:


Cáccấp chínhquyền địa phương đã nhanh chóng thực hiện những biện pháp quyết liệt để trấn áp cuộc tấn công, ổn định tình hình, hỗ trợ các gia đình có người hy sinh và bị thương và kêu gọi người dân địa phương bình tĩnh và thực hiện theo những chỉ dẫn của chính quyền để đảm bảo an toàn.


Truyềnhình Nhà nước phát sóng hình ảnh Bộ Công an triển khai các lực lượng với vũ khí là súng trường bắn tỉa. Họ rõ ràng không xem nhẹ vụ việc này.


Cùngvới những phản ứng trên diện rộng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được huy động đến huyện Cư Kuin để đảm bảo an ninh - một chức năng mà quân đội bấy lâu tránh thực hiện mặc dù điều này ít xảy ra ở Tây Nguyên hơn là ở những vùng mà người Kinh chiếm đa số.


Chínhphủ Việt Nam cũng ngay lập tức nhận được sự hợp tác của Chính phủ Campuchia thông qua việc thắt chặt kiểm soát biên giới.


Chínhphủ Việt Nam cũng nhanh chóng thực hiện việc kiểm soát thông tin, cho đến nay đã phạt nặng đối với năm người chia sẻ thông tin sai sự thật trên Facebook về các cuộc tấn công này. Chính phủ đã tăng cường sử dụng tiền phạt dân sự thay vì thi hành án hình sự để kiểm soát mạng xã hội với hy vọng rằng khoản tiền phạt 35,5 triệu đồng (1.510 đô la Mỹ) đủ để ngăn chặn các thảo luận trực tuyến.


Sẽcó thêmnhiềuthông tin về các cuộc tấn công này và động cơ của những người tham gia nhưng có một điều chắc chắn rằng bất cứ thứ gì được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải đều có lý do của nó. Trong khi Chính phủ Việt Nam có toàn quyền thúc đẩy trật tự và luật pháp, họ từ lâu đã phớt lờ những bất bình chính đáng của người dân tộc thiểu số và sẽ chuyển từ việc kiểm điểm bản thân sang đổ lỗi cho các lực lượng nước ngoài.


__________


* Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc giaHoa Kỳở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thểhiện trong bài viết nàylà của riêngtác giảvà không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường ĐạihọcChiến tranh Quốc giaHoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Bạo lực là biện pháp ‘thiếu khôn ngoan’ nhất, ‘đối thoại’ phải là giải pháp


Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London


2023.06.12


image040Ảnh minh họa: Cảnh sát cơ động cưỡi trên lưng ngựa diễu hành ở Hà Nội ngày 8/6/2020. AFP


Việc để xảy ra bạo lực là chuyện không hay, đây không phải là biện pháp khôn ngoan, mà đối thoại mới là giải pháp cho tất cả các bên trong bất cứ cuộc xung đột nào, một ý kiến từ giới quan sát thời sự, chính trị và phản biện chính sách tại Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 12/6/2023, nhân biến cố các vụ nổ súng xảy ra ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, thuộc Cao nguyên Trung phần Việt Nam hôm11/6 khiến nhiều người thiệt mạng, một số bị thương và hàng chục người bị bắt giữ trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra do công an và chính quyền Việt Nam tiến hành.


“Trước hết, tôi thấy rằng việc để xảy ra bạo lực là một chuyện không hay, nhưng có thể hiểu được, là bởi vì người xưa đã nói ‘con giun xéo lắm cũng bị quằn’,” Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) nói với RFA Tiếng Việt từ Hà Nội hôm thứ Hai trên quan điểm riêng.


Sự phản kháng của người dân có lẽ đến mức cùng cực, không thể còn cách nào khác, họ đành phải dùng đến biện pháp bạo lực và ngày đầu tiên, một số báo có đưa tin và về sau phải rút xuống, và cho đến bây giờ (12/6) thì nhất nhất theo sự chỉ đạo của Bộ Công an.


Tôi thấy rằng những xung đột trong xã hội luôn luôn xảy ra, luôn luôn có, nhưng cách giải quyết các cuộc xung đột đó như thế nào cho êm thấm, cho nó bằng biện pháp hòa bình mà không phải bằng bạo lực. Đấy mới là cách khôn ngoan nhất. Hiện bây giờ, người ta đã bắt hàng chục người, nghi can, và tôi sợ rằng việc dùng bạo lực để chống lại bạo lực này lại càng leo thang hơn nữa. Việc đó có thể nhất thời dìm sự xung đột ấy xuống một thời gian, nhưng mà là cách giải quyết xung đột một cách ngu ngốc nhất.”


Giải thích rõ hơn cách hiểu của mình về thế nào là bạo lực và hậu quả của nó, TSKH Nguyễn Quang A nói:


“Bạo lực ở đây không phải chỉ là dùng súng ống, mà kể cả là sự đàn áp bằng tinh thần, gây dư luận, tôi nói thí dụ như dư luận của người đa số chẳng hạn, để chống lại họ (người thiểu số), thì đó cũng là bạo lực, và như tôi nói đó là cách thức ngu đần nhất, bởi vì bạo lực sẽ chỉ sinh ra bạo lực. Sự nổ ra của vấn đề bạo lực chỉ là vấn đề thời gian, cách giải quyết ấy là cách giải quyết không khôn ngoan.


Xung đột xã hội luôn luôn xảy ra ở khắp mọi nơi, là một phần của cuộc sống, cách giải quyết bằng bạo lực là cách thức tồi tệ nhất. Không có cách giải quyết tối ưu ngoài việc phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, thời điểm cụ thể và từ xưa đến nay, người ta không tìm thấy cách nào, nhưng có một cách rất tồi, nhưng vẫn tốt hơn tất cả những cách khác, theo tôi, đấy là cách của các chế độ dân chủ.”


Vì sao người trẻ tuổi ‘tham gia’?


Có thông tin gợi ý rằng nhiều nghi can trong số những người bị bắt và bị cáo buộc tham gia biến cố bạo lực ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6/2023 là những người trẻ tuổi thuộc một số sắc tộc cư dân bản địa, bình luận về khía cạnh này, ông Nguyễn Quang A nói:


“Tôi không lạ rằng trong chuyện này nhiều người trẻ tham gia, bởi vì sao? Bởi vì những người trẻ ấy bây giờ họ có nhiều hiểu biết hơn, các phương tiện để người ta liên lạc với nhau cũng dễ dàng hơn, qua điện thoại thông minh, qua mạng xã hội v.v… và một lý do nữa là những người trẻ chính vì những lý do ấy có thể dễ bị kích động hơn bởi mạng xã hội.


Cho nên vấn đề rất phức tạp, và khi đã phức tạp, không có cách gì giải quyết tốt hơn bằng phơi bày các vấn đề đó ra rộng rãi với công chúng, rồi thảo luận, tranh luận, rồi tranh cãi, cho ‘ra ngô, ra khoai'. Tôi nghi ngờ rằng nó sẽ không ‘ra ngô, ra khoai’, nhưng ít nhất các vấn đề cũng rõ ra được ở một số mức độ nhất định mà có thể chấp nhận được, đối với nhiều người, hay đối với những bên liên quan.


Còn dùng bạo lực, tôi nhắc lại không chỉ bạo lực bằng súng ống và dùi cui, mà kể cả bạo lực về ngôn từ, bạo lực của các biện pháp tuyên truyền, là cách giải quyết kém khôn ngoan nhất.”


Tiếp cận ‘chệch hướng’


Theo ông Nguyễn Quang A, sự kiện bạo lực nổ súng gây chết nhiều người ở Đắk Lắk hôm 11/6/2023 cho thấy có sự mất chủ động nào đó đối với chính quyền và ngành công an Việt Nam, kể cả ở địa phương, và dường như tiếp cận của nhà nước là chưa chuẩn xác, ông nói thêm vẫn trên quan điểm riêng:


“Tôi nghĩ rằng dẫu trước đó có chủ động giám sát này kia, nhưng đều là trật cả, điều quan trọng nhất là phải tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện việc làm cho họ, tạo điều kiện để họ làm ăn, học hành, cái đó mới là cái chính. Chứ còn họ thấy rằng đó là bước đường cùng, trẻ tuổi, học xong không có việc làm, thì dễ bùng nổ lắm.


Cho nên biện pháp để chữa là phải chữa ở nơi khác, chữa bằng chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa, chứ không phải là bằng giám sát, như là giám sát – phát hiện – rồi phát hiện từ trong trứng nước, rồi thế này thế kia, bởi vì cách tiếp cận ấy là không trúng. Cách tiếp cận trúng hơn là phải làm sao để cho những người ấy cảm thấy họ được thỏa mãn, được an toàn, được tự do.


Tôi nghĩ rằng mình phải hiểu người ta hơn, đáng tiếc rằng giới tinh hoa của Việt Nam có lẽ không hiểu những người thiểu số, những người bản địa thực sự muốn gì, muốn thế nào, bởi vì mình phải tôn trọng cái đó… Vậy phải đi vào những vấn đề cụ thể và thực sự tôn trọng những dân tộc bản địa ấy…


Xung đột có nhiều cách thức để giải quyết, mà cách tốt nhất là bằng thảo luận, bằng sự công khai minh bạch, bằng sự thuyết phục, đấy mới là cách thức khôn ngoan để giải quyết xung đột. Ở đây, có lẽ vẫn là xung đột của người dân, mà chủ yếu là người dân bản địa, tức là những người vốn từ thời thượng cổ đến nay sống ở đó. Bây giờ cũng có người nói đây là một chính sách ‘thuộc địa hóa’ ở trong đất nước Việt Nam, và những người phân tích như thế cũng có lý của người ta và có lẽ chính quyền phải nên lắng nghe những phân tíccó thể là nghịch tai như vậy.”


Tiếp tục giải thích quan điểm này của mình, ông Nguyễn Quang A nói:


“Bởi vì những lợi ích của những người bản địa ấy có thể đã bị xâm phạm và trong sự xung đột ấy, chỉ có cách là minh bạch thảo luận, tranh luận, làm rõ ra với nhau và tương nhượng lẫn nhau, tức là phải có sự thỏa hiệp giữa chính quyền, giữa những lực lượng khác, tôi nói thí dụ những người Kinh lên làm kinh tế mới ở trên đó (Tây Nguyên) chẳng hạn, thì những xung đột như thế sẽ luôn luôn xảy ra. Cách giải quyết là phải ngồi lại với nhau, nói cho rõ, hiểu nhau hơn và phải tôn trọng những người dân bản địa ấy, chứ không phải là lấy sức đè người.


Và có một lập luận hết sức sai lầm của phần lớn những người lãnh đạo hiện nay là cách làm này, chính sách như thế này là phục vụ cho tuyệt đại đa số. Bởi vì nói về dân số, đúng là những người bản địa là thiểu số, nhưng cái chính của vấn đề là phải tôn trọng các thiểu số kể cả về văn hóa, tập quán, tập tục. Chỉ như thế mới phát triển được hài hòa, thế còn vin vào một điều là chính sách nào đó để phục vụ tuyệt đại đa số, thì đấy là một sự ngụy biện, chứ không phải là một cách giải thích, rất đáng tiếc là cách nói đó được rất, rất nhiều người ở Việt Nam nghe theo.”


Tính thời điểm thế nào?


Về thời điểm xảy ra sự kiện ngày 11/6/2023, ông Nguyễn Quang A bình luận:


“Tôi không thể đưa ra một sự phỏng đoán nào về chuyện thời điểm, bởi vì về tính thời điểm, những sự kiện lớn thường xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, vì những sự châm ngòi có thể xảy ra rất là lạ. Tôi nói một sự kiện rất lớn có thể xảy ra chỉ vì’ sự cán chết của một con chó nào đó’ chẳng hạn, sự thất thường, sự ngẫu nhiên, sự tình cờ xảy ra thì không ai có thể tiên đoán được, nên tôi không muốn bình luận về sự tình cờ ấy, thế nhưng mà sự tình cờ ấy chỉ có thể xảy ra khi những điều kiện bên dưới, các điều kiện xã hội, kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội ở bên dưới tạo điều kiện cho một sự bất ổn như vậy sinh ra, thì bất kể một sự tình cờ nào có thể đều kích một cuộc bạo động như vậy xảy ra.”


Cũng hôm 12/6, một nhà nghiên cứu văn hóa của đồng bào sắc tộc ở Cao nguyên Trung phần và duyên hải nam Trung Bộ Việt Nam, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do với điều kiện được ẩn danh vì lý do an ninh, bình luận của mình từ Việt Nam:


“Theo quan sát cá nhân của tôi, các đồng bào bản địa này, trong đó có đồng bào Thượng rất chân thật, họ ít khi phản kháng, nhưng có thể, như các ý kiến chia sẻ trên cộng đồng cũng gợi ý, có thể do áp bức, căng thẳng về đất đai đến mức độ nào đó, nên họ mới sinh ra như vậy, tức là tới đường cùng nên họ liều chết.


Hiện trên truyền thông có nguồn nói những người này là tổ chức của nước ngoài, cũng có cáo buộc rằng họ là người thuộc tổ chức FULRO, rồi tàn dư của tổ chức nhà nước Đề ga, nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi không nghĩ như vậy.


Về hậu quả, thì rõ ràng là đã có hậu quả rồi, nhà nước Việt Nam chắc chắn sẽ làm căng, những người này nếu bị bắt được hết, chắc chắn không thoát tội nặng, tội chết. Về vấn đề của đồng bào người Thượng đó, qua cách phản ứng đó, là dường như họ có bức xúc rất lớn mà không có cách nào giải tỏa. Nếu nhìn những vụ án, vụ việc ở Tây Nguyên mà chính quyền, quân đội và công an lên thu hồi đất của người dân rất ồn ào mấy tháng trước, tôi nghĩ chắc chắn có sự liên quan đến vấn đề đất đai của người dân.


Người dân bản địa không còn đất canh tác, không còn điều kiện này kia, nên họ mới sinh ra tư tưởng mà không được như cách nghĩ của người bình thường… Vụ này theo tôi, chính quyền sẽ thổi phồng lên và họ sẽ xử lý triệt để, làm gương cho những vụ khác, nên có khả năng không bao giờ chính quyền sẽ nương tay gì cả, mà ngược lại họ sẽ làm rất mạnh tay.”


Và nhà nghiên cứu này chia sẻ thêm quan điểm và cảm nghĩ riêng với Đài Á Châu Tự Do về sự kiện:


“Tôi nghĩ rằng đồng bào Thượng ở Tây Nguyên cần cố gắng bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc của mình, không nên có ứng xử như hai vụ hôm qua (11/6), điều đó sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân và cho chính người thân của mình. Tôi nghĩ đồng bào cần bình tĩnh, tìm những phương cách khác mà ôn hòa hơn, phù hợp với pháp luật của Việt Nam hơn, mà qua đó gây được cái nhìn thiện cảm của mọi người và từ bên ngoài đất nước nhìn vào hơn.


Nếu làm như vừa qua, tôi nghĩ lúc nào sự thiệt thòi cũng là ở với đồng bào trước, rồi sau đó đến gia đình, người thân, rồi đến dân tộc, sắc tộc của đồng bào. Dân số của đồng bào không đủ để có những hành động như vậy, và làm như thế sẽ rất thiệt thòi, thiệt hại, cho nên tôi nghĩ đồng bào Tây Nguyên cần hết sức kiềm chế, và tìm những phương pháp khác tốt đẹp hơn để giải quyết, cố tìm tiếng nói chung với chính quyền, nếu có bức xúc, nếu có vấn đề gây cho đồng bào sự khó chịu ở trong lòng, trong suy nghĩ. Như thế tôi nghĩ mới hợp lý, còn nếu xử lý bằng cách thức ‘tôi chết thì anh cũng chết’, sẽ rất khó khăn, khó khăn cho những người đã ở trong những vụ việc ấy, và cả cho những người thân, những người ở lại bên ngoài, như những người đồng tộc của đồng bào.”


Tâm tư của đồng bào?


Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh thêm rằng sau sự việc vừa rồi chắc chắn Bộ Công an và chính quyền sẽ ‘quan tâm’ đến Tây Nguyên nhiều hơn nữa và sẽ bố trí lực lượng ‘dày hơn nữa’ để ngăn chặn những sự việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai, và ý kiến này chia sẻ thêm với Đài Á Châu Tự Do về điều được tin là nhu cầu và tâm tư nguyện vọng của đồng bào sắc tộc ít người ở khu vực qua nghiên cứu, quan sát của nhà nghiên cứu:


“Còn đối với quyền của bà con bản địa, như những quyền này đã được quy định bởi Liên Hợp Quốc, tôi nghĩ rằng bà con cũng chỉ mong muốn được đối xử bình đẳng mà thôi, trong đó họ được học hành đàng hoàng, có nền giáo dục chất lượng, khai phóng v.v…, tôi không nghĩ là đồng bào muốn đòi hỏi để thành lập nhà nước riêng, hay đòi tự trị gì ghê gớm cả, mà họ chỉ muốn được tôn trọng, họ


muốn bình đẳng, họ muốn có đất đai để sản xuất để nuôi vợ con, nuôi gia đình, nuôi thân được tốt mà thôi.


Tôi nghĩ những mong muốn đó không có gì ghê gớm cả, mà đều là những mong muốn chính đáng, tuy nhiên nhà nước và chính quyền vô cùng khắt khe đối với quyền của đồng bào. Lý do tại sao lại thế, thì theo nghiên cứu của tôi nhiều năm qua, Tây Nguyên có vai trò địa lý chính trị, địa lý quân sự, quốc phòng rất đặc biệt, nên nhà nước, chính quyền có những thao tác, lộ trình, quy trình quản lý đặc biệt hơn, nhưng những sự quản lý như vậy đã sinh ra nhiều chuyện nhiêu khê, phức tạp…”.


Hôm 12/6/2023, báo Đắk Lắk điện tử, cập nhật về vụ việc nổ súng trước đó một ngày tại địa phương thuộc tỉnh này, cho hay chính quyền và công an Việt Nam đã bắt giữ 26 nghi phạm có liên quan vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin.


“Trước đó, theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm người dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, làm chết, bị thương một số đồng chí công an xã, cán bộ xã và người dân,” báo Đắk Lắk đưa tin.


+++++++++++++++++++++++++++++


Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Trấn áp sẽ không giải quyết tận gốc vấn đề!


Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London


2023.06.13


image041Cảnh sát cơ động (minh họa) Chính phủ



‘Bàng hoàng’ và ‘buồn lo’ là từ ngữ của giới qn sát tình hình thời sự Việt Nam qua sự kiện vụ nổ súng ở tỉnh Đắk Lắk chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 13/6/2023. Biến cố bạo lực xảy ra hai ngày trước đó gây thương vong cho chín người và hàng chục người bị chính quyền bắt giữ.


Tuy nhiên, các ý kiến sau khi bước đầu tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, cũng bày tỏ với RFA Tiếng Việt mong muốn sẽ sớm có được giải pháp đối với những vấn đề xung đột và mâu thuẫn xã hội ở khu vực là nơi sinh sống từ xa xưa của nhiều nhóm sắc dân, cư dân bản địa. Đây cũng là khu vực vốn được coi là điểm ‘nhạy cảm’ lâu nay với chính quyền và nhà nước cộng sản Việt Nam.


Từ Sài Gòn, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, bình luận trên quan điểm riêng.


“Cảm nghĩ đầu tiên của tôi, khi tôi nghe tin, là tôi thấy rất buồn, tức là mâu thuẫn xã hội bây giờ đã đến mức mà người ta dám dùng vũ lực một cách công khai và không còn sợ bị pháp luật nghiêm trị nữa. Bởi vì rõ ràng việc này pháp luật sẽ nghiêm trị, thế nhưng người ta còn không sợ nữa, có nghĩa là bất chấp cả mạng sống của mình, để làm việc phản đối một điều gì đó, dù tôi chưa biết rõ nguyên nhân thực sự là gì”.


“Tôi rất buồn vì cảm thấy xã hội ở mức mà phải bạo động, bởi vì lâu nay tôi vẫn có một quan niệm là đất nước mình (Việt Nam) đang rất cần một sự hòa hợp, đoàn kết mọi người để chung tay xây dựng một đất nước có rất nhiều khó khăn nhưng hướng tiến lên của nó cũng đã khá rõ ràng và còn đối phó với kẻ thù xâm lược nữa, hai nhiệm vụ này đang cần có một mối đoàn kết, hòa hợp và thống nhất tất cả từ trên xuống dưới, tất cả các thành phần, các tầng lớp, nay xảy ra việc này thì rất là buồn và lo.


Tôi không biết nguyên nhân cụ thể trực tiếp như thế nào, và không biết sự hình thành của nhóm (tấn công) này ra sao mà có thể trong thời đại Internet này, người ta có thể làm việc đó một cách bí mật, khó nắm bắt được hết. Ngay ở những nước tiên tiến văn minh như nước Mỹ, những nhóm ‘khủng bố’, hay ‘bạo loạn’ vẫn có thể hình thành ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thì điều đó cũng dễ hiểu.


Nhưng nhìn rộng ra, tôi chỉ thấy rằng những vấn đề xã hội của Việt Nam, mâu thuẫn giữa các tầng lớp mà bây giờ bộc lộ như thế này thì làm cho mình rất đau lòng, tất nhiên những người dân bình thường không bao giờ tán thành hay đi ủng hộ những chuyện dùng vũ lực để mà ‘bạo loạn’ như thế cả, nhưng tôi muốn nhìn ở tầm của những người có trách nhiệm quản lý xã hội, điều hành chung xã hội, cần có một cái nhìn như thế nào cho thật sáng suốt, để không đẩy mâu thuẫn ở trong nội bộ của xã hội lên mức cao hơn.”


‘Không tin vào trấn áp, hãy khuyến khích phản biện ôn hòa’


Theo ông Hoàng Hưng, ở đây có một khía cạnh là việc ‘trấn áp’ những hành động như vừa xảy ra là ‘tất yếu’, nhưng ông không tin vào việc chính quyền chỉ hành động như vậy mà có thể giải quyết vấn đề, ông nói:


Việc trấn áp, việc phải nghiêm trị của pháp luật những hành động như thế này là tất yếu, thế nhưng nếu như mình (chính quyền) cho rằng dùng biện pháp trấn áp như thế mà giải quyết được vấn đề thì tôi không tin. Bởi vì về sâu xa, nó không có kết quả, do những cuộc trấn áp như thế một số năm trước đã diễn ra rồi, từ vụ Văn Giang cho đến vụ Đoàn Văn Vươn, cho đến một vụ mà trước đây có một người cũng giữ rẫy của mình và đã bắn chết mấy người mà cũng ở vùng gần Tây Nguyên.


Thế rồi lớn nhất là vụ Đồng Tâm mà cũng đã có trấn áp cả rồi, mà đến mức mọi người không đồng tình như vụ Đồng Tâm, mà trấn áp quá nặng nề (khiến) mọi người thấy là không cần thiết. Đến nay lại tiếp tục nổ ra như thế này, thì chứng tỏ biện pháp trấn áp đơn thuần như thế không phải là hay, mà tôi nghĩ người điều hành xã hội vẫn phải có một cái nhìn rộng rãi hơn, để làm sao giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong các thành phần, trong các tầng lớp xã hội một cách hài hòa, đảm bảo được những lợi ích của các bộ phận, kể cả đa số lẫn thiểu số.


Và một điều quan trọng hơn nữa là lâu nay, hình như người ta rất sợ tiếng nói phản biện, hay những nhóm phản biện, bởi vì mấy năm nay thấy rằng sự e sợ, sự ngăn chặn những tiếng nói phản biện càng ngày càng khắt khe hơn, tôi cho rằng như thế không hay, không đúng, bởi chính trong tình trạng xã hội có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn, thì lại phải rất khuyến khích những tiếng nói phản biện ôn hòa.


Tôi là một trong những người có tham gia phản biện, đương nhiên tôi phản biện những lĩnh vực về văn hóa và nghệ thuật là những vấn đề mà tôi nắm vững, hay một vài lĩnh vực khác là vấn đề mà tôi nắm được thì tôi phản biện; chứ không phải vấn đề gì của nhà nước cũng phản biện - cái đó không đúng, tôi không đồng ý với cách như thế, không phải bất cứ vấn đề gì của nhà nước đưa ra cũng tự động gọi là ‘automatic’ phê phán - cái đó không đúng.


Thế nhưng rất nhiều nhóm, rất nhiều cá nhân phản biện một cách có tình, có lý, ôn hòa, thì tôi nghĩ những người này rất nên được khuyến khích, thay vì quá lo sợ rằng họ hình thành những nhóm chống nhà nước, hay mầm mống của những nhóm chống nhà nước, vì thế mà tìm cách ngăn chặn những tiếng nói phản biện, những người có thiện chí. Cái đó cũng là một yếu tố có thể dẫn đến (vấn đề) khi người ta không có cách nào để lên tiếng một cách ôn hòa, hay để đấu tranh cho quyền lợi của người ta, mà người ta coi là chính đáng, thì cái đó sẽ dẫn đến việc không còn lối thoát nữa, người ta sẽ nổi loạn. Đó là điều rất không hay, và nhìn rộng ra là như thế, còn tôi cũng nói lại rằng với vụ việc cụ thể này tôi không có điều kiện để tìm hiểu kỹ sâu.”


‘Cứ theo lối của ‘đa số’, sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề’


Từ thành phố Lognes, ngoại ô mạn Đông của Paris, nước Pháp, nhà nghiên cứu Dân tộc học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, đưa ra bình luận trên quan điểm cá nhân với RFA Tiếng Việt:


“Khi nghe tin này, tôi cũng rất bàng hoàng, tại vì những người sắc tộc sống trên Tây Nguyên là đề tài tôi nghiên cứu khi tôi làm Luận văn Tiến sĩ hồi năm 1993, tôi thấy những gì tôi viết từ thời đó đến nay không thay đổi. Tức là cộng đồng người Thượng sinh sống trên Tây Nguyên ngày nay là một thành phần thiểu số trên quê hương của họ. Thành ra vấn đề này mà cứ giải quyết theo lối của người Kinh, tức là chỉ huy người Thượng, thì sẽ không bao giờ giải quyết được hết vấn đề.


Bởi vì người Thượng sống theo phong tục, mà phong tục đó có thể đã cả ngàn năm; nhưng dưới thời Pháp thuộc, phong tục đó được người Pháp tôn trọng, chúng ta phải hiểu rằng nước Pháp là một quốc gia rất tôn trọng những sắc dân, thành ra họ đề cao vấn đề quyền và truyền thống của những người sắc tộc sinh sống trên đất đai của mình, mà người Pháp gọi họ là ‘autochtone’, tức là những người bản xứ, bản địa. Thành ra, từ trước tới nay, những người Thượng vẫn nhìn vấn đề đó như là quyền lợi của họ.


Và khi chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1955 thay đổi quy chế Hoàng triều Cương thổ của Quốc vương Bảo Đại, thì quy chế này kết nạp người Thượng thành người Việt Nam và họ theo luật lệ của Việt Nam và sinh sống như người Việt Nam. Từ đó nảy ra một số bất mãn và một số bất đồng ý kiến giữa người Thượng và người Kinh, mới xảy ra những chuyện như phong trào Barakaja hoặc là Fulro, và sau này người ta kêu là Đề-ga. Tôi nghĩ rằng đến nay chuyện không tôn trọng quyền lãnh cư và thổ cư của họ mà không giải quyết được, sau này sẽ có một số cuộc xung đột khác, mặc dù ngày nay họ là thiểu số, họ yếu hơn người Kinh.”


Theo nhà dân tộc học này, cộng đồng người bản địa này tại Việt Nam không có đòi hỏi gì đặc biệt, ngoài quyền tự do được sinh sống trên chính đất đai của ông bà, Tổ tiên để lại từ trước, ông nói tiếp:


“Nhưng thực sự theo tôi, người Thượng không đòi gì hết, họ chỉ đòi được tự do sinh sống trên đất đai Tổ tiên của họ để từ ngàn xưa trở lại, mà đất đai của họ là những vùng rừng núi hoang vu chẳng có ai khai thác được gì hết, chỉ trồng được cà-phê hoặc cây cao su, hoặc khai thác một vài khả năng khoáng sản, vi phạm cái đó không đem lại quyền lợi cho đất nước Việt Nam nhiều, nhưng lại xúc phạm quyền lợi sinh sống của người bản địa, người Thượng ở đó.


Thành ra tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng mà nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết tường tận, mà cứ áp dụng luật của người Kinh, tức là luật của đa số áp đảo thiểu số, vấn đề sẽ không được giải quyết và có thể người Thượng có thể bị diệt chủng trong tương lai nếu cứ bị đối xử cứng rắn. Nhưng tôi nghĩ đây là một ‘tội ác’ đối với nhân loại, tại vì không tôn trọng quyền của người thổ cư là một trọng tội, bởi vì các quốc gia ngày nay đều tôn trọng quyền này hết.


Người Mỹ cũng đã hối hận vì ngày xưa họ đã tiêu diệt người Da đỏ, người Úc ngày nay cũng hối hận về việc đã tiêu diệt những người thổ cư đầu tiên, và ngày nay người ta đang phục hồi, vì đó cũng là những con người như chúng ta, họ có những quyền lợi mặc dù phong tục, tập quán của họ khác. Nên tôi nghĩ ở Việt Nam phải tôn trọng họ, bởi vì đất nước Việt Nam có 100 triệu người, thì 1,5 triệu người trên Tây Nguyên không thấm thía gì hết, nên phải tôn trọng quyền đất đai mà Tổ tiên của họ để lại từ xưa đến nay.


Còn nếu (chính quyền) Việt Nam không tôn trọng quyền tự do canh tác trên đất đai mà Tổ tiên của họ để lại, việc đó sẽ gây rất nhiều xáo trộn trong tương lai, và (dằn vặt) lương tâm của người Việt, những người có hiểu biết sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ, nếu như chúng ta không giải quyết tường tận vấn đề này. Bởi vì tôi nghĩ, theo quan điểm riêng của tôi, luật đất đai của chính quyền Việt Nam hiện nay quá quyết đoán, cái gì cũng thuộc Nhà nước hết, thì cái này là một chuyện vô lý.


Một người đã khai thác, đã sống ở trên một vùng đất cách đây 100, 200 năm rồi, nay mình ào tới và mình nói đất đai đó của tôi, thì cái đó cũng quá đáng. Rồi sau đó áp dụng đưa những người không biết gì đến họ để tới đó chiếm đóng, rồi làm những việc trái với phong tục tập quán của họ, thì những phản ứng mà phẫn nộ của họ là đúng rồi.


Thành ra tôi nghĩ, chính quyền Việt Nam phải nhìn vấn đề này rất cẩn thận, nếu không sẽ không bao giờ có sự bình yên trong xã hội, nhất là trên Tây Nguyên.”


Cùng ngày, tiếp tục cập nhật diễn biến hậu vụ bạo lực, nổ súng gây chết người trên địa phương của tỉnh hôm 11/6/2023, báo Đắk Lắk hôm thứ ba đưa tin cho hay chính quyền và công an Việt Nam đã bắt hơn bốn mươi người được cho là “đối tượng có liên quan” vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin.


“Các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ thêm saus đối tượng trong vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin nâng tổng số bị bắt lên 45 đối tượng… hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại, đồng thời, kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng...,” tờ báo dẫn nguồn từ người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam hôm 13/6 cho hay.


++++++++++++++++++++++++++++++


Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bột phát!


Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London


2023.06.14


image042Ảnh minh họa: Hai cảnh sát cơ động tuần tra ở Bình Dương giữa các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tháng 5/2014. AFP


Ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng sự kiện ở Đắk Lắk hôm chủ nhật 11/6/2023 là ‘hết sức bất ngờ’ và có thể là ‘một biến cố lớn nhất’ thuộc loại này từ ít nhất ‘một chục năm trở lại đây’.


Cũng có gợi ý từ ý kiến trong giới quan sát vào dịp này cho rằng chính quyền Việt Nam có thể nên xem lại một số chính sách của họ đối với Đắk Lắk nói riêng và với nhiều nơi khác có các cư dân bản địa đang sinh sống như tại Tây Nguyên nói chung.


“Sự kiện này hết sức bất ngờ, tôi cảm thấy bất ngờ cho không chỉ công chúng mà cả chính quyền, không chỉ ở vùng Tây Nguyên mà còn trong cả nước, cảm nhận ban đầu là như vậy, còn diễn biến sự việc hết sức phức tạp và kiểu như vậy chưa từng có ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Điều đó đặt ra rất nhiều sự lo lắng, băn khoăn, cũng như những đồn đoán xung quanh sự kiện này,” nhà nghiên cứu và phân tích chính sách công của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách & Phát triển ở Hà Nội nói với RFA Tiếng Việt hôm 13/06/2023.


“Về mức độ nghiêm trọng, có lẽ sự kiện này chỉ xảy ra sau vụ Đồng Tâm như chúng ta biết, nhưng số lượng cán bộ công an, cũng như cán bộ xã và thường dân chết ở sự kiện đó, cho thấy hết sức nghiêm trọng và sơ bộ bước đầu theo thông cáo của cơ quan công an, hàng chục nghi phạm đã bị bắt, và tôi nghĩ rằng với mức độ như thế, với số lượng người (tham gia) như thế thì khó có thể nói rằng đó là sự ‘bột phát’ như kiểu tức giận của một cá nhân, hay của một nhóm người.


Về số lượng người bị bắt tôi nghĩ có thể còn tăng lên, tuy nhiên với tin tức mà chưa được kiểm chứng, báo chí nên có sự xác minh lại để làm cho tình hình trở nên phần nào đó minh bạch hơn… Như một người quan sát, tôi thấy rằng các sự kiện có lẽ cần phải chờ một thời gian nhất định thì chúng ta mới kiểm chứng được các sự kiện, cũng như nguyên nhân, mục đích, hậu quả để lại v.v…”


Đâu là những nhân tố đáng quan tâm?


Là người từng tham gia trực tiếp một số nghiên cứu, khảo sát kinh tế, xã hội và dân số học tại Đắk Lắk và một số nơi khác tại Tây Nguyên, ông Phạm Quý Thọ đưa ra nhận xét với RFA về một số nét đặc thù có thể đáng quan tâm liên quan địa phương và khu vực này:


“Tôi có một số lần khảo sát tại Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk, Kon Tum, rồi Gia Lai, thậm chí đi công tác ở đó một số đợt nữa, tôi thấy có một số đặc thù phát triển, nhưng trong một chuyến khảo sát về di dân, chúng tôi thấy nổi bật lên vấn đề di dân tự do mà đã để lại một số vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt với đất đai, rừng, cũng như đất trồng trọt và đất ở.


Thứ hai, Tây Nguyên có một số vấn đề phức tạp về tôn giáo, chẳng hạn tôi cũng đã vào một số cơ sở tôn giáo, trong đó có Nhà thờ gỗ của Kon Tum, và hiểu rằng về tôn giáo ở đó, chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ, bởi vì ở Tây Nguyên, sau các sự kiện thời kỳ ‘sau giải phóng’, cũng như một số sự kiện sau này như chúng ta biết, người ta kiểm soát rất chặt chẽ.


Gần đây có một số sự kiện tôn giáo khác như là các phân nhánh của Công Giáo…, cho thấy rằng sự phát triển tự phát là rất nhiều, rồi về mặt tự do tôn giáo, một số người tham gia nhưng không được chính quyền địa phương cho phép v.v… đó cũng là một sự phức tạp thứ hai.


Như thế là sau di dân, rồi sau vấn đề tôn giáo, thì đến vấn đề thứ ba là phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều khi người ta phát triển kinh tế ở đây thành những cơ sở trồng trọt lớn, các trang trại, hay những mặt hàng xuất khẩu như cà-phê, hồ tiêu, gỗ v.v… Chúng ta thấy rằng điều này cũng làm thay đổi bộ mặt, nhưng đồng thời sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá nghiêm trọng và sự thay đổi ở những vùng khó khăn không phải là một sớm một chiều có được, nhưng chênh lệch giàu nghèo này cũng tác động lên đời sống xã hội nói chung.


Ba yếu tố trên có liên quan người dân bản địa và người bản địa luôn có những suy nghĩ khác đối với di dân ở nơi khác đến, tức là với những người không phải bản địa. Như chúng ta biết không chỉ tại Tây Nguyên, mà nhiều vùng khác, đặc biệt ở những nơi và những nước chưa phát triển, vấn đề càng trở nên trầm trọng, và trong tình huống nhất định, có thể làm bùng lên những sự kiện, nhưng tôi nghĩ sự kiện vừa rồi lớn hơn sự bột phát và với mấy chục trường hợp bị bắt thì khá là nhiều…


Vụ Đồng Tâm do tranh chấp đất đai rất rõ và nó kéo trong một thời gian rất dài, rồi đã có những va chạm với chính quyền địa phương ở cấp huyện, rồi cấp thành phố, thậm chí đã có những thủ lĩnh như là cụ Lê Đình Kình, và có những cách mà người ta đã phản kháng để bảo vệ đất đai một cách tự phát, mặc dù ở một thôn, hay một xã nào đó mà thôi.


Còn ở vụ việc tại Đắk Lắk, chưa thể nói được một điều gì cả, mấy chục người bị bắt đó không thể so sánh là nhiều hay ít đối với một sự kiện như thế này được, mà người ta phải xem xét xem tính chất nghiêm trọng của vụ việc thể hiện như thế nào, chẳng hạn có tổ chức hay không, mục đích là gì, hay sau sự kiện này còn có gì không.


Có nghĩa là ở Đồng Tâm, theo ý tôi muốn nói, là do tranh chấp đất đai lâu ngày mà không được giải quyết thỏa đáng, còn ở vụ Đắk Lắk chưa biết rõ đó là gì và sự kiện xảy ra hết sức đột ngột và bất ngờ cho những người bình thường và những người quan sát các sự kiện như chúng tôi.”


image043Người đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum chơi nhạc cụ dân tộc để mừng nhà Rông mới ngày 27/8/2011. Ảnh: REUTERS/Kham


Có gì đáng lưu ý từ khía cạnh chính sách công?


Cho đến nay, người ta vẫn chưa nhìn thấy sự liên hệ trực tiếp giữa vụ bạo lực hôm 11/6 và bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk và Tây Nguyên, vẫn theo ông Phạm Quý Thọ, người từng làm việc nhiều năm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trước đó ở Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội, về phương diện chính sách công đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có một số khía cạnh có thể cần được lưu tâm, ông nói:


“Vùng Tây Nguyên luôn được đặt trong những vấn đề của chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung, cũng như về mặt chính sách công nói chung, và tôi có thể nói rằng đây là một địa bàn khá trọng yếu, không những chỉ về kinh tế mà còn về vấn đề an ninh, trật tự v.v…


Tất nhiên khi phát triển kinh tế, và với những yếu tố có thể âm ỉ lâu ngày, thí dụ như bất bình đẳng giàu nghèo, rồi nếu không nghiên cứu thỏa đáng những nhu cầu để trung hòa các mâu thuẫn giữa người bản địa và người ở nơi khác đến, trong đó như đã nói có chênh lệch giàu nghèo, rồi sự quan tâm của chính quyền địa phương, chẳng hạn như ở cấp xã, có thể đó là những điều gây áp lực cho những người dân bản địa, nhưng tôi cũng chưa biết rõ trong mấy chục người bị bắt này cho đến nay, thì có bao nhiêu người bản địa, hiện nay danh tính của họ chưa được công bố (hết), nên chúng ta còn phải chờ một thời gian.


Song tôi nghĩ rằng về khía cạnh chính sách công, như chúng tôi đã từng nghiên cứu ở đó, tất nhiên di dân tự do đã kiểm soát được do kinh tế đã tăng lên, đời sống cũng tăng lên, rồi chênh lệch vùng miền như di dân từ những vùng núi phía Bắc vào trong đó (Tây Nguyên) không còn nhiều nữa, tuy nhiên nạn phá rừng vẫn còn là vấn đề rất lớn, có những vụ phá rừng mà tôi cho là hết sức nghiêm trọng mà báo chí cũng đưa tin nhiều, đặc biệt khi Chính phủ đã có chỉ thị đóng cửa rừng, nhưng nạn phá rừng vẫn diễn ra và vẫn có tính chất rất nghiêm trọng, kể cả trong những rừng đặc dụng, thì đó cũng là những yếu tố.


Thứ ba nữa là lâu nay người ta cũng ít đề cập những chuyên đề sâu, thí dụ chuyên đề về bất bình đẳng giữa người bản địa và những người ở nơi khác đến. Lẽ ra tôi nghĩ những việc này nên được chú ý, và chính sách công nên chú ý hơn bởi vì những vụ việc như thế không chỉ âm ỉ, mà bùng phát bất cứ lúc nào, mà đó không chỉ là bối cảnh của một vùng hay một đất nước trong một khoảng thời gian nào, mà tôi nghĩ nó có thể kéo dài hàng trăm năm, thí dụ như ở Canada hay ở Mỹ v.v…


Cho nên tôi nghĩ, cần phải có những việc quan tâm thỏa đáng hơn, thí dụ như lồng ghép với các chương trình xóa đói giảm nghèo, phúc lợi, trợ cấp, rồi những chương trình khác, thậm chí có những chính sách ưu tiên về đất ở, cơ sở hạ tầng đối với người bản địa.


Tôi nghĩ cần có những chính sách như vậy, thậm chí ở đây theo quan điểm cá nhân của tôi, cuộc sống tinh thần của họ (cư dân sắc tộc), trong đó có tôn giáo, cũng phải có những chính sách nhất định đối với người bản địa, mà khác đối với những người Kinh, hoặc là những người dân tộc từ các địa phương khác đến Tây Nguyên,” PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói trên quan điểm riêng.


‘Một trong những vụ lớn nhất hơn 10 năm trở lại’


Cũng trong dịp này, một nhà nghiên cứu là người bản địa có nhiều năm nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng cư dân bản địa liên quan ở Tây nguyên và duyên hải nam Trung Bộ Việt Nam không muốn nêu tên, chia sẻ góc nhìn từ quan điểm cá nhân về sự kiện ở Đắk Lắk hôm 11/6:


“Tôi nghĩ rằng tới nay đây là vụ việc lớn nhất của năm 2023 và cũng có thể là lớn nhất hơn 10 năm trở lại đây, nếu nhìn vào số lượng cán bộ công an, cán bộ dân sự và người khác thiệt mạng… Tôi cho rằng nguyên nhân chính của vụ việc này bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn với và trong cách quản lý nhà nước mà cao trào nhất là mâu thuẫn trong vấn đề thu hồi đất đai của đồng bào Thượng ở đó, khiến vụ việc lên cao như thế.


Không có đồng bào nào ở đó không biết rằng đất của họ đang làm trên đó, mà người ta vào, rồi trả giá rẻ như vậy để thu hồi, mà có thể chấp nhận được cả. Từ một người dân bình thường, không nói gì tới đồng bào ở đó, đa số họ cũng đã không chấp nhận, huống chi là đồng bào ở bản địa, và tôi nghĩ cao trào vấn đề nằm ở đó và tôi bảo lưu quan điểm này.”


Vẫn theo nhà nghiên cứu độc lập về văn hóa tộc người bản địa này, từ khía cạnh khác biệt văn hóa cho tới mô hình quản trị do nhà nước áp dụng ở Tây Nguyên lâu nay đã có một số vấn đề:


“Tôi thấy rằng nhà nước Việt Nam không cho tự trị, với những đồng bào đã sống trên đất đai của ông bà của họ từ lâu, nhà nước không bao giờ gọi họ là dân tộc ‘bản địa’ cả, mà chỉ gọi họ là ‘dân tộc thiểu số’ mà thôi. Ngoài ra, về văn hóa, văn hóa giữa những người thuộc dân tộc đa số và những người thuộc ‘dân tộc thiểu số’ dĩ nhiên là khác nhau và rõ ràng đó là một vấn đề. Tức là sự khác biệt này có từ tôn giáo cho đến tính chất bản địa của từng dân tộc.


Dân tộc Tây Nguyên cũng là một bộ phận không thể tách rời của các sắc tộc trên lãnh thổ của một số vương quốc cổ xưa, như Vương quốc Chăm-pa cổ chẳng hạn, từ sau 30/4/1975, chính quyền ở Việt Nam dùng những danh xưng nhỏ để phân nhỏ các nhóm cư dân, sắc tộc ra, để những người dân bản địa này không còn quan tâm nguồn gốc xa xưa của họ nữa, tạo cho họ cảm giác họ ‘rất nhỏ bé’, nên ‘không làm chuyện gì được’. Đó theo tôi là một thủ thuật của quản trị nhà nước.


Còn về tính tự trị, ngày xưa đồng bào bản địa tự trị với nhau được, nhưng bây giờ tôi nghĩ, nếu ‘đòi tính tự trị’ đó, có thể xảy ra vấn đề đổ máu rất nhiều, và tôi nghĩ còn lâu Việt Nam mới công nhận chuyện đó. Từ khi mà nói theo cách nói của chính quyền là ‘giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước’, mô hình quản lý nhà nước đối với đồng bào ‘thiểu số’ nói chung và đồng bào Thượng ở Tây Nguyên nói riêng, có vẻ không phù hợp với tính cách, văn hóa, tôn giáo và suy nghĩ của người dân bản địa, người Thượng ở Tây Nguyên.


Cách quản lý của nhà nước gây ra sự khó chịu, gây bức xúc nhiều cho đồng bào mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, như nhà văn Nguyên Ngọc, hay nhiều nhà văn khác ở Việt Nam, cũng nói rằng: ‘Từ khi mấy ông ở ngoài miền Bắc vào, các ông phá nát hết Tây Nguyên!”


Thực vậy, ngay cả những cánh rừng của Tây Nguyên cũng bị phá nát hết, và không ai có thể tưởng tượng rằng sau mấy chục năm chính quyền đến quản lý, Tây Nguyên mỗi mùa mưa về lại bị lụt. Đó là một chuyện chưa bao giờ người dân ở đó trước đây có thể nghĩ là sẽ xảy ra đối với Tây Nguyên, đơn cử Đà Lạt mùa mưa về cũng bị lụt và chỗ nọ chỗ kia ở Tây Nguyên cũng bị lụt hết, đó là điều mà chúng ta thấy có gì đó bất hợp lý.”


Tuy nhiên, vẫn theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu độc lập này, còn một khía cạnh khác được cho là khá nghiêm trọng, liên quan mô hình quản trị mà chính quyền Việt Nam từ sau 30/4/1975 đã áp dụng cho Tây Nguyên:


“Tôi nghĩ có vấn đề người ở đâu tới quản lý bà con cư dân bản địa, việc sử dụng người thân, đồng tộc với bà con để quản lý chính bà con, rồi những người đồng tộc ấy ở những địa phương mà chính quyền đã xé lẻ ra để quản lý như buôn nọ, buôn kia, để rồi những người thân, đồng tộc ấy báo cáo mọi sự việc lên cán bộ cấp trên, thì nó bộc lộ một vấn đề quá máy móc và quá gắt gao; ngoài ra qua một số khảo sát của tôi qua các gặp gỡ với bà con ở Tây Nguyên, họ nói với tôi rằng những người ở những nơi khác tới ‘xem thường họ’ rất nhiều, tức là họ thiếu được tôn trọng.


Còn về giáo dục, ngay lương giáo viên ở những trường học mà nhà nước mở ở Tây Nguyên, có người dạy trên mười năm, tới hai mươi năm, mà lương giáo viên không đủ sống, không đủ nuôi gia đình, thì chỉ riêng việc đó liệu đã ảnh hưởng ra sao đến chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên, thử hỏi tại sao chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên so với cả nước lại chẳng không đâu vào đâu cả.


Còn trở lại với vụ việc ngày 11/6 vừa rồi, cá nhân tôi nghĩ rằng không riêng gì với bà con trong cả nước, hay đồng bào Thượng tại Đắk Lắk, Tây Nguyên, hoặc đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, hay các đồng bào ở những nơi khác, mà trên toàn quốc, vấn đề đất đai là vấn đề bức xúc lớn nhất bây giờ, nhất là ở cách thức thu hồi, lấy đất của bà con, của đồng bào. Và chuyện bức xúc ấy, nếu không giải quyết cho êm đẹp, thì sẽ không bao giờ quản lý được tư tưởng, cảm xúc của người ta đâu và sẽ tiếp tục xảy ra những sự việc như thế,” nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính vì lý do an toàn này nói với RFA trên quan điểm cá nhân.


Thấy gì từ kinh nghiệm từ thời Việt Nam Cộng Hòa?


Cũng trong dịp này, hôm 13/6, từ Lognes, Cộng hòa Pháp, nhà dân tộc học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, chia sẻ với RFA Tiếng Việt góc nhìn, cũng từ quan điểm riêng của ông, một số kinh nghiệm và đặc trưng lịch sử ở Cao nguyên Trung phần, tức Tây Nguyên, nơi có các sắc dân là đồng bào bản địa đã sinh sống từ lâu đời, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cho tới gần đây, ông nói:


“Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), đã có một số biến động, trong đó có phong trào BAJARAKA (chữ viết tắt tên bốn sắc tộc lớn trên Tây Nguyên: BAhnar, dJArai, RhAdé và KAho) từ năm 1956 -1958 và sau đó là phong trào FULRO (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) từ năm 1960-1968 (1), chính quyền VNCH đã nhìn vấn đề và thực sự lúc đó cũng phải nói có sự cố vấn của người Mỹ rằng chúng ta (VNCH) phải tôn trọng quyền của những người bản địa để cho họ có quyền sinh sống.


Từ đó đã có một số luật dành cho người Thượng ở Tây Nguyên một số quyền lợi: về chính trị, họ có quyền có người đại diện tập thể của họ trong Quốc hội Việt Nam và trong Thượng Nghị viện, và những người lãnh đạo địa phương như là Quận trưởng, Tỉnh trưởng, Thị xã trưởng hay là Xã trưởng đều là người Thượng. Từ đó diễn ra một sự yên bình và trong phong trào FULRO, một số trong họ đã trở về lại và hòa nhập vào đời sống của người Việt Nam, trừ một thiểu số lúc đó đang bị một phe cực đoan ở Campuchia ‘kích thích’, ‘xúi giục’ là người Thượng phải đòi tự trị, độc lập, chứ không ‘sống chung’ với người Việt Nam như vậy, thành ra gây ra sự xáo trộn...


Nhưng trên nguyên tắc chung, người Thượng lúc đó đã chấp nhận hoàn toàn chính sách của VNCH, tức là họ sẵn sàng hội nhập vào cộng đồng người Việt Nam và họ có những quyền lợi; tức là lúc đó VNCH đang áp dụng chính sách ‘tản quyền’, và người Thượng có đầy đủ tất cả các quyền, và họ có cơ sở ở trong Sài Gòn và họ tranh đấu rất rõ ràng cho quyền lợi của họ, nhưng cũng phải nói là sau đó có một số người lợi dụng chức vụ của họ để có ‘lợi lộc riêng’.


Song nhìn chung, người Thượng đã tìm được sự sống chung với cộng đồng người Việt Nam, cộng đồng người Kinh và người Việt Nam lúc đó cũng chấp nhận một cách thoải mái yêu cầu của người Thượng và người Thượng cũng chấp nhận người Việt Nam, và lúc đó chúng ta (VNCH) cũng đã có một sự phân biệt là những vùng nào của người Thượng thì người Kinh không được vào và người Thượng tự do sống trong đó. Nhưng thứ nhất vấn đề quan trọng của người Thượng là họ không đòi gì hết, mà họ chỉ đòi được quyền sinh sống trên đất đai của Tổ tiên của họ và đòi có quyền thực hành tự do tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Mà tín ngưỡng của họ là gì? Đó là có thể một số theo tôn giáo của người phương Tây, tức là đạo Công Giáo, hoặc Đạo Tin Lành, và một số khác sống theo chế độ thần linh. Và chúng ta thấy rằng đó là một phong tục, tập quán mà chúng ta phải bảo vệ và tôn vinh, đó là một gia sản, một di sản văn hóa của chúng ta.


Nhưng ngày nay, chúng ta (chính quyền) muốn áp đặt một cái chung tức là mọi người phải đi theo ĐCSVN, mà đảng cộng sản không phải là một tôn giáo gì hết mà bắt người ta theo chủ trương của mình, tôi nghĩ cái đó hơi khiên cưỡng và chính vì vậy nó sinh ra, ngoài vấn đề đất đai ra, còn vấn đề tín ngưỡng của người Thượng, người ‘thiểu số’.”


Bình luận thêm về vụ việc ở Đắk Lắk hôm 11/6, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nhà dân tộc học từng làm việc tại một Khoa Đông Nam Á học thuộc một Đại học tại Paris, Pháp, nói thêm với Đài Á Châu Tự Do cùng hôm 13/6:


“Vấn đề phải nhìn một cách rõ ràng. Thí dụ người Kinh đứng lên phản đối chính quyền, chúng ta (chính quyền) nói đó là bạo động như là về đất đai trong vụ Đoàn Văn Vươn, hoặc một số vụ ở miền Bắc Việt Nam khi chính quyền đến cưỡng chế lấy đất đai như vụ Đồng Tâm, người ta nói đó là do cưỡng ép, áp đặt (mà phản kháng), chứ không phải là vì người thiểu số muốn phản loạn, lật đổ chính quyền. Nhưng vì đây là người Thượng, thành ra họ (chính quyền) cứ áp đặt đây là phong trào FULRO, phong trào Đề-Ga (Nhà nước Tin Lành Đề-Ga), gắn cho họ những cái nhãn mà họ không có, tức là những người muốn đòi tự trị.


Vụ này là phản ứng tự nhiên của con người, khi mất hết tất cả, họ sẵn sàng chết, chứ khi chỉ còn có đất đai sinh sống mà bị ‘cướp đoạt’, hoặc bị ‘cưỡng chế’, thì còn lý tưởng gì để sống, nên họ phải liều mình, trong tay họ có gì, có súng, có dao, có mác thì họ sẵn sàng, như người Việt mình cũng thường làm với chính quyền cộng sản. Nhưng vì đây là người Thượng, nên chúng ta (chính quyền) cứ dán cho họ những cái nhãn như là ‘phản động’, ‘Đề-Ga’, ‘lật đổ chính quyền’, ‘đòi tự trị’, tôi thấy cái này là một cách áp đặt của một chế độ độc tài. Thành ra tôi nghĩ cái này phải nhìn lại.


Còn vấn đề rút ra kinh nghiệm cho tương lai, tôi thấy đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải có sự hợp tác của những cộng đồng xã hội dân sự khác, bởi vì ngày nay chính quyền Việt Nam cũng lập ra những ủy ban như Ủy ban Dân tộc, nhưng những ủy ban này và những người Thượng lãnh đạo ở địa phương là những người cộng sản và họ chỉ theo những chủ trương của ĐCSVN và họ làm trái với những điều mà tổ tiên của họ đã làm, thành ra tôi nghĩ rằng những người đại diện của ĐCSVN hiện nay ở trên Tây Nguyên mà là người gốc ‘thiểu số’ đó không đại diện cho chính sách, quyền lợi của họ (đồng bào bản địa), mà họ đại diện cho quyền lợi của đảng Cộng sản, chứ không cho quyền lợi của người địa phương. Tôi nghĩ vấn đề này chúng ta phải đặt lại, tại vì người Thượng chiếm chưa tới 1% dân số, mà chúng ta cứ áp đặt chính sách của đa số lên họ. Ngày nay họ là người ‘thiểu số’, còn trong tương lai họ trở thành những người ‘di cư’ trên đất của họ, thì tôi thấy điều này là quá đáng và chúng ta phải có một cái nhìn sáng suốt hơn về cộng đồng sắc tộc trên đất nước Việt Nam.”


Trên đây là quan điểm riêng của một số nhà nghiên cứu, quan sát từ Việt Nam và hải ngoại xung quanh sự kiện nghiêm trọng ở Tây Nguyên, còn hôm thứ tư, 14/6/2023, cập nhật tin tức hậu các vụ nổ súng ở huyện Cư Kuin, trên địa bàn Đắk Lắk, báo Công An Nhân Dân online của Việt Nam cho hay an ninh, trật tự tỉnh ở này ‘đã trở lại bình thường’, và có thêm ‘một đối tượng tự thú’:


“Theo báo cáo của Công an Đắk Lắk, tình hình ANTT tại toàn tỉnh Đắk Lắk đã trở lại trạng thái bình thường, các sinh hoạt xã hội thường lệ không có gì thay đổi. Nhịp sống thường ngày trở lại không khí như những ngày trước 11/6. Trong đêm 13/6 đã có một đối tượng tham gia vụ gây mất ANTT ra tự thú. Như vậy, đến nay đã có 3 đối tượng tham gia vụ việc ra tự thú để được hưởng khoan hồng.


Tính đến 8h30 sáng 14/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng cộng 46 đối tượng gây mất ANTT tại trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kêu gọi những người "lầm đường - lạc lối" ra tự thú để được hưởng khoan hồng. Trước đó… sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, làm 9 người chết và 2 người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên, giải cứu một số người dân bị bắt làm con tin,” vẫn theo tờ báo của ngành Công an Việt Nam.

01 Tháng Tám 2023(Xem: 1107)