3 nhà máy điện hạt nhân TQ cách biên giới VN từ 50-500km

05 Tháng Sáu 201811:52 CH(Xem: 8883)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN VĂN HÓA  - THỨ TƯ 06 JUNE 2018


Nguy cơ từ 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc


04/06/2018 


image012image013


Dân trí Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, 3 nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc đều nằm gần biên giới Việt Nam, nhà máy gần nhất cách Móng Cái, Quảng Ninh chỉ 50km, cách Hà Nội dưới 500km. Tuy các chuyên gia khuyên không nên hoang mang nhưng cũng cần chuẩn bị kỹ phương án phòng ngừa sự cố.


image014

Đại biểu Phạm Tất Thắng đặt câu hỏi về nguy cơ từ 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam (ẢNh: Như Phúc)


Tại phiên chất vấn Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà chiều 4/6, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đề cập tới việc Trung Quốc xây dựng 3 nhà máy điện hạt nhân khá gần biên giới Việt Nam, từ 50 km đến 200 km. Theo đó, giả sử các nhà máy này có vấn đề trong hoạt động thì nguy cơ ô nhiễm phóng xạ với Việt Nam rất lớn. Bộ Tài nguyên có giải pháp gì ứng phó với nguy cơ đó?


Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, vấn đề liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã được Bộ TN-MT “nắm rất rõ”. Chính phủ giao Bộ KH-CN xây dựng các trạm quan sát hoạt động thường xuyên; làm việc với cơ quan hạt nhân quốc tế để có các đoàn thanh tra kiểm soát an toàn tại khu vực này.


Bộ trưởng nói thêm, không riêng Bộ Khoa học và Công nghệ, thành phố Hà Nội vừa qua cũng đưa vấn đề này vào dự án để lên kịch bản cần thiết.


image015

Bộ trưởng TN-MT Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn


Năm 2016, ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc vận hành thương mại, gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam). Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, gần nhất là Phòng Thành chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50 km, cách Hà Nội dưới 500 km.


Ngay thời điểm các nhà máy trên đi vào hoạt động, một số chuyên gia cho rằng người dân không nên hoang mang vì với các nhà máy điện hạt nhân, tiêu chuẩn an toàn luôn đặt lên hàng đầu, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị kỹ các phương án phòng ngừa sự cố.


Cũng theo Bộ trưởng, cuối tháng 5/2018, thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”. Theo đó, thành phố dự báo một trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm hoạ là rò rỉ phóng xạ nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc.


Đại biểu Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm về xử lý được các cơ sở gây ô nhiễm. Bộ trưởng làm rõ thêm về trách nhiệm, giải pháp của Bộ về xử lý ô nhiễm môi trường.


Bộ trưởng Hà bình luận ý kiến đại biểu nêu ra… quá đúng. Các cơ sở xử lý chất thải rắn, thuốc bảo vệ thực vật, chất ô nhiễm tồn lưu (như dioxin). Cần làm dứt điểm và sớm để đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Nhưng điều khó nhất là bố trí nguồn lực tài chính. Do cơ chế đóng góp địa phương-trung ương (50-50) rất khó thực hiện vì nhiều địa phương còn khó khăn.


“Tôi đề xuất xem lại trách nhiệm của chủ đầu tư những dự án gây ra ô nhiễm” – Bộ trưởng quả quyết.


Phần trả lời của Bộ trưởng được dành cho phần chất vấn tiếp tục vào sáng 05/6/2018.


P.Thảo


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


image012


Hà Nội lo lắng khi Trung Quốc vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam?


© Sputnik / Uliana Solovieva


20:56 07.04.2017 (cập nhật 21:00 07.04.2017) URL rút ngắn


Theo ông Khải, trong bối cảnh Trung Quốc đang xúc tiến vận hành các nhà máy hạt nhân gần biên giới Việt Nam, thỏa thuận hợp tác giữa hai bên về an toàn bức xạ vẫn chưa hoàn tất.


image013


© REUTERS / Regis Duvignau


Tại cuộc họp báo Thường kỳ quý 1/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ, vấn đề 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam đi vào hoạt động đã được đặt ra đối với các lãnh đạo của Bộ cùng các Cục liên quan.


Về thỏa thuận giữa Việt — Trung trong việc giám sát hoạt động của 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm gần biên giới nước ta, TS Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, đã hoàn thành dự thảo biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác giữa các cơ quan pháp quy của hai nước nói riêng và ngành năng lượng hạt nhân nói chung.


"Cách đây 2 tuần, chúng tôi đã nhận được trả lời từ phía Trung Quốc. Trong biên bản ghi nhớ, về cơ bản họ đồng ý với các nội dung do chúng ta đưa ra.


Tuy nhiên, một nội dung quan trọng liên quan tới việc hợp tác xây dựng mạng quan trắc và kế hoạch ứng phó quốc gia khi xảy ra sự cố thì phía Trung Quốc lại không đồng ý và bỏ đi", ông Khải nói.


Đồng thời, ông cũng thông tin thêm, trong cuộc gặp gỡ cách đây 1 tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna (Áo), hai bên đã tiếp tục thảo luận về biên bản ghi nhớ và đưa thêm nội dung liên quan tới việc hợp tác xây dựng mạng quan trắc phóng xạ, ứng phó sự cố.


"Trưởng đoàn Trung Quốc và các chuyên gia nước bạn đã ghi nhận yêu cầu của nước ta, đồng ý đưa nội dung liên quan tới việc hợp tác xây dựng mạng quan trắc phóng xạ vào biên bản ghi nhớ. Song phía Trung Quốc vẫn trả lời rằng cần xin thêm ý kiến từ các đồng nghiệp, quan chức trong nước", ông Khải nói.


image016


© Flickr/ Peretz Partensky


TS Nguyễn Tuấn Khải cũng cho rằng, cần tìm hiểu về công nghệ Trung Quốc để đánh giá mức độ an toàn của ba nhà máy điện hạt nhân nằm gần biên giới Việt Nam mà phía Trung Quốc đang vận hành.


Cũng theo Thứ trưởng Bộc Khoa học Công nghệ Phạm Công Tạc, nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cách biên giới Việt Nam — Trung Quốc khoảng 50km.


Ngoài ra còn có hai nhà máy Xương Giang nằm trên đảo Hải Nam và Trường Giang ở tỉnh Quảng Đông.


Về hoạt động của các nhà máy này, nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành đã vận hành tổ máy số 1, số 2, công suất 1.000MW, nhà máy điện hạt nhân Xương Giang đã vận hành tổ máy số 1, 2 và Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã vận hành 3 tổ máy.


Theo lộ trình, mỗi nhà máy này có thể có tới 6 tổ máy điện hạt nhân. Như thế đã có 7 tổ máy điện hạt nhân hoạt động gần biên giới nước ta.


Trong tương lai có gần hai chục tổ máy điện hạt nhân ngay sát Việt Nam. Các tổ máy này đều nằm gần biên giới phía bắc, nơi gần nhất chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50km.


Như vậy, riêng với nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam sẽ thuộc khu vực EPD và ICPD của nhà máy này.


image017


© Fotolia / Martin33


Việt Nam đối mặt với những gì nếu từ bỏ chương trình hạt nhân?


Trước đó, trong năm 2016, đã có 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc được đưa vào vận hành, gồm: nhà máy Phòng Thành trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, nhà máy Trường Giang ở tỉnh Quảng Đông và nhà máy Xương Giang nằm trên đảo Hải Nam.


Trong đó, nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành đã vận hành tổ máy số 1, 2 với công suất 1.000MW.


Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang đã vận hành tổ máy số 1, 2 và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã vận hành 3 tổ máy. Theo kế hoạch, mỗi nhà máy này có thể có đến 6 tổ máy. Vị trí xây dựng các nhà máy này đều khá gần biên giới Việt Nam, nơi gần nhất khoảng 50km.


Trong tương lai, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển điện hạt nhân nhằm thay thế nhiệt điện và có xu hướng triển khai các dự án xuống phía Nam, sát biên giới Việt Nam.


 Nguồn: Tri Thức Trẻ