Bắc Kinh xây dựng 2 trạm nghiên cứu trên hai đảo nhân tạo Chữ Thập và Xu Bi

24 Tháng Ba 20208:27 SA(Xem: 5620)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 24 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bắc Kinh tiếp tục xây dựng 2 trạm nghiên cứu trên hai đảo nhân tạo Chữ Thập và Xu Bi


image002

Văn Khoa


23/03/2020 Thanh Niên Online


Trung Quốc mới đây ngang nhiên lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đá Chữ Thập và Xu Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


image022

Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam. AMTI/CSIS


Tân Hoa xã hôm 20.3 đưa tin hai cơ sở nghiên cứu nói trên, do Trung tâm nghiên cứu tích hợp đảo và đá ngầm thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc quản lý, có phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường, nhằm hỗ trợ hỗ trợ điều tra thực địa và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa.


Tân Hoa xã còn dẫn một nguồn tin nói rằng một cơ sở nghiên cứu khoa học tích hợp về rạn san hô và biển nước sâu cũng đã được thành lập trong 2 trạm nghiên cứu mới, ngoài một trung tâm nghiên cứu đã được xây dựng trước đó trên đá Vành Khăn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa.


Các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân đạo phi pháp. Trung Quốc đã biến những đảo nhân tạo này thành các tiền đồn có cảng, đường băng và cơ sở liên lạc nhằm mở rộng khả năng kiểm soát hoạt động của các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, theo tờ Philippine Daily Inquier.


Chuyên gia quốc phòng Swee Lean Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhận định với Philippine Daily Inquier rằng việc Trung Quốc lập 2 trạm nghiên cứu mới ở hai đá Chữ Thập và Vành Khăn vào thời điểm này là diễn biến đáng chú ý. Ông nói rõ: “Có người có thể nghĩ đại dịch COVID-19 có lẽ đã khiến Bắc Kinh không quan tâm nhiều tới những điểm nóng trên biển này. Sự thật không phải thế. PLA (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc) vẫn sẵn sàng tác chiến dù có virus Corona”.


Ông Koh cũng lưu ý rằng lợi dung chiêu bài “khoa học dân sự” là một trong những cách để Trung Quốc củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ông tin rằng Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động ở Biển Đông, nhưng vì đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu, cộng đồng quốc tế giảm chú ý tới những hành động của Bắc Kinh ở khu vực.


Chuyên gia Koh còn cho rằng tình trạng Trung Quốc tiếp tục có hoạt động ở Biển Đông dù đang chống đại dịch COVID-19 thể hiện rõ sau khi nước này lên tiếng phản ứng hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10.3.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11842)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7711)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7597)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7809)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.