TQ đưa vào hoạt động giàn khoan lớn nhất thế giới

25 Tháng Sáu 201711:34 CH(Xem: 9898)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  HAI 26 JUNE  2017


image005


TQ đưa vào hoạt động giàn khoan lớn nhất thế giới


image004Bản quyền hình ảnh CCTV Image caption Giàn khoan Cá Voi Xanh I cao tương đương tòa nhà 37 tầng


Trung Quốc loan báo vừa đưa giàn khoan thăm dò dầu khí nước sâu lớn nhất và hiện đại nhất thế giới vào hoạt động từ cuối tuần trước.


Giàn khoan mang tên Cá Voi Xanh I (Lam Kình - Blue Whale), trùng với tên mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác ở Biển Đông.


Đây là giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có khả năng đào ở mức sâu nhất từ trước tới nay, theo bản tin trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).


Chắc chắn thông tin này sẽ được các nước trong khu vực chú ý, cho dù hiện chưa biết giàn khoan này sẽ được đặt ở vị trí nào.


Trung Quốc đang thành công trong việc phân hóa Asean trong hồ sơ Biển Đông


Tháng Năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò lớn nhất lúc đó - giàn khoan Hải Dương 981 (Trung Quốc gọi là Haiyang Shiyou 981 hay HYSY 981), vào vùng biển gần đảo Lý Sơn của Việt Nam, giữa hai nước đã xảy ra căng thẳng dữ dội.


Trung Quốc đã phải điều tàu chấp pháp ra canh gác giàn khoan, trong khi Việt Nam đưa cảnh sát biển ra xua đuổi.


Căng thẳng kéo dài cho tới khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 vào giữa tháng Bảy 2014.


Trị giá giàn khoan Cá Voi Xanh I là 700 triệu đôla Mỹ, do hãng Yantai CIMC Raffles Offshore (CIMC Raffles) chế tạo. CIMC Raffles là một công ty thuộc tập đoàn Container Biển Quốc tế Trung Quốc.


Cần phân biệt đây là giàn khoan thăm dò, khác với giàn khoan khai thác. Giàn khoan khai thác lớn nhất thế giới hiện nay là giàn khoan Sakhalin-1, trọng lượng 200.000 tấn.


Cá Voi Xanh I nặng 42.000 tấn và có bề mặt rộng như một sân bóng đá. Giàn khoan này cao như một tòa nhà 37 tầng, khoảng 118m.


Giàn khoan này có thể khoan sâu 3.658m, hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới.


Theo một số đánh giá, Cá Voi Xanh I được thiết kế và chế tạo đặc biệt cho khu vực Biển Đông, nơi các mỏ dầu khí được cho nằm ở độ sâu trên 3.000m.


Các giàn khoan dầu khí, ngoài giá trị kinh doanh, còn được Trung Quốc coi như các "cột mốc chủ quyền" ngoài biển khơi.


Công ty vận hành Cá Voi Xanh I vẫn là tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).


Hồi giữa tháng 1, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam./ (theo BBC 7/3/2017)

19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11779)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7637)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7550)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7734)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.