TT Trung Hoa Dân Quốc từ chối đề nghị thống nhất của Tập Cận Bình

05 Tháng Giêng 20208:25 SA(Xem: 6373)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 06 JAN 2020


TT Trung Hoa Dân Quốc từ chối đề nghị thống nhất của Tập Cận Bình


Lãnh đạo Đài Loan từ chối đề nghị thống nhất của Trung Quốc theo mô hình Hong Kong


BBC 01/1/2020

image011

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Image caption Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất hoàn toàn đất nước Trung Quốc là nhiệm vụ lịch sử, còn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản đối


Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.


Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.


Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, cũng tuyên bố trong một bài phát biểu năm mới rằng, để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh tăng áp lực.


Nỗi sợ hãi với sự cai trị của Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trong chiến dịch tranh cử của bà Thái, và ngày càng được củng cố bởi cáccuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã diễn ra trong nhiều tháng qua.


Bà Thái nhấn mạnh rằng, người dân Hong Kong đã cho thấy rằng, mô hình "một quốc gia, hai chế độ" chắc chắn không khả thi.


image012

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Ít người ở Đài Loan nói họ ủng hộ thống nhất với đại lục


Tình hình Hong Kong ngày càng xấu đi. Và niềm tin vào mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đã bị suy giảm bởi sự lạm quyền của chính quyền - bà Thái nói.


Hong Kong đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, do phẫn nộ lan rộng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Hong Kong, bất chấp những lời hứa duy trì sự tự trị của hòn đảo nguyên là thuộc địa cũ này của Anh.


Hôm 31/12, Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập, nhằm chống lại các ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc, khiến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh gia tăng.


Bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rawngfm luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.


Trung Quốc cho rằng bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà đang thúc đẩy việc hòn đảo này có nền độc lập chính thức. Bắc Kinh đe doạ sẽ có chiến tranh nếu bất kỳ động thái nào như vậy diễn ra.


Bà Thái nhắc lại rằng bà sẽ không đơn phương thay đổi hiện trạng với Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11898)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7758)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7635)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7844)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.