Tranh luận về khả năng "Trung Quốc bóp cò" trên Biển Đông

06 Tháng Hai 20185:55 CH(Xem: 7622)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU 07 FEB  2018


Tranh luận về khả năng "Trung Quốc bóp cò" trên Biển Đông


Hồng Thủy


05/02/18


 (GDVN) - Khi hoàn cảnh thay đổi, Bắc Kinh sẽ nghĩ rằng họ không chỉ có thể đối đầu, mà còn sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích.


Ngày 24/1 The National Interest đăng bài viết "Trung Quốc muốn đối đầu trên Biển Đông" của tác giả Gordon G. Chang. 


Bài viết được đưa ra trong bối cảnh trước đó 1 tuần, thứ Tư ngày 17/1 tàu khu trục USS Hopper thực hiện một hoạt động được cho là "đi qua vô hại" bên trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.


Điều đáng nói là sự kiện này không do Lầu Năm Góc công bố với báo giới, mà đến từ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đi kèm một lời đe dọa trên xã luận tờ Nhân Dân nhật báo: 


Nếu Hoa Kỳ tiếp tục các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông trong năm 2018, Trung Quốc sẽ có cớ tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo và cấu trúc địa lý trên Biển Đông.


image005

Lính hải quân Trung Quốc, ảnh: The National Interest.


Gordon G. Chang nhận định, sở dĩ Trung Quốc muốn đối đầu trên Biển Đông là vì:


Trong cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư 2012, Washington đã không có trách nhiệm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận do Mỹ làm trung gian: Philippines và Trung Quốc cùng rút tàu khỏi Scarborough.


Chính quyền Barack Obama không làm gì, đã khiến những cá nhân hiếu chiến nhất ở Bắc Kinh tin rằng các hành động nuốt lời và gây hấn trên Biển Đông sẽ không bị buộc phải trả giá.


Sau đó các hành động khiêu khích tương tự được Bắc Kinh tiến hành ở khu vực bãi Cỏ Mây (thuộc Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Bãi Cỏ Mây là nơi Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều nhảy vào tranh chấp) và quần đảo Senkaku ở Hoa Đông.


Tóm lại, chính sự rụt rè của Washington đã bảo đảm cho Trung Quốc có thể hành động khiêu khích hơn mà không lo bị trả giá.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích hoạt động của tàu USS Hopper ngày 17/1 cùng hai cơ quan truyền thông hàng đầu, Nhân Dân nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu cũng lên tiếng đe dọa, phản ứng của Mỹ tỏ ra yếu ớt.


Vì vậy Gordon G. Chang tin rằng, các quan chức Trung Quốc hoàn toàn có thể bỏ qua hoạt động được mô tả là "đi qua vô hại" của USS Hopper, nhưng họ lựa chọn phản ứng gay gắt, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chọn 1 cuộc chiến ở Biển Đông. [1]


Bất chiến tự nhiên thành có đồng nghĩa với loại trừ vũ lực?


Ngày 29/1 học giả James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ có bài viết phản biện lại quan điểm của Gordon G. Chang, khi ông cho rằng: Trung Quốc không muốn một cuộc đối đầu ở Biển Đông.


image006

Khu trục hạm USS Hopper của Hải quân Hoa Kỳ, ảnh: Wikipedia


Lập luận tác giả James Holmes đưa ra để chứng minh cho quan điểm của mình là, nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc từ thời cổ đại đã xác định, không đánh mà thắng mới là lựa chọn cao nhất.


Đó là kế "bất chiến tự nhiên thành" trong Binh pháp Tôn Tử, được giới lãnh đạo Trung Quốc đương đại hết sức coi trọng. Và trên Biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược "bất chiến tự nhiên thành". [2]


Ngày 2/2, Gordon G. Chang có bài viết trao đổi tiếp với James Holmes trên The National Interest. Lần này ông không chỉ dừng lại ở nhận định Trung Quốc muốn đối đầu, mà sẵn sàng đối đầu và "sẵn sàng bóp cò" ở Biển Đông.


Theo tác giả, nhận định này không chỉ là một dự đoán, bởi nó là một phép loại suy từ những hành vi trước đây của Trung Quốc.


Bắc Kinh có thể mong muốn không đánh mà thắng như James Holmes bình luận, nhưng họ không thể thắng mà không cần phải đối đầu.


Ngược lại, đối đầu sẽ là điều không thể tránh khỏi như Yu Maochun từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã từng phân tích. Ông từng nói với The National Interest:


Ưu tiên về địa chính trị và địa chiến lược của Trung Quốc là sửa lại hoặc thay đổi trật tự quốc thế hiện hành dựa trên luật lệ, quy tắc và tập quán chi phối các khu vực khác nhau trên toàn cầu, bao gồm Biển Đông.


Xu hướng này sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu là không thể tránh khỏi. 


Corr, một biên tập viên của cuốn "Siêu cường và chiến lược nước lớn: các trò chơi mới trên Biển Đông", bình luận:


Điểm mấu chốt là Trung Quốc sẵn sàng hơn Mỹ trong việc chấp nhận rủi ro khi leo thang, vì Trung Quốc muốn sử dụng 1 cuộc đối đầu để thay đổi hiện trạng có lợi cho họ.


Gordon G. Chang lưu ý thêm, tham vọng của Trung Quốc đang gia tăng. Bắc Kinh hiện đang tìm cách vượt ra ngoài đường lưỡi bò.


Tháng 12/2016 Bắc Kinh đã bắt giữ một tàu lặn không người lái của hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.


Yu Maochun thì kết luận: lịch sử đã chứng minh nhiều lần và một lần nữa rằng, khi Trung Quốc cảm thấy một cuộc đối đầu trong hoàn cảnh cụ thể mà không mang lại kết quả, thì họ không muốn đối đầu.


Nhưng khi hoàn cảnh thay đổi, Bắc Kinh sẽ nghĩ rằng họ không chỉ có thể đối đầu, mà còn sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích.


Năm 1974 khi Hoa Kỳ bỏ rơi chính thể Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã chớp thời cơ cất quân đánh chiếm nốt nửa phía tây quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam). Trong ý nghĩa này, Trung Quốc là một kẻ cơ hội.


Còn theo Corr, Hoa Kỳ được mặc định là quốc gia duy nhất có khả năng ngăn chặn Trung Quốc làm việc này. Nhưng Bắc Kinh đang cảm thấy Washington suy giảm sự quan tâm, sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực.


Điều này có thể khiến Trung Quốc nghĩ họ sẽ đạt được những gì họ muốn, và tích cực tìm kiếm một cuộc đối đầu quân sự ngắn hạn ở BIển Đông. [3] 


Cái bẫy pháp lý của Trung Quốc


USS Hopper sẽ không bao giờ hoạt động bên trong 12 hải lý của Scarborough nếu Philippines vẫn kiểm soát bãi cạn này. Yếu tố thúc đẩy hoạt động trên tất nhiên là yêu sách của Trung Quốc.


Tiếc rằng, nếu USS Hopper tiến hành hoạt động "đi qua vô hại" chứ không phải "đi lại tự do" bên trong 12 hải lý ở Scarborough, theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì lại là một động thái phản tác dụng.


Chuyên gia James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nói với Gordon G. Chang: 


"Quan chức quân sự Mỹ giấu tên được truyền thông dẫn lời nói rằng, tàu USS Hopper đi qua vô hại bên trong 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough. 


Đó là lựa chọn của các tàu nước ngoài khi đi qua lãnh hải 12 hải lý của một đá / đảo hoặc lãnh thổ có chủ quyền của nước khác." [1]


Vì vậy, ông cho rằng nếu hoạt động của USS Hopper bên trong 12 hải lý Scarborough là "đi qua vô hại", vô hình trung Mỹ đã thừa nhận yêu sách chủ quyền đối của Trung Quốc với lãnh hải 12 hải lý cho Scarborough.


Chúng tôi cho rằng, đây là một cái bẫy pháp lý Trung Quốc muốn giăng ra cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, bởi lẽ:


Scarborough là một bãi cạn lúc chìm lúc nổi không có lãnh hải riêng, theo Phán quyết Trọng tài ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982.


Nếu tàu chiến USS Hopper thực hiện hoạt động "đi lại tự do" bên trong 12 hải lý của Scarborough, thì điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ nhận thức rất rõ Scarborough không có lãnh hải riêng.


Ngược lại, USS Hopper "đi qua vô hại" có thể khiến dư luận ngầm hiểu, Mỹ thừa nhận Scarborough có lãnh hải riêng, trái với tinh thần Phán quyết Trọng tài 12/7/2016.


Tuy nhiên, việc tàu Mỹ "đi qua vô hại" hay "đi lại tự do" trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough không đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm "chủ quyền" đối với cấu trúc địa lý này thuộc về quốc gia nào.


Nhưng việc Lầu Năm Góc không chính thức lên tiếng về hoạt động này, mà thông tin do Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp cho truyền thông nhiều khả năng đã có sẵn ý đồ muốn "bẫy" Hoa Kỳ và các nước trong khu vực về mặt áp dụng, giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://nationalinterest.org/feature/china-wants-confrontation-the-south-china-sea-24203?page=2


[2]http://nationalinterest.org/feature/no-china-doesnt-want-confrontation-the-south-china-sea-24262


[3]http://nationalinterest.org/feature/china-will-pull-the-trigger-the-south-china-sea-24342?page=2


Hồng Thủy
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 8453)
"Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông".
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 8685)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đừng quên Trường Sa!
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 8325)
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cũng đã tuyên bố tại một hội thảo khoa học Trung Quốc như sau: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho tàng này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt xuống biển sâu, thăm dò biển sâu và phát triển biển sâu".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 7883)
"Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh".
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 8598)
"Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Eleanor Wang tuyên bố rằng chính phủ của bà Thái Anh Văn, mới nhậm chức hôm 20/5, sẽ giữ nguyên quan điểm mà Đài Bắc đã duy trì suốt 60 năm qua".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 8337)
"Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".
26 Tháng Năm 2016(Xem: 8229)
"Điều đáng nói là căn cứ vào những gì đang được thảo luận, nhân thượng đỉnh G7 mở ra tại Nhật Bản trong hai ngày 26-27/05, Bắc Kinh cũng sẽ phải lãnh một ngón đòn ngoại giao thứ hai vì những hành động quá đáng của họ, đặc biệt là tại Biển Đông".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 8613)
Ngay tại Hà Nội, nhân ngày công du đầu tiên, tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 23/05/2016 đã công khai loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, ông Obama như vậy đã gởi đi một thông điệp cứng rắn hướng về cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 8647)
Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 9660)
"Chiếc lá thuyền chài dường như đang rình rập đàn cá chui vào rọ. Tội nghiệp đàn cá hiền lành rung rinh vẫy đuôi chào mừng phơi lưới giăng giăng. Tội nghiệp, nó là ân nhân mang lại niềm vui cho kẻ nghèo khó. Có bao nhiêu triệu gia đình nghèo ăn cá nhỉ. Tôi cũng không rõ. Chả có thống kê nào ghi chú về điều này. Người nghèo hay dễ bị bỏ quên".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 10891)
Xin minh định: tôi không phải là một nhà viết Sử, biên khảo Sử, hay một nhà hải dương chuyên nghiên cứu về biển - đảo. Tôi chỉ là một nhà báo bình thường sống và làm việc ở nam California, do thôi thúc của nghề nghiệp mà lai vãng tới những "tọa độ" có cơ hội tìm đến. Thế cho nên, những cái gì mà tôi nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy ở Việt Nam - Trường Sa, ... tôi có bổn phận ghi chép lại trong sự hiểu biết giới hạn và có thể không thoát khỏi đặc chứng của tình cảm vụn vặt. (Theo lời người viết)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9381)
Chiến sự Biển Đông: Mũi tên xám lớn: Đường tiến quân xâm lược của Bắc kinh xâm lược Việt Nam và Đông Nam Á. Đồ họa VĂN HÓA MAP - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á"
18 Tháng Tư 2016(Xem: 9058)
"The Washington Post ngày 13/4 nhận định, Trung Quốc có tham vọng cuồng nhiệt là kiểm soát (phi pháp) toàn bộ Biển Đông, phần nào là để xây dựng "công sự/nơi ẩn náu" cho tàu ngầm của họ, khu vực này là một vùng biển có độ sâu trên 2.400 m và rãnh biển có thể giúp tàu ngầm ẩn náu".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 8453)
"Reuters ngày 13/4 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên cho biết, Việt Nam và Philippines đang thảo luận về khả năng diễn tập quân sự và tuần tra hải quân chung trên Biển Đông. Thông tin được đưa ra khi Bộ Quốc phòng hai nước đang tổ chức đối thoại song phương cấp Thứ trưởng về chính sách quốc phòng hai nước lần đầu tiên tại Hà Nội".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 11737)
Tình hình chiến sự biển Đông Năm nay, Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan 981 ra khu vực này rõ ràng cho thấy, ý đồ dùng nó làm công cụ để âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, vở kịch giàn khoan 981 sẽ trở thành một "trạng thái bình thường mới". Dù Việt Nam có phản đối cũng khó ngăn chặn được quyết tâm (dã tâm) này của Trung Quốc.