Diễn biến mới ở biển Đông Nam Á

04 Tháng Mười Hai 201610:17 CH(Xem: 8699)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  05  DEC  2016


Tóm tắt các diễn biến ở biển Đông Nam Á


 


Đại sứ Anh: Máy bay chiến đấu của Anh sẽ bay ngang qua Biển Đông


image014


Một máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh trong một phi vụ ở Iraq, ngày 21 tháng 9, 2016.


Những máy bay chiến đấu của Anh đến thăm Nhật Bản sẽ bay ngang qua Biển Đông và Anh sẽ điều hàng không mẫu hạm tới Thái Bình Dương khi chúng đi vào hoạt động vào năm 2020 trước những lo ngại về tự do hàng hải ở đó, theo lời Đại sứ Anh tại Mỹ cho biết hôm thứ Năm.


Đại sứ Kim Darroch nói với một viện nghiên cứu chính sách ở Washington rằng những chiến đấu cơ Typhoon của Anh, hiện đang trên đường đến thăm Nhật Bản, sẽ bay qua những vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông để khẳng định quyền bay ngang quốc tế, nhưng không đưa ra khung thời gian.


Phát biểu tại một sự kiện cũng có sự tham dự của Đại sứ Nhật Bản ở Washington, ông Darroch nói rằng đa số năng lực phòng thủ của Anh trong tương lai sẽ hướng vào vùng Trung Đông, nhưng nói thêm:


"Chắc chắn, khi chúng tôi đưa hai hàng không mẫu hạm mới của chúng tôi vào hoạt động vào năm 2020, và khi chúng tôi đổi mới và cập nhật lực lượng quốc phòng của chúng tôi, thì chúng sẽ xuất hiện ở Thái Bình Dương.


"Và chúng tôi hoàn toàn có cùng chung mục tiêu của chính quyền Mỹ này, và chính quyền kế tiếp, là bảo vệ tự do hàng hải và giữ cho những tuyến đường biển và đường không được rộng mở."


Dù Anh có nhiều mối bận tâm ở Trung Đông, "chúng tôi sẽ cố gắng đóng vai trò của mình" ở Thái Bình Dương, ông nói.


Bốn chiếc máy bay chiến đấu của Anh sẽ đến Nhật Bản vào tháng 10 để tham gia tập trận với lực lượng Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với những lãnh thổ có tranh chấp ở Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng tất cả các nước đều có quyền tự do hàng hải và bay ngang ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, và không có tranh cãi gì về chuyện này.


"Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể nghiêm túc tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Nam Hải [Biển Đông]," ông nói trong một cuộc họp báo thường nhật.


Một bài bình luận đăng trên các cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã có giọng điệu mạnh mẽ hơn, nói rằng mối quan hệ Anh-Trung có thể bị tổn hại.


"Những phát biểu như vậy tạo ấn tượng rằng London có thể sớm chệch khỏi thái độ phần lớn là bàng quan về vấn đề Biển Đông và bắt đầu đóng vai trò can thiệp ở đó như Mỹ và Nhật Bản," bài viết nói.


"Nếu một máy bay chiến đấu của Anh thực hiện cái gọi là cuộc tuần tra "tự do hàng hải" ở Nam Hải, thì việc này sẽ chỉ làm phức tạp thêm vấn đề và đè nặng lên mối quan hệ Trung-Anh đang phát triển mạnh."


Đại sứ Nhật Bản Kenichiro Sasae cho biết Mỹ, Nhật Bản và Anh đã thảo luận về việc hợp tác hải quân nhiều hơn trong một cuộc họp tại Ngũ Giác Đài vào tháng 10 và Tokyo hoan nghênh sự can dự nhiều hơn của Anh trong nền an ninh của Châu Á./ (theo VOA 04.12.2016)


Tàu hải quân Philippines tới vịnh Cam Ranh


 


image017


Hình minh họa - Tàu hải quân Philippines BRP Ramon Alcaraz (PF 16).


Một tàu hải quân cùng khoảng 300 nhân viên Philippines đã lên đường bắt đầu chuyến thăm Việt Nam 5 ngày.


Theo Inquirer, tàu BRP Ramon Alcaraz (FF-16) cùng máy bay trực thăng Agusta Westland 109 dưới sự chỉ huy của Phó đô đốc Ronald Joseph Mercado sẽ thăm vịnh Cam Ranh từ ngày 2-12 tháng 12.


Một số hoạt động trong chuyến thăm bao gồm diễn tập đối phó những cuộc chạm chán bất ngờ trên biển, tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.


Người phụ trách về quan hệ công chúng của hải quân Philippines, Đại tá Lued Lincuna, cho biết: “Những cuộc tập trận này sẽ cho chúng tôi một cơ hội không chỉ luyện tập những điều cần thiết trong bất kỳ tình huống nào, mà còn là cơ hội để thiết lập một mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng minh của chúng tôi, khiến chúng tôi có một lực lượng có khả năng hơn khi làm việc cùng nhau trên biển.”


Hải quân hai nước cũng sẽ tổ chức một hoạt động khác ở đảo Pugad hoặc Song Tử Tây ở Biển Đông trước khi kết thúc năm./ (theo VOA 03.12.2016)


Việt, Nhật, Anh hội thảo về pháp quyền ở Biển Đông


 


image018


Bản đồ quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông


Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông.


Hội thảo phân tích tác động của phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hồi tháng 7 về vụ án Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chia sẻ cách thức các nước châu Á áp dụng luật quốc tế trước đây, và tìm hiểu những hình thức hợp tác để tôn trọng và thúc đẩy pháp quyền.


Tham gia hội thảo có nhiều quan chức ngoại giao, học giả, chuyên gia của 3 nước. Cuộc thảo luận của họ cho thấy sự hiểu biết chung về tầm quan trọng của pháp quyền đối với việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở các vùng biển châu Á, kể cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Sau khi bế mạc hội thảo, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Yasuhisa Kawamura cho báo chí biết thủ tướng nước ông “đã nhận được đề nghị cung cấp tàu tuần duyên mới cho Việt Nam” và Nhật “đang chuẩn bị cung cấp những tàu mới này”. Trước đó, Nhật đã cung cấp 6 tàu tuần tra đã sử dụng cho Việt Nam./( theo VOA 01.12.2016)

20 Tháng Sáu 2016(Xem: 8448)
"Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông".
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 8682)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đừng quên Trường Sa!
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 8319)
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cũng đã tuyên bố tại một hội thảo khoa học Trung Quốc như sau: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho tàng này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt xuống biển sâu, thăm dò biển sâu và phát triển biển sâu".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 7878)
"Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh".
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 8588)
"Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Eleanor Wang tuyên bố rằng chính phủ của bà Thái Anh Văn, mới nhậm chức hôm 20/5, sẽ giữ nguyên quan điểm mà Đài Bắc đã duy trì suốt 60 năm qua".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 8335)
"Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".
26 Tháng Năm 2016(Xem: 8223)
"Điều đáng nói là căn cứ vào những gì đang được thảo luận, nhân thượng đỉnh G7 mở ra tại Nhật Bản trong hai ngày 26-27/05, Bắc Kinh cũng sẽ phải lãnh một ngón đòn ngoại giao thứ hai vì những hành động quá đáng của họ, đặc biệt là tại Biển Đông".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 8606)
Ngay tại Hà Nội, nhân ngày công du đầu tiên, tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 23/05/2016 đã công khai loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, ông Obama như vậy đã gởi đi một thông điệp cứng rắn hướng về cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 8644)
Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 9654)
"Chiếc lá thuyền chài dường như đang rình rập đàn cá chui vào rọ. Tội nghiệp đàn cá hiền lành rung rinh vẫy đuôi chào mừng phơi lưới giăng giăng. Tội nghiệp, nó là ân nhân mang lại niềm vui cho kẻ nghèo khó. Có bao nhiêu triệu gia đình nghèo ăn cá nhỉ. Tôi cũng không rõ. Chả có thống kê nào ghi chú về điều này. Người nghèo hay dễ bị bỏ quên".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 10885)
Xin minh định: tôi không phải là một nhà viết Sử, biên khảo Sử, hay một nhà hải dương chuyên nghiên cứu về biển - đảo. Tôi chỉ là một nhà báo bình thường sống và làm việc ở nam California, do thôi thúc của nghề nghiệp mà lai vãng tới những "tọa độ" có cơ hội tìm đến. Thế cho nên, những cái gì mà tôi nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy ở Việt Nam - Trường Sa, ... tôi có bổn phận ghi chép lại trong sự hiểu biết giới hạn và có thể không thoát khỏi đặc chứng của tình cảm vụn vặt. (Theo lời người viết)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9371)
Chiến sự Biển Đông: Mũi tên xám lớn: Đường tiến quân xâm lược của Bắc kinh xâm lược Việt Nam và Đông Nam Á. Đồ họa VĂN HÓA MAP - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á"
18 Tháng Tư 2016(Xem: 9055)
"The Washington Post ngày 13/4 nhận định, Trung Quốc có tham vọng cuồng nhiệt là kiểm soát (phi pháp) toàn bộ Biển Đông, phần nào là để xây dựng "công sự/nơi ẩn náu" cho tàu ngầm của họ, khu vực này là một vùng biển có độ sâu trên 2.400 m và rãnh biển có thể giúp tàu ngầm ẩn náu".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 8451)
"Reuters ngày 13/4 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên cho biết, Việt Nam và Philippines đang thảo luận về khả năng diễn tập quân sự và tuần tra hải quân chung trên Biển Đông. Thông tin được đưa ra khi Bộ Quốc phòng hai nước đang tổ chức đối thoại song phương cấp Thứ trưởng về chính sách quốc phòng hai nước lần đầu tiên tại Hà Nội".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 11728)
Tình hình chiến sự biển Đông Năm nay, Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan 981 ra khu vực này rõ ràng cho thấy, ý đồ dùng nó làm công cụ để âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, vở kịch giàn khoan 981 sẽ trở thành một "trạng thái bình thường mới". Dù Việt Nam có phản đối cũng khó ngăn chặn được quyết tâm (dã tâm) này của Trung Quốc.