Nguồn gốc bí ẩn của nhạc jazz

09 Tháng Tư 20178:42 CH(Xem: 5569)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  10  APRIL  2017


Nguồn gốc bí ẩn của nhạc jazz


Christian Blauvelt BBC Culture


image067Bản quyền hình ảnh Wikipedia Image caption Bài Livery Stable Blues của nhóm Original Dixieland Jass Band là bài đầu tiên được ghi âm nhưng bài Tiger Rag sau đó lại ảnh hưởng hơn


Năm thành viên ban nhạc theo thang máy lên tầng 12 tòa nhà công ty Victor Talking Machine ở New York. Họ mặc áo trắng, cài cúc cổ áo nhưng không cà vạt, áo vét đen có vạt bóng. Bài hát họ biểu diễn thì ngờ nghệch, kỹ thuật chơi nhạc bình thường, thời điểm đáng nhớ là kèn clarinet bắt chước tiếng gà gáy, kèn cornet tiếng ngựa hí, kèn trombone tiếng bò kêu. Nhóm Beatles đã không thấy tới. Ấy vậy mà lại là thời khắc đầy ý nghĩa của lịch sử âm nhạc Mỹ. Đó là ngày 26/2/1917, bài hát mới lạ Livery Stable Blues do ban nhạc Original Dixieland Jass chơi là bài nhạc jazz đầu tiên được ghi âm.


Đó là mốc lịch sử quan trọng nhưng ở đó cũng có nhiều vấn đề rắc rối mà nó ám ảnh nhạc jazz và các nhạc pop nói chung kể từ đó. Giống như cuộc tranh luận về những người da trắng bắt chước nhạc của người da đen và nhận nó là của mình. Khi bài Livery Stable Blues được ghi âm, ban nhạc toàn người da trắng đã đạo nhạc của người Mỹ da đen vùng New Orleans. Chúng ta đã biết vụ kiện về ai viết bài Stairway to Heaven hoặc có để Marvin Gaye là đồng tác giả bài Blurred Lines. Nhiều người thay vì mua bản ghi âm bài Livery Stable Blues, bán rất chạy, đã mua các tờ nhạc rời cũng vì cuộc chiến về quyền sở hữu. Chúng ta đều đã nghe các lập luận, thường là của bậc cha mẹ lo cho cái, về cái gì quyết định thị hiếu hoặc kết quả thẩm mỹ trong nhạc pop. Thẩm phán chủ trì vụ kiện về ai sáng tác bài Livery Stable Blues cuối cùng đã phán quyết là do bài hát này không hay và những người soạn ra nó thực tế không đọc được và viết được một tờ nhạc rời nên nó được trả về "lĩnh vực công cộng" và nó không thuộc về người sáng tác nào hết.


Hơn các thể loại nhạc pop khác, nhạc jazz đặc biệt có đầy rẫy những kiểu tranh luận như trên, nhưng những lập luận sôi động nhất trong giới hâm mộ lại còn cơ bản hơn nữa, đó là nhạc gì được gọi là jazz? Nhạc jazz có những thành phần chính không? Cho đến nay các câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, nhưng câu chuyện về bài Livery Stable Blues cho thấy các câu hỏi về thể loại nhạc này có từ lâu lắm rồi.


Chơi chữ


"Jazz" được nêu tên trong quyển "Word of the 20th Century" của công ty American Dialect, từ này đặc biệt vì người ta không biết nó từ đâu ra. Nét đặc trưng của nhạc jazz là nó nhanh và đầy sinh lực. Từ những năm 1860 có một từ lóng của người Mỹ da đen 'jasm' nghĩa là 'sinh lực'. Ngày 14/11/1916 báo New Orleans Times-Picayune lần đầu tiên nói về "ban nhạc jas". Chữ "jas" có thể lấy từ "jasm" nói trên. Hoặc cũng có thể lấy từ hương thơm "jasmine" (hoa nhài) mà gái mại dâm ở New Orleans hay dùng, nhạc jazz một phần được sử dụng ở các nhà chứa. Người tiên phong nhạc jazz Jelly Roll Morton là người đầu tiên sáng tạo cách chơi piano riêng biệt tại những nơi này, và ông nhận tiền 'boa' để quan sát (qua khe cửa) và chơi đàn phục vụ vào lúc gái mại dâm và khách hàng đang hoan lạc.


image068

Bản quyền hình ảnh EJ Bellocq Image caption Gái mại dâm ở quận đèn đỏ ở New Orleans thường dùng nước hoa hoa nhài ('jas') là từ ban đầu của jazz, chứng tỏ nhạc này lấy tên của một mùi thơm.


Ban nhạc jazz Original Dixieland Jass cho biết bí mật về nguồn gốc từ "jazz". Cũng như "jas", từ "jass" có thể có nghĩa tiềm ẩn về tình dục vì nó nghĩa là mông đàn bà. Nhạc sĩ Eubie Blake có trả lời phỏng vấn của National Public Radio trước khi ông mất năm 1983 là "Khi bắt gái ở Broadway, người ta gọi là JAZZ, nhưng xa xưa gọi là JASS. Đó là từ tục, nếu bạn biết nó là gì bạn không dám nói trước mặt phụ nữ." Hoặc có thể khi ban nhạc chuyển từ New Orleans về New York, bọn tinh nghịch hay xóa chữ "J" trên áp-phích (sẽ thành chữ "ass" là đít) làm lãnh đạo ban nhạc ngán ngẩm. Vài tháng sau lầm ghi âm bài Livery Stable Blues, ban nhạc đã đổi tên vĩnh viễn thành Original Dixieland Jazz Band.


Bài Livery Stable Blues cũng giúp trả lời câu hỏi "Nhạc jazz là gì?" bằng cách nêu gốc gác của nó. Nó được cấu trúc khoảng 3 hợp âm và thành 12 nhịp như hầu hết tất cả các bài blue bắt nguồn từ truyền thống người Mỹ da đen. Những âm thanh thô của nó liên kết với bài hát trong lao động mà người nông dân da đen hát. Nhịp habanera của nó thể hiện ảnh hưởng của các giai điệu Ca Ri Bê đối với nhạc New Orleans (đầu thế kỷ 20 mỗi ngày có nhiều phà từ Havana tới New Orleans). Sự lập đi lập lại của nó thể hiện truyền thống gọi và đáp lại của nhà thờ tin lành da đen. Các kèn clarinet, cornet và trombone thể hiện ảnh hưởng của nhạc hành khúc được ưa thích vô cùng ở New Orleans trong và sau Nội Chiến và dẫn tới việc dùng nhiều các nhạc cụ kèn đồng và sáo gỗ. Piano xuất hiện cùng truyền thống của nhạc "ragtime" là thể loại nhạc xuất hiện trước khi có jazz. Và đầu óc khôi hài của nó là từ nghệ thuật hát rong, truyền thống bắt chước một cách hài hước opera và operetta và chế riễu một cách vô cảm về sự chia rẽ da trắng và da đen. Nghệ thuật hát rong thường có nét đặc biệt là các nhạc sĩ da tắng bôi đen mặt để nêu hình ảnh khôi hài của chính mình là đen thì sẽ thế nào, và nó đã là hình thức nhạc được ưa thích nhất từ 1840 đến 1920. Nhưng trong khi nghệ thuật hát rong có việc người da trắng nhại đùa theo ý kiến người da đen thì nhiều nhạc sĩ da trắng khác, như những người trong ban nhạc Original Dixieland Jass Band, lại chọn cách lặp lại truyền thống nhạc của người da đen một cách bừa ẩu.


image069

Bản quyền hình ảnh The Guggenheim, New York Image caption Tranh vẽ "Sắp Đặt Cho Nhạc Jazz" của Albert Gleizes, từ 1915, cho thấy jazz đã rất nhanh trở thành một ý tưởng gây ấn tượng cho nghệ sĩ và giới truyền thông khác.


Chất DNA nhạc trong bài Livery Stable Blues là từ nghệ sĩ da đen và cho thấy là nhạc jazz cơ bản là nhạc Mỹ da đen, ngay cả nếu một ban nhạc toàn người da trắng thu âm nó đầu tiên. Sự hòa trộn đặc biệt của nhịp trống Châu Phi và tiết tấu Ca Ri Bê ở trong bài này dẫn ta tới thời kỳ từ 1817 đến 1843, khi mà nô lệ da đen (từ Châu Phi, Ca Ri Bê, Nam Mỹ) tới tụ tập vào chủ nhật ở quảng trường Congo của New Orleans để chơi nhạc và hòa nhập truyền thống. Những người lai giữa trắng và đen ở New Orleans có văn hoá giống với Châu Âu hơn là Châu Phi. Sau khi có luật Jim Crow 1890 người lai trăng-đen được xếp hạng là "da đen", và họ chỉ được chơi nhạc với người da đen và điều này dẫn tới sự thông hiểu hơn và tăng kỹ năng hơn cho nhạc da đen bởi những người lai này được đào tạo về nhạc cổ điển. Nhạc jazz xuất hiện từ sự hòa trộn của các thể loại.


Nhưng còn về ai là người đã sáng tạo ra nhạc jazz, nếu có thể gán cho một người, thì đây là vấn đề khó. Một số cho rằng Elvis Presley hoặc Chuck Berry sáng tạo ra rock n' roll, số khác lại cho rằng DJ Kool Herc hoặc Grandmaster Flash sáng tạo ra hip hop. Nick La Rocca, người chơi kèn cornet và soạn nhạc của ban Original Dixieland Jass Band nhận là đã sáng tạo ra jazz, mặc dù Buddy Bolden cũng nói thế, hoặc ngay cả nghệ sĩ lai đen Morton (chắc chắn là người đầu tiên viết nhạc jazz) cũng luôn nói ông sáng tạo ra jazz. Như nhà viết sử nhạc jazz Gary Giddins nói, "LaRocca trở thành người phân biệt chủng tộc và tuyên bố ghê rợn là người da trắng sáng tạo ra jazz, thật là kẻ bảo thủ vùng phương Nam." Louis Armstrong thì nhân đức hơn trong quyển "Swing That Music" năm 1936 khi gọi Original Dixieland Jass Band là "dàn nhạc jazz lớn đầu tiên" và rằng LaRocca "đã soạn nhạc cho đạo cụ khác đi so với trước làm cho các bài hát cũ nghe tưởng như là mới." nhưng những thông báo sau này của LaRocca đi theo truyền thống lâu dài của các nghệ sĩ da trắng Mỹ phụ thuộc vào văn hoá người da đen công khai vùi dập nó nhằm biện minh cho việc khai thác nó.


image066

Bản quyền hình ảnh Christie's Image caption Henri Matisse đã làm hẳn một quyển gồm những mảnh cắt nổi tiếng của ông, kèm theo thơ ông viêt, những suy nghĩ, dành cho jazz vào 1947


Không phải chỉ có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và việc chiếm đoạt văn hoá làm cho những người hâm mộ nhạc jazz khó chịu với ban Original Dixieland Jass Band, mà là cả cái sở thích ngu ngốc ở trong đó: đó là những bình luận khích động của LaRocca và cả sự ngốc nghếch bắt chước tiếng kêu động vật khi biểu diễn, kỹ thuật chơi kém trong sự kết hợp âm thanh của họ với nghệ thuật hát rong. Nhưng những tiếng nói lớn nhất mà họ tuyên bố 'đây không phải là jazz' đối với một ban nhạc hoặc một âm điệu nào đó thì thường là của những người bị nhạc jazz ám ảnh phân tách chi ly âm nhạc mà chỉ những người say đắm jazz mới quan tâm. Đây là cuộc nội chiến.


Tuy nhiên nhạc jazz bị tấn công như là một thí dụ của sở thích ngốc nghêch (giống như nhạc rock n' roll và hip hop bị sau đó) bởi những người không hiểu tý gì về nhạc. Tờ The New York Times đã liên tục đăng các bài xã luận từ cuối những năm 1910 và những năm 1920 rêu rao cái nguy hiểm của jazz vì nhạc này liên quan đến nhà chứa; chỉ vài tháng sau khi bản Livery Stable Blues được ghi âm thành công, thì quận đèn đỏ Storyville, trước được các lãnh đạo thành phố New Orleans tha thứ, bị đóng cửa hoàn toàn. Và Edward Baxter Perry viết trong tạp chí nhạc được ưa thích The Etude là nhạc ragtime, (mà ông cũng xếp vào loại jazz như bài Livery Stable Blues và bài Tiger Rag), "là sự loạn đảo phách. Và những nạn nhân của nó theo ông chỉ khỏi được khi điều trị như chó dại bằng liều tiêm chì. Đây chỉ là một giai đoạn thoáng qua trong nền văn hoá nghệ thuật sa sút của chúng ta, hay là một bệnh lây nhiễm đã tới, thí dụ như bệnh hủi, thì chỉ có thời gian mới trả lời được."


Những sự tấn công vào jazz từ bên trong và bên ngoài vẫn diễn ra lúc này. Ngay cả phim La la Land cũng đề cập đến việc này, với Mia, người với biết nhạc jazz, do Emma Stone thủ vai, nói "em ghét jazz", trong khi nhạc sĩ piano Seb, do Ryan Gosling thủ vai, cứ lải nhải về cái gì là jazz và cái gì không là jazz, và jazz có tương lai không, "nó là xung đột và nó là sự thỏa hiệp, nó liên tục mới, và nó đang chết dần."


Trong chuyến đi 100 năm, từ bài Livery Stable Blues cho tới La La Land, nhạc này đã thay đổi khủng khiếp, nhưng sự bàn luận thì vẫn thế. Có lẽ đã đến lúc không bàn nữa và bắt đầu nghe đi./ BBC 07/4/17)


Bài tiếng Anh trên BBC Culture