Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

14 Tháng Ba 20196:13 CH(Xem: 10609)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NONG B  - THỨ SÁU 15 MAR 2019


Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

Thái Sơn

13/03/2019


Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về dự án liên doanh khai thác dầu khí thua lỗ hàng ngàn tỉ tại Venezuela.


image004

Trụ sở PVN tại Hà Nội.Ảnh Ngọc Thắng


C03 vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela, của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ công tác điều tra xác minh, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin2 của PVEP.


Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 với sự hợp tác của liên doanh PVEP và Tổng công ty dầu khí Venezuela, được thực hiện từ năm 2010. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm 2 giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD.


Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.


Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: liên doanh vay 60%, tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, PVN thời điểm đó đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo của các chuyên gia, đồng thời chuyển hàng trăm triệu USD vào dự án.


Đến tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD đã nộp cho Venezuela mà chưa thu được giọt dầu nào. (Thanh Niên/Hồng Hải


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM


Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức


Chí Hiếu


13/03/2019


Đơn xin từ chức của Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, vừa được Hội đồng thành viên Tập đoàn tổ chức cuộc họp để xem xét.



image005

Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn. Ảnh PVN


Nguồn tin Thanh Niên vừa cho biết, Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam mới đây đã có cuộc họp để xem xét đơn xin từ chức của Tổng giám đốc Tập đoàn này, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn.


Tuy nhiên, lý do ông Sơn xin từ chức chưa được tiết lộ.


Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn (57 tuổi), là thạc sĩ công nghệ hệ thống, kỹ sư chuyên ngành công nghệ khai thác dầu khí, tốt nghiệp Trường Đại học Hoá dầu Bacu (Cộng hoà Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ).


Ông từng công tác tại Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) và sau đó tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và lên đến chức Tổng giám đốc doanh nghiệp này. Sau đó, ông Sơn được điều động về PVN làm Phó tổng giám đốc, trước khi ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn vào tháng 3.2016.


Vào tháng 3.2017, Khi Chủ tịch Tập đoàn lúc đó là ông Nguyễn Quốc Khánh mất chức, ông Sơn đã được phân công tạm thời kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐTV một thời gian, đến cuối năm 2017, ông Sơn mới thôi kiêm nhiệm bởi ông Trần Sỹ Thanh được điều động về làm Chủ tịch PVN.


Như vậy, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã có 3 năm ngồi ở 2 vị trí cao nhất của PVN trước khi xin từ chức Tổng giám đốc PVN.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những ai?


09/03/2017


ANTT.VN – Sau khi chủ tịch PVN ông Nguyễn Quốc Khánh nhận quyết định điều chuyển về Bộ Công thương, Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN còn 6 người đều có tuổi đời từ 56-57 tuổi.

image006

Ông Nguyễn Quốc Khánh và ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN


Chiều ngày 09/03, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng xác nhận sẽ trao quyết định điều chuyển ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch PVN về Bộ Công Thương làm việc.


Được biết, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch PVN vào tháng 1-2016 , ông Khánh đã có khoảng nửa năm tạm quyền chức danh Chủ tịch khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Sơn bị thôi chức.


Như vậy, sau khi ông Nguyễn Quốc Khánh nhận quyết định điều chuyển về Bộ Công thương, Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam – PVN) gồm 6 người.


Các thành viên này bao gồm ông Nguyễn Vũ Trường Sơn – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVN, ông Phạm Xuân Cảnh, ông Phan Đình Đức, ông Đinh Văn Sơn, ông Phan Ngọc Trung và ông Nguyễn Tiến Vinh.

image007

Ông Nguyễn Quốc Khánh trao quyết định bổ nhiệm chức danh thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vào ngày 04/03/2016


Ban điều hành của PVN gồm 9 người do ông Nguyễn Vũ Trường Sơn là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Ông Sơn sinh năm 1962, tốt nghiệp kỹ sư công nghệ Khau thác Dầu khí, đại học Hóa dầu Bacu (Liên Xô) và là thạc sỹ Thiết kế công nghệ Hệ thống, đại học RMIT.


Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam – PVN) là công ty nhà nước được quyết định chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu từ năm 2010. Vốn điều lệ hiện tại là 301.400 tỷ đồng. Hiểu Minh
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13610)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 20947)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15436)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13256)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19219)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30024)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13184)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 13384)
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, một khuôn mặt lớn trong nền văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ trước năm 1975 đến nay, là người thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vừa qua đời tại Quận Cam, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017, hưởng thọ 87 tuổi. (Tin Việt Báo - Xem thêm: E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian - Lê Diễm Chi Huệ: Minh Đức Hoài Trinh - Cánh Hoa Rụng Giữa Trời Man Man)
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 11016)
Việt Nam - Indonesia làm hòa