VN tiến hành khai thác dầu khí trong vùng biển EEZ khẳng định lưỡi bò vô giá trị

06 Tháng Bảy 201711:31 CH(Xem: 20911)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  SÁU 07 JULY  2017


VN tiến hành khai thác dầu khí trong vùng biển EEZ khẳng định lưỡi bò vô giá trị


VĂN HÓA


Lý Kiến Trúc


07/7/2017


image002

Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)


Một quyết quyết có tính cách chính trị lịch sử của chính phủ Việt Nam là đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó bao gồm cả các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, Tư Chính - Vũng Mây, đông Phú Khánh.


Việt Nam nhiều lần bác bỏ luận điệu của Trung Quốc nói rằng  57 lô dầu khí của Việt Nam ở trong vùng biển tranh chấp, điều này hoàn toàn không có cơ sở và không có giá trị. Các vùng tranh chấp hiện diễn ra ngoài biên vùng biển đặc quyền kinh tế.


Việt Nam nhấn mạnh là Trung Quốc đã căn cứ trên “đường lưỡi bò” phi lý mà cả thế giới đều không công nhận để nói rằng sự tồn tại 57 lô dầu khí trên là hoàn toàn không có cơ sở và không có giá trị.


Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật biển quốc tế UNCLOS 1982. 


Vào ngày 1 tháng 5, 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm nhập vào lô dầu khí 143 của Việt Nam đã bị toàn thể nhân dân VN và thế giới xuống đường biểu tình lên án dữ dội.


Tại khu vực này, hiện có rất nhiều công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động, ví dụ như Gazprom (Nga), ExxonMobil (Mỹ), ONGC (Ấn Độ), Talisman (Canada), Murphy (Mỹ), Santos (Úc), vv …  (Theo lời ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cung cấp tại buổi báo quốc tế ở Hà NỘi).


Báo Văn Hóa cho rằng sự kiện ông Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tức giận rời Hà Nội bỏ về nước hôm 18/6/2017 không vì nguyên nhân là do Việt Nam đã "nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải" mà tiếp tục cho Mỹ và Tây Ban Nha khai thác hai dự án ngoài khơi của Việt Nam, đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil ở lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ - Tây Ban Nha ở lô 136-03. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển Đông Nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.


Trong bản Tuyên bố chung Việt-Hoa 15/5/2017 giữa ông Trần Đại Quang và ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, hai bên đã đồng ý "Kiểm soát tốt bất đồng trên biển", một trong điểm kiểm soát bất đồng cốt lõi của Việt Nam là không chấp nhận giá trị chủ quyền của đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ.


Thực tế giá trị chủ quyền của lưỡi bò 9 đoạn là chủ quyền ảo nhưng có lúc đã khiến dư luận lung lay trước cơn bão của truyền thông Trung Quốc và bọn tay sai.


Hôm 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ở La Hay đã ra phán quyết rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước.


Toà kết luận rằng không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.


Báo Văn Hóa Online - California nhiều lần đã phân định các vùng biển phía nam Trung Quốc gồm có: biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển Malaysia, biển Brunei, biển Indonesia và biển nam Trung Quốc, (không kể Đài Loan dù nước này chiếm đảo Ba Bình có vị trí nằm giữa quần đảo Trường Sa).


image003

Vùng Biển Quốc Tế nằm bên trong đường 26 đoạn. Ba đường trắng từ Tây sang Đông và ngược lại là đường tự do lưu thông hàng không. Hải đồ minh họa của VĂN HÓA.


Danh xưng các vùng biển này tuy chưa xác định ở Công ước quốc tế về biển nhưng trong những ngày sắp tới, bổn báo Văn Hóa tin rằng qua các cuộc tranh cãi về điều kiện cụ thể tiến tới bản thỏa ước COC đặc thù của vùng biển có con đường lưu thông quốc tế, bản đồ EEZ của các nước tranh chấp sẽ được xác định, các danh xưng mới sẽ hình thành, và quan trọng nhất hải đồ của vùng BIỂN QUỐC TẾ sẽ quy định quyền tự do lựu thông hàng hải - hàng không mà tất cả các quốc gia có quyền thụ hưởng.


Vùng Biển Quốc Tế là vùng biển sẽ được xác lập sau khi các cuộc thương thảo giữa ASEAN + 2 chung cuộc; tuy vùng biển này lọt thỏm ở khu vực Đông nam á châu, cho nên danh xưng của nó sẽ được quyết định trên các luận cứ khoa học - kỹ thuật và tình hình thực tế của các nước ven biển.


Ngày 12/7/2016, Mẫu hạm  USS Ronald Reagan đang lưu thông trên vùng biển quốc tế giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hạm trưởng Donnelly cho biết: "Tôi là Hạm trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy USS Ronald Reagan,chúng tôi đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".


Sau một thời gian ngưng nghỉ do áp lực của Trung Quốc, Việt Nam tiến hành khai thác hai lô dầu khí 118 và136-03, với sự hợp tác của Mỹ - ExxonMobil và Talisman - Tây Ban Nha là một quyết định chính trị không ngoan sau cuộc hội đàm giữa ông Phúc và ông Trump ở tòa Bạch Ốc hôm 31.5.2017./ (lkt)


image004

Ngày 20/4 năm 2014, bổn báo Lý Kiến Trúc tìm ra bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây đã được xây dựng xác lập từ thời VNCH năm 1956.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13572)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15410)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13232)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19199)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30002)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13170)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 13362)
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, một khuôn mặt lớn trong nền văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ trước năm 1975 đến nay, là người thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vừa qua đời tại Quận Cam, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017, hưởng thọ 87 tuổi. (Tin Việt Báo - Xem thêm: E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian - Lê Diễm Chi Huệ: Minh Đức Hoài Trinh - Cánh Hoa Rụng Giữa Trời Man Man)
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 10994)
Việt Nam - Indonesia làm hòa