Thế "mạnh, yếu" của Trump và Kim ở Hà Nội

26 Tháng Hai 20197:24 CH(Xem: 11745)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 27 FEB 2019


Thế "mạnh, yếu" của Trump và  Kim ở Hà Nội

image001

Tổng Thống Donald Trump bước ra cửa Air Force One"hiên ngang" khi chuyên cơ đáp xuống Nội Bài chiều 26/2/2019; Chủ tịch Kim Jong Un ngồi trong xe bọc thép vẫy tay chào mọi người.. Ảnh phải: Tuổi trẻ. Ảnh trái: Zing.vn


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

27/2/2019


Tổng quan


*


Ngày 6/8/1945: Trái bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ mang tên mật mã "Little boy - thằng nhỏ" thả xuống hủy diệt thành phố Hiroshima, ba ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai có tên mật mã "Fat Man - thằng béo") thả xuống hủy diệt thành phố Nagasaki, Nhật Bản hoàn toàn đầu hàng đồng minh.


Năm 1948: Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên láng giềng và cũng là kẻ thù Nhật Bản nhận ra sức mạnh khủng khiếp, sự hủy diệt to lớn của vũ khí nguyên tử.


Ngày 25/6/1950: Quân đội Kim Nhật Thành tràn qua vĩ tuyến 38 đánh qua Seoul -Nam Hàn với chiêu bài thống nhất đất nước. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 đến năm 1953. Không thành, Kim rút quân về bắc. Hàng triệu người dân chết trong cuộc chiến ngắn ngủi 3 năm.


Ngày 27/7/1953: Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên được liệt cường quốc tế ký kết chia đôi Triều Tiên thành hai miền Nam - Bắc Hàn. Tòa nhà nơi Hiệp định được ký kết gọi là Bàn Môn Điếm vẫn còn tồn tại đến ngày nay.


Ngày 7/4/ 1969: Bắc Hàn bắn rơi một máy bay trinh thám Mỹ; TT Mỹ Nixon họp Hội đồng An ninh Quốc gia.


Ngày 15/4/1969: Vào lúc 07:00 giờ địa phương ngày thứ ba, chiếc máy bay Constellation loại EC-121M, một phi cơ trinh thám, không vũ trang của Đệ Thất Hạm đội cất cánh từ phi trường NAS Atsugi, Nhật Bản, với sứ mệnh thu thập thông tin trong khuôn khổ công tác tình báo có mật mã là Deep Sea 129. Từ NAS Atsugi, EC-121M bay về phía tây bắc, xuyên qua vùng biển Nhật Bản trước khi hướng về phía đông bắc để tiến tới Liên Xô.


Vừa qua biển Nhật Bản, EC 121M bị hai chiếc MiG-21 của Bắc Hàn bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Bắc Hàn 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn 31 người (30 nhân viên và 1 thủy quân lục chiến) tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.


Vừa mới dọn vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Nixon chưa kịp quan tâm đến vấn đề Bắc Hàn nên ông đã hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng nhiên lại bị ông Kim Il Sung khiêu khích. Chính phủ Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) cũng không hiểu được vụ tấn công này. (theo Nguyễn Tiến Hưng)


Năm 2011: Kim Jong Un mới khoảng 26 tuổi "lên ngôi Vua" Bắc Hàn. Un là cháu nội của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), là con trai của người lãnh đạo tối cao thứ nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il.


Thế giới bắt đầu chú ý đến Kim Jong Un khi ông chủ tọa buổi diễn binh khổng lồ của quân đội Bắc Hàn, đi kèm với những quả tên lửa nguyên tử lần đầu tiên xuất hiện công khai ra thế giới hôm 08/2/2018.


image003


Ba đời dòng họ Kim cai quản một đất nước nghèo đói sống dưới một chế độ độc tài tàn bạo nhất trên thế giới, trong bộ đồng phục hắc ám kiểu Mao (mà ngay cả những lãnh tụ của Trung Cộng giờ đây cũng chê bai và từ bỏ để mặc bộ “complet” như Âu Mỹ), cùng với bộ tóc cắt đứng chẳng giống ai. Nhân vật này đã đưa ra lời hứa rằng ông ta sẽ “khống chế cái lão già Mỹ ngu ngốc và bệnh hoạn bằng hoả lực” (to tame the mentally deranged US dotard).


Đối thủ của Kim Jong Un, TT Trump nhạo báng anh ta là “một chú lùn hoả tiễn” (a little rocket man) và ông sẵn sàng dùng “hoả lực và cuồng nộ” để trả đũa và lớn tiếng đe doạ ngay tại Đại Hội Đồng Liên Hiện Quốc là ông có thể tiêu diệt bình địa Bắc Hàn. Sau đó, TT Trump cũng còn khoe rằng trên bàn làm việc của ông ở Phòng Bầu Dục cũng có cái nút bấm bom nguyên tử, và cái nút đó còn lớn hơn cái nút bấm của Bắc Hàn! (theo Wikipedia và Nguyễn Tiến Hưng)


Bắc Hàn tuyên bố hồi đầu năm nay rằng nước này đang trong giai đoạn cuối của việc phát triển tên lửa tầm xa - tên lửa xuyên lục địa (intercontinental missile) với đầu đạn nguyên tử. Sau đó họ phóng tên lửa Pukguksong-2 tới khu vực 200 dặm cách Nhật Bản. Tên lửa này là mới lạ đối với các nhà quân sự chuyên theo dõi Bắc Hàn.


Ngày 5/4/ 2017, Bắc Hàn bắn một tên lửa ngay trước cuộc họp giữa ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ. Tên lửa được phóng đi từ Sinpo, một thị trấn trên bờ biển phía đông của Bắc Hàn, bay 37 dặm trước khi rơi xuống biển.


Đây là diễn biến tiếp theo việc Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm trung vào ngày 11 tháng 2 trước đó, trong khi Tổng thống Trump đang tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tại Mar-a-Lago.


Tên lửa này mang tên Pukguksong-2, sử dụng nhiên liệu rắn, một bước tiến kỹ thuật đáng kể. Các chuyên gia Mỹ cho rằng nó sẽ có thể được dễ dàng cất giấu trong nhiều đường hầm, nhưng nó có thể được phóng đi rất nhanh. Tên lửa này là loại KN-15, một tên lửa tầm trung loại mới, có khả năng chứa nguyên tử.


image004


Sau vụ bắn tên lửa ngày 5/4/2017, ông Tillerson tuyên bố: "Hoa Kỳ đã nói đủ về Bắc Hàn rồi, chúng tôi không còn gì để nói thêm nữa." Đây là ám chỉ 'chúng tôi sẽ hành động'.


Sáng 29/8/2017, tên lửa Bắc Hàn bắn qua đầu vùng trời Hokkaido. 6h07, khi người ta còn chưa kịp trốn chạy, quả tên lửa với vận tốc hơn 12.000 km/h đã lao vút khỏi không phận Nhật Bản và hướng ra Thái Bình Dương. Điểm rơi của các tên lửa Triều Tiên trong các đợt bắn thử từ đầu năm đến nay đều là biển Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng cách từ điểm rơi tới lãnh thổ Nhật Bản ngày càng được rút ngắn sau mỗi đợt bắn thử.


Không quả tên lửa đánh chặn nào của Nhật Bản được rời ống phóng.


image005

Thông điệp khẩn của chính phủ Nhật Bản về vụ bắn thử tên lửa tầm xa của Bắc Hàn bắn qua đầu Nhật Bản sáng 29-8-2017.  Ảnh: REUTERS


Ngày12/9/ 2017: Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu 15-0 ủng hộ nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo cấm Bắc Hàn xuất khẩu than, chì và hải sản.


Các biện pháp trừng phạt mới được thông qua hôm thứ Hai sau khi Hoa Kỳ bỏ một số đề xuất khắt khe mà họ tuyên bố hồi tuần trước, bao gồm lệnh cấm vận dầu và các biện pháp đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.


Ngày 24/12/2017: Bắc Hàn mô tả các biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc áp vào nước này là một "hành động gây chiến", thông tấn xã cho hay.


image006

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu nhất trí áp dụng các biện pháp chế tài cứng rắn hơn với Bắc Hàn.


Các biện pháp trừng phạt mới được thông qua hôm thứ Hai sau khi Hoa Kỳ bỏ một số đề xuất khắt khe mà họ tuyên bố hồi tuần trước, bao gồm lệnh cấm vận dầu và các biện pháp đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.


Thông tấn xã KCNA của Bình Nhưỡng trích lời Bộ Ngoại giao Bắc Hàn nói rằng các biện pháp đó tương tự như một cuộc phong tỏa kinh tế.


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp các biện pháp trừng phạt mới để đáp trả các vụ thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.


Dự thảo nghị quyết của Mỹ gồm các biện pháp cắt giảm nhập khẩu xăng dầu của Bắc Hàn đến 90%.


Bắc Hàn đang hứng chịu một loạt lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và EU. (theo BBC)


Ngày 6 tháng 3/2018, Bắc Hàn phóng bốn tên lửa vào vùng biển gần Nhật Bản. Bằng cách bắn bốn tên lửa cùng lúc, Bắc Hàn phô trương khả năng cùng một lúc phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Nhật và hàng không mẫu hạm Mỹ, theo các quan chức quốc phòng Nam Hàn cho hay.


Ngày 20/3/2018, Bắc Hàn lại thử nghiệm sau khi Ngoại trưởng Tillersoncảnh cáo rằng chính quyền của Tổng thống Trump có thể có hành động quân sự đánh phủ đầu nếu Bắc Hàn nâng cao "mối đe doạ vũ khí "đến một mức độ được coi là không thể chấp nhận được."


Ông Tillerson kêu gọi một giải pháp mới vì tất cả "các nỗ lực chính trị và ngoại giao trong 20 năm qua để đưa Bắc Hàn tới chỗ phi nguyên tử đều đã thất bại".


Ngày 12/6/2018: Tổng thống Trump Mỹ và lãnh tụ Kim Jong Un Bắc Hàn gặp nhau lần thứ  nhất tại "Hội nghị thượng đỉnh Singapore".


image007

Dường như Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un ưa thảo luận riêng với nhau ngoài sân cỏ ở Singapore vào ngày 12.6.2018 . Ảnh: AFP


**


Bắc Hàn hiện có thể đã sở hữu được khoảng từ 20 đến 60 vũ khí hạch tâm và có thể cũng đã có phi đạn đạn đạo bay xa đến tận thềm lục địa Hoa Kỳ.


Vấn đề đặt ra họ Kim có chịu "nhường nhịn" Mỹ để từ bỏ kho vũ khí nguyên tử là tài sản vô giá, là lá bài tẩy lợi hại của Bắc Hàn, một tiểu quốc bên cạnh anh khổng lồ hung hãn Trung Nam Hải (chứ không phải là Nam Hàn hay Nhật Bản).


Nhiều chuyên gia quốc tế lưu ý rằng có thể mất tới nhiều năm để phá dỡ các chương trình nguyên tử cũng như các căn cứ tên lửa hạt nhân của Bắc Hàn.  


Có nhận định cho rẳng những biện pháp trừng phạt gây áp lực về kinh tế, phong tỏa tài khoản Bắc Hàn của TT Trump và Liên Hiệp Quốc đã dẫn tới việc thuyết phục Kim Jong Un quay trở lại đàm phán sau thượng đỉnh kỳ 1 Trump-Kim tại Singapore ngày 12/6/2018.


Việt Nam có nhiều điều kiện lý tưởng được cả hai phía đồng ý chọn làm nơi đăng cai hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần 2 diễn ra vào hai ngày 27-28/2019.


Dù phái đoàn của TT Trump đến Hà Nội "biểu diễn" một lực lượng tiền trạm, hậu cần khổng lồ chưa từng có, nhưng hình ảnh và sự kiện Chủ tịch Kim đến Việt Nam được Hà Nội "đánh bóng rầm rộ và dành cảm tình đặc biệt" rất bài bản từ ga Đồng Đăng- Lạng Sơn đến thủ đô Hà Nội, thậm chí Hà Nội còn tỏ ra rất lo lắng cho sự an toàn nhân thân lãnh tụ vĩ đại bằng cách điều cả thiết giáp, quân đội xuống đường bảo vệ các tuyến đường cho xe Kim chạy qua.


Bộ chính trị Hà Nội đã cử Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đến tận ga Đồng Đăng đón ông Kim.


Nhận định về hội nghị Trump - Kim, có thể sẽ có nhiều giải pháp bãi bỏ lệnh trừng phạt trên bàn hội nghị hoặc ngoài sân cỏ vào hai ngày 27-28/2019. Dự trù ông Trump và Kim sẽ gặp nhau thảo luận nhiều lần.


Cũng có ý kiến cho rằng các thỏa thuận liên quan đến việc phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon và các căn cứ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa đổi lấy việc bãi bỏ lệnh trừng phạt của Liên hiệp Quốc và chương trình đầu tư tái thiết hậu chiến của Mỹ.


Trước khi diễn ra hội nghị, như một lời nhắn nhủ, TT Trump đã tuyên bố Bắc Hàn sẽ trở thành cường quốc kinh tế nếu như từ bỏ vũ khí hạt nhân .


Tuy nhiên, ông Trump lặp đi lặp lại rằng ông "không vội" trong việc ép Bắc Hàn giải trừ hạt nhân. "Tôi không muốn thúc bách bất kỳ ai. Tôi chỉ không muốn việc thử nghiệm. Chừng nào mà không xảy ra việc thử nghiệm thì chúng tôi sẽ vẫn vui". (theo BBC 25/2/19)

image008

Tổng thống Trump nói với các Thống đốc tiểu bang Hoa Kỳ hôm 25/2/2019 rằng Bắc Hàn có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Viết trên Twitter, TT Trump nói rằng nước này có "nhiều tiềm năng để phát triển nhanh chóng hơn bất kỳ nước nào" nếu như từ bỏ vũ khí hạt nhân.


image009

Đoàn xe của Chủ tịch Kim Jong Un được đội cảnh sát giao thông hộ vệ dẫn đầu chạy qua đường phố Hà Nội hôm 26/2/2019. Một người dân đứng bên đường vẫy cờ Mỹ và Việt Nam. AP.


Thế nhưng, thế "mạnh" của ông già gân Trump 74 tuổi dựa trên các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn có bẻ gẫy sức mạnh nguyên tử của Bắc Hàn, có tương thích với thế "mạnh" của họ Kim 34 tuổi trong tay là một thị trường béo bở hoang sơ 25 triệu dân và kho vũ khí hạch tâm.


TT Trump đã đặt cược quá lớn vào ván bài Kim Jong Un trong chính sách đối ngoại của ông ở Á châu, giới quan sát chính trị cho rằng không ai có thể lường được sự "phản phé" của trùm cộng sản họ Kim, giới đối lập sẽ lợi dụng vào ván cờ đảo ngược này để hạ uy tín Trump trong kỳ bầu cử tổng thống sắp tới.  


Thế "mạnh" của họ Kim sẽ là người "bạn tốt", là "hạt nhân nặng ký" giúp cho TT Trump trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2 nếu ông Trump tái ứng cử. (TT Trump từng gọi Kim Jong Un là người yêu nước vĩ đại), ngược lại thế "yếu" Kim sẽ phải nhức đầu với bàn dân Bắc Hàn vốn chịu đựng chế độ độc tài tàn bạo 66 năm khi dân chúng bắt đầu va chạm với thế giới thị trường tự do dân chủ.


Cái đầu nguyên tử của Kim sẽ "deal" với Trump những gì ngoài chuyện giải trừ vũ khí hạt nhân? Bắc Hàn từ lâu nay nói rằng họ sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trừ phi Mỹ rút quân khỏi Nam Hàn, nhưng ai cũng biết đó chỉ là luận điểm xưng hùng xưng bá dựa trên vũ khí giết người hàng loạt đối với an ninh khu vực gần nhất là Nam Hàn,  Nhật Bản, kể cả Trung Quốc.


Trước mắt họ Kim - thế hệ thứ ba trẻ tuổi, một Bắc Hàn sẽ mở cửa tiếp cận với thế giới tư bản, tạo cho mình tư thế độc lập với Trung Quốc (muốn độc lập phải có sức mạnh quân sự), và từ từ tiếp nhận vòng tay hào hiệp của Mỹ. Việt Nam cũng rất muốn mở vòng tay hào hiệp với Bắc Hàn và sẽ "deal" với họ Kim (theo tác giả là về nguyên tử), nếu mọi hoạt động trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra thành công tốt đẹp ở Hà Nội.


Tất nhiên trong tay họ Kim đang có nhiều thứ để "deal", trong đó nguyên tử, tài sản vô giá của Bắc Hàn khiến nhiều nước "thèm thuồng lẫn lo ngại". Tên lửa mang đầu đạn hat nhân tầm xa của Bắc Hàn bất ngờ bắn qua đầu Nhật Bản còn khủng khiếp hơn trái bom "little boy" khiến các khoa học gia, các nhà quân sự thế giới phải chúi mũi vào.


Hơn lúc nào hết, cái đầu nguyên tử họ Kim nổi tiếng buôn lậu săng dầu và các dịch vụ đen đôla, đã nhìn thấy một Bắc Hàn tụt hậu, nghèo đói, tự cô lập, cách ly với thế giới phẳng trải qua hai đời của ông nội và cha là một sai lầm thế kỷ.


Mọi người không thể quên nổi hình ảnh Kim Jong Un là một lãnh tụ trẻ tuổi nhưng rất tàn độc, tuy chỉ mới lên cầm quyền có vài năm từ một vị thế trước đó ít ai biết đến. Ông ta đã từng ra lệnh giết chết người chồng của bà dì hay cô ruột của mình dù rằng đó là người đã yểm trợ và bảo vệ chức vụ cho ông trong những ngày đầu tiên. Kim Jong Un cũng là người đã ra lệnh cho giới tình báo giết chết anh ruột của mình ở hải ngoại. Trong nước, tất cả những tướng tá cao cấp đều rất sợ ông ta như sợ cọp vì có thể bị ra lệnh xử tử bằng những hình thức tàn bạo như để cho chó giữ cắn đến chết nếu như bị tình nghi là không tuân lệnh hoặc có ý đồ làm phản. (theo Nguyễn Tiến Hưng).


Theo BBC, Kim Jong Un đến Việt Nam vàp thời điểm Việt Nam gần như đã mở cửa toàn bộ nền chính trị và kinh tế để trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á - Ngân hàng Thế giới cho biết GDP của nước này có thể đạt 6,6% trong năm nay. Và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được điều này trong khi vẫn giữ được quyền lực tuyệt đối.


Hà Nội không cho phép sự tồn tại của các nhóm đối lập, duy trì "sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp" với quân đội và công an. Theo tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế, đã thực hiện một "cuộc đàn áp không ngừng đối với giới bất đồng chính kiến". Việt Nam xếp ngay trên Bắc Triều Tiên đứng cuối bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2018 của Phóng viên Không Biên giới.


Nhưng việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn ở Hà Nội chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã đi một chặng đường dài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam vào năm 1975.


Một nền kinh tế đang bùng nổ và vai trò tương đối nổi bật trên toàn cầu nhưng kèm theo sự kiểm soát xã hội chặt chẽ sẽ rất hấp dẫn đối với ông Kim.


Thế nhưng họ Kim có đủ sáng suốt và can đảm xóa sổ át chủ bài của mình là vũ khí nguyên tử để mở cửa thị trường cho 25 triệu người dân Bắc Hàn "bon chen" với thế giới; chiếc xe Mercedes bọc thép của Kim vẫn có cửa kính cho Kim nhìn thấy phố xá tấp nập, nhìn thấy người anh em đồng chí chuyên chế độc đảng Hà Nội đã bỏ ra hàng chục triệu đôla để tổ chức một hội nghị quốc tế hào nhoáng không kém gì Singapore năm 2018.


Điểm nóng đối với "người yêu nước vĩ đại họ Kim" trong việc đất nước Triều Tiên đã bị chia cắt Nam - Bắc 66 năm qua (1953 - 2019) đã đến lúc phải chấm dứt. Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cùng thúc đẩy nghị quyết 2018 "hòa giải hòa hợp" tạo tiền đề cho một nước Đại Hàn (Korea) thống nhất dưới một lá cờ hòa bình./ (lkt)


image010

Chủ tịch Kim Jong Un (giữa) chuẩn bị ký tên vào sổ lưu niệm bên cạnh em gái Kim Yo Jong trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In (trái) tại tòa Nhà Hòa bình ở phía nam làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018.

17 Tháng Tư 2016(Xem: 15234)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15737)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13573)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15491)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18185)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15712)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16256)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16269)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17513)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21437)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14868)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13551)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20499)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16645)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13084)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13558)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14084)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14638)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".