Mùa Giáng Sinh có đủ nồng ấm để bình thường hoá quan hệ VN-Vatican?

25 Tháng Mười Hai 201810:20 CH(Xem: 10644)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 26 DEC 2018


Mùa Giáng Sinh có đủ nồng ấm để bình thường hoá quan hệ VN-Vatican?


Phêro Nguyễn Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Hà Nội


24/12/2018


image006image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Bản quyền hình ảnh Thai An


Trong niềm hân hoan đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần và một mùa xuân sắp tới, người Công Giáo Việt Nam đón nhận tin vui, dù nó không hoàn toàn trọn vẹn.


Đó là việc Nhà Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà Thờ Giáo Xứ Thủ Thiêm thuộc Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh không bị di dời - có thể ảnh hưởng đôi chút nhưng về cơ bản vẫn không bị phá bỏ, di dời. Thông tin này được loan báo trên mạng xã hội chứ chưa thấy được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thông của nhà nước nhưng cũng đủ làm cho giáo dân vui mừng.


Thông tin vui mừng thứ hai là việc Đức Thánh Cha đã tạo lập giáo phận mới, giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Việt Nam.


Giáo phận Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ giáo phận Vinh, nằm trên địa giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Mọi người hay nói vui là giáo phận Bình Tĩnh (Quảng Bình - Hà Tĩnh), bởi việc thành lập giáo phận này cũng được diễn ra một cách rất "bình tĩnh". Hồ sơ xin chia tách và lập giáo phận Hà Tĩnh đã được lập từ khoảng 20 năm trước nhưng tới nay mới được phía chính quyền cho phép.


Tại sao nói là niềm vui chưa trọn vẹn? Bởi hồ sơ xin chia tách hai giáo phận Vinh và Hưng Hóa được trình nhưng mới chỉ được công nhận việc chia tách giáo phận Vinh chứ chưa cho phép Hưng Hóa được chia tách.


Hơn nữa, theo nhiều nguồn tin khả tín thì việc chia tách Vinh còn kèm theo gói điều kiện là Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp sẽ rời Vinh.


Thực ra, những tin tức này dẫu có được hiểu là những niềm vui nhưng nó chưa thể biểu lộ được những mong muốn mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung cũng như giáo dân nói riêng mong chờ. Bởi họ còn mong chờ lớn hơn là bầu khí quan hệ giữa Tòa Thánh (Vatican) và chính quyền Việt Nam sẽ cải thiện như thế nào.


Image caption Phêro Nguyễn: "Tin tức lan truyền trên mạng xã hội dịp trước Giáng Sinh 2018 nói Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm sẽ không bị di dời, tuy tin này chưa được chính thức loan báo trên truyền thông chính thức của nhà nước."


Dẫu vậy thì những tin tức sau vòng đàm phán thứ bảy cũng cho thấy một một quan hệ nồng ấm hơn và hy vọng sẽ cải thiện sâu sắc hơn trong tương lai gần mà người tín hữu Công Giáo còn nghĩ đến viễn cảnh là họ được đón Đức Giáo Hoàng Phanxico tới thăm Việt Nam, hay cụ thể hơn đi viếng Đức Mẹ La Vang trong thời gian rất sớm.


Giáng Sinh ở Việt Nam


Giáng Sinh không phải của riêng người Công Giáo hay những Kito Hữu nữa. Giáng Sinh bây giờ của tất cả mọi người.


Những năm gần đây, người Việt Nam giao lưu nhiều với bạn bè thế giới và văn hóa chúc mừng Giáng Sinh có mặt ở mọi nơi cho dù những lời chúc mừng Giáng Sinh đến từ những người không hẳn là Kitô hữu gửi tới những người có khi cũng không phải Kitô hữu. Phật tử hay Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo hay Tin Lành, Hồi Giáo hay Công Giáo có lẽ cũng vẫn chúc mừng Giáng Sinh lẫn nhau.


Thực ra, Công Giáo đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, khi những linh mục dòng Tên đến truyền đạo ở Việt Nam và năm 2010-2011 đã kỷ niệm 300 thành lập Giáo Phận tại Việt Nam.


Vì thế, lễ Giáng Sinh đã có ở Việt Nam rất lâu rồi nhưng sự hân hoan trên đường phố có lẽ chỉ xuất hiện ngót 30 năm nay sau khi Việt Nam mở cửa kinh tế và những Kitô hữu là các nhà đầu tư nước ngoài mang văn hoá Giáng Sinh tới đây cùng với những du học sinh ở nước ngoài về nước. Nó cho ta có cảm giác như đây là đất nước của Kitô Giáo dẫu con số giáo dân chỉ chiếm khoảng từ 6,5 đến 8 triệu.


Nếu hiểu theo yếu tố thần học tín lý thì Ngày Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Ngôi Hai Thiên Chúa tức Chúa Giêsu Kitô giáng trần lần thứ nhất, đồng thời cũng mong chờ hướng tới ngày Chúa giáng trần lần thứ hai, ngày mà Chúa quay trở lại trong uy quyền và vinh quang để phán về xấu tốt thật giả để đưa tất cả về với Nước Trời.


Ngày đó, người Kitô hữu gọi là ngày Cánh Chung, tức là ngày tận thế, ngày của sự huỷ diệt. Ngày đó là ngày nào thì không biết nhưng người Kitô hữu luôn hướng tới.


Vì sao là ngày 25/12?


Chính xác thì việc tổ chức Giáng Sinh mới chỉ bắt đầu từ Thế kỷ 4 chứ không phải ngay sau khi Chúa giáng trần.


Trong Kinh Thánh nói rằng khi Chúa hài nhi sinh ra trong một cái máng cỏ tại hang đá ở Bethlehem, vùng đất thuộc Palestine bây giờ, thì có những mục đồng đang chăn gia súc và hướng theo các vì sao để tìm về miền đất mà được các nhà tiên tri báo rằng Thiên Chúa giáng trần.


Vào thời điểm cuối tháng 12, ở Trung Đông rất lạnh, không thể có mục đồng chăn gia súc ngoài đồng cỏ và bầu trời không thể nhìn thấy các vì sao. Các nhà khoa học Úc gần đây nói rằng, ngày chúa Giáng Sinh có lẽ là ngày 17 tháng 6 mà cũng không phải là năm thứ nhất công nguyên mà phải lệch một vài năm.


Nhưng vì sao lại là ngày 25 tháng 12 mà không phải là ngày khác?


Câu trả lời là ngày 25 là ngày người ta kỷ niệm ngày Thần Mặt Trời. Ngày bắt đầu của mùa xuân, người ta đón chào sự xuất hiện của mặt trời sau một mùa đông băng giá. Và Chúa cũng được người Kitô hữu ví như mặt trời và sự Giáng Sinh của Chúa như là sự xuất hiện của mặt trời mùa xuân. Và ngày đó là ngày 25 tháng 12, vì thế nên người Kitô hữu kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.


Màu chủ đạo của Giáng Sinh là màu xanh và màu đỏ.


Giáng Sinh hiểu theo góc độ xã hội học còn là ngày của tình yêu và hoà bình. Màu xanh là màu của hy vọng, màu xanh của sự sống, màu của niềm tin, màu của hòa bình. Còn màu đỏ là màu của tình yêu, của màu đỏ trái tim và màu đỏ của máu. Rực đỏ như trái tim người đang yêu.


Màu đỏ của máu là màu của sự hy sinh để có tình yêu và sự sống. Màu đỏ là màu máu đổ xuông của Chúa để làm giá chuộc cho sự sống muôn đời. Khi máu đổ xuống, Chúa đã nói rằng xin Cha hãy tha thứ cho những nguời này (những người đem Chúa đi chịu chết) bởi họ không hiểu được những điều tội lỗi mà họ đang làm.


Vì thế Giáng Sinh cũng là thời điểm bắt đầu lại một chu kỳ mới với niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sống mới.


Nhưng niềm hy vọng nó cần phải hiểu trên cơ sở thực thế của cuộc sống.


Image caption "Giáng Sinh cũng là thời điểm bắt đầu lại một chu kỳ mới với niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sống mới"


Và trong chiều hướng đó, người Công Giáo luôn mong chờ một sự nồng ấm trong quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam. Bởi họ vừa là đối tượng bị tác động và là đối tượng thụ hưởng từ quan hệ này.


Kể từ sau năm 1954, ở Miền Bắc và sau 1975 ở Miền Nam, Tòa Thánh La Mã không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam.


Để nối lại quan hệ, hai bên đã tiến hành bảy vòng đàm phán. Vòng đàm phán thứ bảy vừa mới diễn ra tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 12. Hai bên đã tiến tới nhiều sự đồng thuận. Đồng thuận lớn nhất là việc thiết lập Đại Diện Thường Trú tại Hà Nội.


Thông tin này sẽ được loan báo vào dịp viếng thăm Hà Nội của Thủ Tướng Tòa Thánh, dự kiến đầu năm tới. Đây là bước tiến quan trọng để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao.


Quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh


Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất đồng.


Bất đồng lớn nhất là việc Giáo hội đòi lại những tài sản trước đây mà hiện đang được quản lý bởi chính quyền.


Sự căng thẳng trong việc tranh chấp này đã dẫn đến những biến cố lớn kéo theo sự tụ tập, phản đối của hàng vạn giáo dân tại nhiều địa điểm trên toàn quốc, điển hình như tại 42 phố Nhà Chung và 178 phố Nguyễn Lương Bằng ở Hà Nội.


Image caption Phêro Nguyễn: "theo nhiều nguồn tin khả tín thì việc chia tách Vinh còn kèm theo gói điều kiện là Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp (thứ ba, từ phải sang)sẽ rời Vinh."


Hầu như ở bất cứ địa phương nào, tỉnh nào của Việt Nam cũng có xảy ra tranh chấp đất đai giữa Giáo hội và xã hội.


Vì vậy, điều này sẽ luôn cần sự nỗ lực cả hai bên mà trong đó điều quan trọng là cả hai bên cùng phải lùi để cùng tiến lên.


Những cơ sở phục vụ cho mục đích giáo dục và y tế có thể không bị phía giáo hội đòi lại nhưng còn nhiều cơ sở đang bị sử dụng cho các mục đích phi bác ái đang là vấn đề lớn trong nhận thức giữa hai bên.


Đặc biệt, sau biến cố 2007 tại Nhà Chung và Thái Hà, thủ tướng chính phủ đã ra nghị quyết số 1940 trong đó quy định việc không được tư hữu hóa hay chuyển đổi mục đích các cơ sở vốn có nguồn gốc tôn giáo.


Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội vẫn hóa giá nhiều nhà cửa theo nghị định 61 như tại số 5 Quang Trung Hà Nội, dẫn đến những tranh chấp kéo dài và không có hồi kết. Điều này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác.


Nhiều cơ sở khác đang trở thành mục tiêu công kích nhau giữa hai bên như tại Đồi Thiên An (Huế). Chính quyền lấy hầu hết diện tích của Dòng Biển Đức Thiên An sau năm 1975 và tư nhân hóa. Nhà Dòng tìm cách giữ lại và hai bên xảy ra căng thăng không có hồi kết.


Image caption Người dân tại giáo xứ Phú Yên tham gia đi kiện Formosa hồi tháng 10/2016


Nếu như không có giải pháp tổng thể thì việc đàm phán sẽ đi vào bế tắc bởi cả hai đều dựa trên những biểu tượng để đàm phán.


Chính quyền không chấp nhận quyền tư nhân đất đai. Nếu trả lại sẽ trở thành tiền lệ cho việc đòi lại đất đai bị thu hồi của toàn xã hội sau cải cách ruộng đất giai đoạn 1953-1954.


Giáo hội thì coi đất đai, tài sản là của Giáo hội và phải được tôn trọng.


Chính quyền coi việc chiếm hữu nhiều cơ sở như là biểu tượng của chuyên chính; biểu tượng thắng lợi của cách mạng. Còn Giáo hội muốn đòi lại vì nhiều vị trí mang tính biểu tượng như trường Hoàn Kiếm, Tòa Khâm Sứ. Nó như cái gai chèn cổ Tòa Giám Mục Hà Nội mà mọi giáo dân và toàn giáo hội muốn nhổ đi.


Nhiều giải pháp được đưa ra như việc trao đổi kín giữa hai bên.


Chẳng hạn như việc nhà nước trao lại 42 Nhà Chung làm Tòa Khâm Sứ; trả lại trường Hoàn Kiếm và sẽ xây trường Hoàn Kiếm tại khu vực siêu thị Nguyễn Kim vốn là đất của Tòa Giám Mục. Đất khu vực trường Tràng An, đất của Giáo Xứ Đa Minh sẽ đổi lại một khu vực rộng lớn tại Mỹ Đình để làm trung tâm mục vụ và giáo xứ Đa Minh mới. Nhiều cuộc trao đổi ngầm diễn ra nhưng vẫn chưa có phương án quyết định cuối cùng.


Phía chính quyền Hà Nội cũng có sự khác biệt giữa hệ thống bên Đảng và bên chính quyền.


Kể cá viêc tổ chức sinh hoạt cũng hiểu khác nhau.


Nếu như nhiều địa phương cho phép Giáo hội phát triển cộng đoàn, xây dựng giáo xứ mới, giáo họ mới thì nhiều địa phương miền núi như Kontum, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên hay miền núi Nghệ An coi việc xuất hiện của các linh mục như là sự đe dọa đến an ninh quốc gia.


Nhiều địa phương coi việc truyền chức linh mục, điều động nhân sự giữa các xứ như là chuyện nôi bộ của giáo hội thì nhiều địa phương phải xin phép. Có sự đồng ý của chính quyền mới được phép thực hiện. Ngay cả việc dâng lễ hàng tuần theo lịch Công Giáo mà Nhà xuất bản Tôn Giáo in hàng năm thì cũng bị nhiều địa phương cấm đoán, cho làm lễ này, không cho làm lễ kia.


Lớn hơn cả là việc tấn phong giám mục hay điều động giám mục vẫn phải có sự chuẩn thuận của chính quyền.


Image caption Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, được Tòa thánh La Mã bổ nhiệm vào vị trí tân Tổng giám mục Hà Nội hồi cuối tháng 11/2018


Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp duy trì một tổ chức có tên gọi Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo thì nhiều giáo phận không cho phép linh mục tham gia, hoặc linh mục nào tham gia thì bị xếp sang một bên.


Nhưng hơn hết là việc nhận thức tôn trọng nhau có sự khác biệt.


Chương trình thời sự buổi sáng ngày 24 tháng 12 (ngày Giáng Sinh), Đài Tiếng Nói Việt Nam có bài xã luận lên án nhiều linh mục không đồng thuận với chính quyền. Nghệ An còn tổ chức đội cờ đỏ chỉ để đánh phá các linh mục. Tất nhiên, nhiều linh mục cũng có những cách thức phản ứng lại.


Ngay cả nhận thức về sự tham gia của Giáo hội trong lĩnh vực y tế và giáo dục cũng có những cách hiểu khác nhau trong chính quyền. Vì thế mà nguồn lực của Giáo hội chưa được phát huy để triển khai trong hai lĩnh vực này.


Một Mùa Giáng Sinh nữa lại tới và người Công Giáo Việt Nam lại tiếp tục cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn. Tương lai của đất nước, tương lai của Giáo Hội và tương lai nồng ấm trong quan hệ giữa giáo hội và chính quyền.


Bài thể hiện quan điểm riêng của người viết.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16543)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18145)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17178)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21098)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17654)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16878)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24649)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19920)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18095)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16400)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16825)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18640)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24316)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22563)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16843)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24019)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19795)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19551)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17861)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18471)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila