Bộ tứ hay bộ lục?

18 Tháng Mười Một 20187:33 CH(Xem: 11317)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 19 NOV 2018


Chiến lược Ấn Độ - Châu Á - TBD (FOIP)

Bộ tứ hay bộ lục?


Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Anh, Pháp cùng tự do hàng hải hành quân tác chiến an ninh ở South China Sea


Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad


Nguyễn Thế Phương Gửi cho BBC 18/11/2018  

image002

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES Image caption Hải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017


Ý kiến nói rằng đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực "phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng".


Bộ "Tứ cường", tên gọi không chính thức của đối thoại an ninh bốn bên bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.


Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ giữa cuối tháng 10/2018, đã có ít nhất hai học giả Mỹ đưa ra đề xuất Washington nên mời Việt Nam tham gia vào "bộ tứ". Từ đề xuất này có thể thấy:


  • Mỹ đang muốn bộ "Tứ cường" trở thành một cơ chế an ninh hiệu quả và thực chất hơn trong tổng thể chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIP)
  • Việt Nam hiện tại được Mỹ xem như là một đối tác không thể thiếu của FOIP

Derek Grossman, từ RAND, cho rằng "Bộ tứ" thực chất không phải là một cơ chế đối thoại hiệu quả. Xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm, từ giữa năm 2006, "Bộ tứ" là tập hợp của bốn quốc gia dân chủ nhằm đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên "có lợi ích chung".


Tuy nhiên, cả bốn quốc gia dường như chưa bao giờ thống nhất được về khái niệm, nội hàm, hay lịch trình nghị sự của đối thoại này. Liệu Bộ tứ này là một liên minh, một diễn đàn an ninh, hay chỉ đơn giản là một sự mở rộng của đối thoại an ninh chiến lược ba bên? (trước đó chỉ bao gồm Mỹ, Nhật, Úc).


Bốn nước trong bộ tứ họp lại với nhau một lần duy nhất vào tháng 5/2007 mà không có một nghị trình hay kết quả cụ thể nào. Tháng 9 cùng năm, cuộc tập trận hải quân đầu tiên - và cũng là duy nhất - của bộ tứ diễn ra tại Vịnh Bengal với sự tham gia của Singapore.


image001

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Tàu hải quân Mỹ và Nhật ở Chennai, Ấn Độ


"Phiên bản" đầu tiên này của "Bộ tứ", còn được gọi là Quad 1.0, kết thúc bởi nhiều lý do, trong đó có sự e ngại phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc cũng như các vận động chính trị nội bộ của các nước trong bộ tứ (bầu cử ở Úc, Nhật, sự chống đối trong nội bộ Ấn Độ). Một sáng kiến mơ hồ trong định nghĩa, lai gặp phải phản ứng có phần lạnh nhạt của các thành viên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa quá hung hăng đã dẫn tới sự kết thúc của Quad 1.0.


Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán.chuyên gia Nguyễn Thế Phương


Kỳ vọng về một Quad 2.0 nổi lên từ cuối năm 2017 khi khái niệm một "Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do" ra đời dưới thời kỳ chính quyền Trump.


Cả bốn nước đều có một số động thái với mong muốn "hồi sinh" bộ tứ kim cương, song đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Tứ giác quan hệ này thực chất là môt sự tứ trùng lợi ích phức tạp từ các cặp quan hệ lớn, cùng với đó là tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc.


Đó là còn chưa kể yếu tố Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đã có những biến chuyển mới khi các nước trong "Bộ tứ" nay đã có nhu cầu gắn kết chặt hơn, một phần do sự hung hăng và phiêu lưu ngày càng lớn của Trung Quốc, cả về mặt an ninh cũng như kinh tế.


Cả Rossman và Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ Đối thoại đều đồng ý với nhau một điểm rằng Quad 2.0 lần này sẽ không thể thành công nếu thiếu đi sự tham gia của tổ chức đa phương hàng đầu khu vực: ASEAN. Nếu xem Quad là một trong những trụ cột của FOIP, thì phải thuyết phục các nước ASEAN về sự cần thiết và tầm quan trọng của Quad. .


Theo cả hai học giả, để thuyết phục được ASEAN thì cần lôi kéo một số nước đầu tàu tham gia, và Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại là quốc gia phù hợp nhất.


Theo Kurlantzick, việc mời Việt Nam tham gia vào Quad là một phần trong những biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, trong đó có đề xuất nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Kurlantzick cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia phù hợp nhất, quốc gia đi đầu trong ASEAN giúp Mỹ tăng cường lợi ích tại khu vực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Cả hai nước có lợi ích song trùng một cách rõ rệt.


Hà Nội được cho là quốc gia chủ động quyết liệt nhất trong việc kìm hãm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế ở Đông Nam Á, dù Việt Nam phải rất thận trọng để không làm phật lòng Bắc Kinh trong một số vấn đề. Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với bốn thành viên của Quad ngày càng được thắt chặt.


Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong khi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ ngày càng được thắt chặt.


Yếu tố nữa khiến Kurlantzick cảm thấy tự tin là sự ủng hộ của người dân Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, khi sự ủng hộ Mỹ nói chung và chính quyền Trump nói riêng của người dân luôn ở mức rất cao. Yếu tố này lại không được mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á khác, như Malaysia hay Indonesia. Trong khi đó tại Thái Lan hay Philippines, chính phủ dường như đang ngày càng chấp nhận vai trò của Trung Quốc tại khu vực.


Việt Nam nên phản ứng thế nào?

Sẽ là một phản ứng hết sức thận trọng.


Nâng cấp mối quan hệ lên hàng đối tác chiến lược và tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh-quốc phòng sẽ là mục tiêu của cả hai quốc gia trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc có tham gia vào Quad hay không thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.


Nên lưu ý rằng Việt Nam vẫn đang trung thành với chính sách ba không, trong đó có việc không gia nhập vào liên minh quân sự nào. Một khi bản thân bộ tứ vẫn chưa thể định nghĩa được nội hàm của Quad là gì, và chưa định hình được chương trình nghị sự tương lai, thì Việt Nam vẫn sẽ xem Quad như một liên minh quân sự tiềm tàng.


image003

Bản quyền hình ảnh XinHua Image caption Diễn tập không quân và hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018


Điều này là rõ ràng khi tân Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, khi trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ về việc có hay không ủng hộ Quad, đã thể hiện rõ quan điểm rằng Việt Nam sẽ không ủng hộ bất cứ một hình thức liên minh quân sự nào có khả năng gây phương hại tới ổn định và hoà bình của khu vực. Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh rõ: sẽ là "đi ngược lại lợi ích của Việt Nam nếu bất cứ một tập hợp quốc gia nào có ý định sử dụng vũ lực" tại khu vực.


Đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng. Quad muốn trở thành một thiết chế đa phương thành công, nhất thiết phải thuyết phục được các nước khác tham gia. Và để như thế, chương trình nghị sự của Quad phải được thay đổi để phù hợp hơn với xu thế hợp tác hoà bình của khu vực. Ở đây có thể bao gồm mở rộng danh mục tập trận, không chỉ gồm tập trận hải quân mà còn phải mở rộng ra thành phối hợp tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an ninh hàng hải, chống lại các thách thức an ninh phi truyền thống...


Đối với Mỹ và rộng ra hơn là sáng kiến FOIP, Quad dường như đang được xây dựng như một trụ cột về an ninh quốc phòng. Việc khởi động lại Quad 2.0 có thể được xem như là nỗ lực của Washington trong việc tập hợp lại đồng minh và kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng Mỹ phải khôn khéo hơn nếu như muốn gia tăng sự hấp dẫn của sáng kiến này.


Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS).


+++++++++++++++++++++++++++++


image004

Mẫu hạm Charles de Gaulle, ngoài khơi thành phố Toulon, miền nam Pháp, sau 18 tháng nâng cấp. Ảnh chụp ngày 08/11/2018.REUTERS/Christophe Simon. Trong chuyến công du Úc vào tháng 04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trấn an các đồng minh trong vùng trước sự bành trướng của Trung Quốc với lời khẳng định muốn « xây dựng một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương » để « buộc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ».


Ngày 08/11/2018, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp, nhấn mạnh đến thách thức quân sự hóa hàng hải. Vẫn theo vị đô đốc này, đối mặt với « thay đổi sâu sắc về bối cảnh chiến lược hải quân », nhằm nhắc đến những tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầu sân bay vẫn là « giá trị chiến lược và chính trị » không thể so sánh được. Vì vậy, vị tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp hy vọng Pháp sẽ có thêm « khoảng 6 chiếc tầu sân bay ».


image005

Mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng tháng 5/2018.


image006

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt hiện diện ở South China Sea hôm 10/4/2018.


image007

Chiến  hạm Ấn Độ ở Tiên Sa Đà Nẵng 21/5/2018.


image008

Ngày 15/3/2016, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã công bố thông tin chi tiết về hoạt động huấn luyện biển xa. Một biên đội gồm 2 tàu nổi, 1 tàu ngầm của Nhật Bản sẽ tham gia giao lưu, huấn luyện ở Philippines và Việt Nam từ ngày 19/3/2016 đến ngày 27/4/2016.


image009

Mẫu hạm trực thăng Izumo khổng lồ của Nhật sẽ hiện diện tại South Chiana Sea..


Hải Quân Nhật Bản sẵn sàng triển khai vào mùa xuân này chiến hạm lớn nhất tại Biển Đông. Đây sẽ là việc thể hiện sức mạnh chưa từng có của Nhật Bản trong khu vực kể từ sau Thế Chiến II.


Hãng tin Reuters, trích ba nguồn tin khác nhau, cho biết tàu khu trục sân bay trực thăng Izumo sẽ ra khơi vào tháng 05/2017 và sẽ ghé các nước Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia các cuộc tập trận chung vào tháng Bẩy với hải quân Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.


image010

Mẫu hạm  trực thăng Kaga của Nhật đậu tại căn cứ hái quân Sasebo. Ảnh chụp ngày 06/04/2018.REUTERS/Issei Kato/File Photo. Theo lời 2 viên chức Nhật Bản ẩn danh tiết lộ với hãng tin Reuters hôm nay, ngày 04/07/2018, trong năm thứ hai liên tiếp, Tokyo sẽ gởi một tàu chở trực thăng đến Biển Đông và Ấn Độ Dương với mục đích tăng cường hiện diện của Nhật trong khu vực.


image011

Chiế n  hạm HMAS Anzac thuộc Hải quân Hoàng gia Australia cùng 215 sỹ quan và thủy thủ đoàn  cập Cảng SàiGòn 30/5/2016 . Ảnh Thanh Vũ/TTXVN


image012

Chiến hạm HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh tại bến tàu Harumi ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/8/2018. REUTERS/Toru Hanai . Đô đốc Philip Andrew Jones của Hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố nước Anh sẽ thực thi quyền tự do hàng hải, qua lại trên khắp Biển Đông, ủng hộ các đồng minh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Vào tháng trước, Bắc Kinh tố cáo nước Anh vi phạm luật Trung Quốc và luật quốc tế, đồng thời “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc” khi điều tàu hải quân HMS Albion vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14146)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15322)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16196)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17943)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17713)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18259)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17242)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23136)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15518)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17272)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15947)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17892)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20055)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20370)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71161)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23258)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17554)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16211)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"