Bộ tứ hay bộ lục?

18 Tháng Mười Một 20187:33 CH(Xem: 11127)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 19 NOV 2018


Chiến lược Ấn Độ - Châu Á - TBD (FOIP)

Bộ tứ hay bộ lục?


Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Anh, Pháp cùng tự do hàng hải hành quân tác chiến an ninh ở South China Sea


Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad


Nguyễn Thế Phương Gửi cho BBC 18/11/2018  

image002

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES Image caption Hải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017


Ý kiến nói rằng đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực "phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng".


Bộ "Tứ cường", tên gọi không chính thức của đối thoại an ninh bốn bên bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.


Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ giữa cuối tháng 10/2018, đã có ít nhất hai học giả Mỹ đưa ra đề xuất Washington nên mời Việt Nam tham gia vào "bộ tứ". Từ đề xuất này có thể thấy:


  • Mỹ đang muốn bộ "Tứ cường" trở thành một cơ chế an ninh hiệu quả và thực chất hơn trong tổng thể chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIP)
  • Việt Nam hiện tại được Mỹ xem như là một đối tác không thể thiếu của FOIP

Derek Grossman, từ RAND, cho rằng "Bộ tứ" thực chất không phải là một cơ chế đối thoại hiệu quả. Xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm, từ giữa năm 2006, "Bộ tứ" là tập hợp của bốn quốc gia dân chủ nhằm đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên "có lợi ích chung".


Tuy nhiên, cả bốn quốc gia dường như chưa bao giờ thống nhất được về khái niệm, nội hàm, hay lịch trình nghị sự của đối thoại này. Liệu Bộ tứ này là một liên minh, một diễn đàn an ninh, hay chỉ đơn giản là một sự mở rộng của đối thoại an ninh chiến lược ba bên? (trước đó chỉ bao gồm Mỹ, Nhật, Úc).


Bốn nước trong bộ tứ họp lại với nhau một lần duy nhất vào tháng 5/2007 mà không có một nghị trình hay kết quả cụ thể nào. Tháng 9 cùng năm, cuộc tập trận hải quân đầu tiên - và cũng là duy nhất - của bộ tứ diễn ra tại Vịnh Bengal với sự tham gia của Singapore.


image001

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Tàu hải quân Mỹ và Nhật ở Chennai, Ấn Độ


"Phiên bản" đầu tiên này của "Bộ tứ", còn được gọi là Quad 1.0, kết thúc bởi nhiều lý do, trong đó có sự e ngại phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc cũng như các vận động chính trị nội bộ của các nước trong bộ tứ (bầu cử ở Úc, Nhật, sự chống đối trong nội bộ Ấn Độ). Một sáng kiến mơ hồ trong định nghĩa, lai gặp phải phản ứng có phần lạnh nhạt của các thành viên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa quá hung hăng đã dẫn tới sự kết thúc của Quad 1.0.


Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán.chuyên gia Nguyễn Thế Phương


Kỳ vọng về một Quad 2.0 nổi lên từ cuối năm 2017 khi khái niệm một "Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do" ra đời dưới thời kỳ chính quyền Trump.


Cả bốn nước đều có một số động thái với mong muốn "hồi sinh" bộ tứ kim cương, song đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Tứ giác quan hệ này thực chất là môt sự tứ trùng lợi ích phức tạp từ các cặp quan hệ lớn, cùng với đó là tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc.


Đó là còn chưa kể yếu tố Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đã có những biến chuyển mới khi các nước trong "Bộ tứ" nay đã có nhu cầu gắn kết chặt hơn, một phần do sự hung hăng và phiêu lưu ngày càng lớn của Trung Quốc, cả về mặt an ninh cũng như kinh tế.


Cả Rossman và Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ Đối thoại đều đồng ý với nhau một điểm rằng Quad 2.0 lần này sẽ không thể thành công nếu thiếu đi sự tham gia của tổ chức đa phương hàng đầu khu vực: ASEAN. Nếu xem Quad là một trong những trụ cột của FOIP, thì phải thuyết phục các nước ASEAN về sự cần thiết và tầm quan trọng của Quad. .


Theo cả hai học giả, để thuyết phục được ASEAN thì cần lôi kéo một số nước đầu tàu tham gia, và Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại là quốc gia phù hợp nhất.


Theo Kurlantzick, việc mời Việt Nam tham gia vào Quad là một phần trong những biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, trong đó có đề xuất nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Kurlantzick cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia phù hợp nhất, quốc gia đi đầu trong ASEAN giúp Mỹ tăng cường lợi ích tại khu vực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Cả hai nước có lợi ích song trùng một cách rõ rệt.


Hà Nội được cho là quốc gia chủ động quyết liệt nhất trong việc kìm hãm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế ở Đông Nam Á, dù Việt Nam phải rất thận trọng để không làm phật lòng Bắc Kinh trong một số vấn đề. Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với bốn thành viên của Quad ngày càng được thắt chặt.


Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong khi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ ngày càng được thắt chặt.


Yếu tố nữa khiến Kurlantzick cảm thấy tự tin là sự ủng hộ của người dân Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, khi sự ủng hộ Mỹ nói chung và chính quyền Trump nói riêng của người dân luôn ở mức rất cao. Yếu tố này lại không được mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á khác, như Malaysia hay Indonesia. Trong khi đó tại Thái Lan hay Philippines, chính phủ dường như đang ngày càng chấp nhận vai trò của Trung Quốc tại khu vực.


Việt Nam nên phản ứng thế nào?

Sẽ là một phản ứng hết sức thận trọng.


Nâng cấp mối quan hệ lên hàng đối tác chiến lược và tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh-quốc phòng sẽ là mục tiêu của cả hai quốc gia trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc có tham gia vào Quad hay không thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.


Nên lưu ý rằng Việt Nam vẫn đang trung thành với chính sách ba không, trong đó có việc không gia nhập vào liên minh quân sự nào. Một khi bản thân bộ tứ vẫn chưa thể định nghĩa được nội hàm của Quad là gì, và chưa định hình được chương trình nghị sự tương lai, thì Việt Nam vẫn sẽ xem Quad như một liên minh quân sự tiềm tàng.


image003

Bản quyền hình ảnh XinHua Image caption Diễn tập không quân và hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018


Điều này là rõ ràng khi tân Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, khi trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ về việc có hay không ủng hộ Quad, đã thể hiện rõ quan điểm rằng Việt Nam sẽ không ủng hộ bất cứ một hình thức liên minh quân sự nào có khả năng gây phương hại tới ổn định và hoà bình của khu vực. Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh rõ: sẽ là "đi ngược lại lợi ích của Việt Nam nếu bất cứ một tập hợp quốc gia nào có ý định sử dụng vũ lực" tại khu vực.


Đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng. Quad muốn trở thành một thiết chế đa phương thành công, nhất thiết phải thuyết phục được các nước khác tham gia. Và để như thế, chương trình nghị sự của Quad phải được thay đổi để phù hợp hơn với xu thế hợp tác hoà bình của khu vực. Ở đây có thể bao gồm mở rộng danh mục tập trận, không chỉ gồm tập trận hải quân mà còn phải mở rộng ra thành phối hợp tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an ninh hàng hải, chống lại các thách thức an ninh phi truyền thống...


Đối với Mỹ và rộng ra hơn là sáng kiến FOIP, Quad dường như đang được xây dựng như một trụ cột về an ninh quốc phòng. Việc khởi động lại Quad 2.0 có thể được xem như là nỗ lực của Washington trong việc tập hợp lại đồng minh và kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng Mỹ phải khôn khéo hơn nếu như muốn gia tăng sự hấp dẫn của sáng kiến này.


Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS).


+++++++++++++++++++++++++++++


image004

Mẫu hạm Charles de Gaulle, ngoài khơi thành phố Toulon, miền nam Pháp, sau 18 tháng nâng cấp. Ảnh chụp ngày 08/11/2018.REUTERS/Christophe Simon. Trong chuyến công du Úc vào tháng 04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trấn an các đồng minh trong vùng trước sự bành trướng của Trung Quốc với lời khẳng định muốn « xây dựng một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương » để « buộc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ».


Ngày 08/11/2018, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp, nhấn mạnh đến thách thức quân sự hóa hàng hải. Vẫn theo vị đô đốc này, đối mặt với « thay đổi sâu sắc về bối cảnh chiến lược hải quân », nhằm nhắc đến những tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầu sân bay vẫn là « giá trị chiến lược và chính trị » không thể so sánh được. Vì vậy, vị tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp hy vọng Pháp sẽ có thêm « khoảng 6 chiếc tầu sân bay ».


image005

Mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng tháng 5/2018.


image006

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt hiện diện ở South China Sea hôm 10/4/2018.


image007

Chiến  hạm Ấn Độ ở Tiên Sa Đà Nẵng 21/5/2018.


image008

Ngày 15/3/2016, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã công bố thông tin chi tiết về hoạt động huấn luyện biển xa. Một biên đội gồm 2 tàu nổi, 1 tàu ngầm của Nhật Bản sẽ tham gia giao lưu, huấn luyện ở Philippines và Việt Nam từ ngày 19/3/2016 đến ngày 27/4/2016.


image009

Mẫu hạm trực thăng Izumo khổng lồ của Nhật sẽ hiện diện tại South Chiana Sea..


Hải Quân Nhật Bản sẵn sàng triển khai vào mùa xuân này chiến hạm lớn nhất tại Biển Đông. Đây sẽ là việc thể hiện sức mạnh chưa từng có của Nhật Bản trong khu vực kể từ sau Thế Chiến II.


Hãng tin Reuters, trích ba nguồn tin khác nhau, cho biết tàu khu trục sân bay trực thăng Izumo sẽ ra khơi vào tháng 05/2017 và sẽ ghé các nước Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia các cuộc tập trận chung vào tháng Bẩy với hải quân Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.


image010

Mẫu hạm  trực thăng Kaga của Nhật đậu tại căn cứ hái quân Sasebo. Ảnh chụp ngày 06/04/2018.REUTERS/Issei Kato/File Photo. Theo lời 2 viên chức Nhật Bản ẩn danh tiết lộ với hãng tin Reuters hôm nay, ngày 04/07/2018, trong năm thứ hai liên tiếp, Tokyo sẽ gởi một tàu chở trực thăng đến Biển Đông và Ấn Độ Dương với mục đích tăng cường hiện diện của Nhật trong khu vực.


image011

Chiế n  hạm HMAS Anzac thuộc Hải quân Hoàng gia Australia cùng 215 sỹ quan và thủy thủ đoàn  cập Cảng SàiGòn 30/5/2016 . Ảnh Thanh Vũ/TTXVN


image012

Chiến hạm HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh tại bến tàu Harumi ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/8/2018. REUTERS/Toru Hanai . Đô đốc Philip Andrew Jones của Hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố nước Anh sẽ thực thi quyền tự do hàng hải, qua lại trên khắp Biển Đông, ủng hộ các đồng minh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Vào tháng trước, Bắc Kinh tố cáo nước Anh vi phạm luật Trung Quốc và luật quốc tế, đồng thời “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc” khi điều tàu hải quân HMS Albion vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17764)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16993)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15418)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15858)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16895)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51345)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 22989)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17711)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18589)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19054)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18247)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17134)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17665)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21594)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21633)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16455)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20379)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 161663)
-"Biến cố chùa Phật Quang" bước vào giai đoạn pháp lý .Bản tin từ Phòng TTPGQT ở Paris ngày 16/10/2015 cho biết: "Phía Sư Giác Đẳng và Steven Điêu không hồi đáp lòng mong mỏi đối thoại và hòa giải bằng đường lối Lục hòa, nên bước thứ hai bắt đầu hôm thứ năm 15-10 khai mở thủ tục pháp lý của sự Tố tụng". - Tuy nhiên, bản tin PTTPGQT không giải trình rõ bước một "đối thoại" với nhau những gì? "hòa giải" với nhau những gỉ? (Bấm vào đây đọc tiếp trang trong). Ảnh từ trái: Các ông: Mai Xuân Châu, Steve Dieu, sư Giác Đẳng và Trần Đình Minh.