Hoàng gia Anh đón trọng thể TT Mỹ, hàng vạn dân biểu tình chống Trump

15 Tháng Bảy 20186:18 CH(Xem: 12019)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 16 JULY 2018


Hoàng gia Anh đón trọng thể TT Mỹ, hàng vạn dân biểu tình chống Trump     


Chuyến công du của Trump tới UK qua ảnh


Những hình ảnh điểm lại diễn biến chính trong chuyến thăm Anh quốc của Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump ngày 12-13/7/2018.

image002

TOLGA AKMEN/Getty Images Tổng thống Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania đáp xuống sân bay Stansted, phía Bắc London trên chiếc Air Force One chiều thứ Năm 12/7.

image003

TOLGA AKMEN/Getty Images Vợ chồng Tổng thống Trump được Đại sứ Mỹ tại Anh Robert Johnson, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox và các vị có chức sắc khác ra đón.


image004


BRENDAN SMIALOWSKI/Getty Images Sau đó, hai người lên chiếc phi cơ Marine One bay tới Winfred House, nhà riêng của Đại sứ Mỹ ở Công viên Regent, nơi diễn ra tiệc đón.

image005

BBC Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump rời Winfield House, nhà riêng của đại sứ Mỹ, tới dự tiệc do Thủ tướng Theresa May chủ trì ở Cung điện Blenheim, Oxfordshire tối 12/7.


image006


Getty Images Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump lên phi cơ Marine One rời nhà riêng của đại sứ Mỹ tới dự tiệc bữa tối do Thủ tướng Theresa May chủ trì ở Cung điện Blenheim, Oxfordshire.


image007


WPA Pool Thủ tướng Anh Theresa May và phu quân Philip May đón Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump tại Điện Blenheim ở Woodstock, Anh hôm 12/7/18.

image008

WPA Pool/Getty Images Đệ nhất Phu nhân Melania Trump, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và phu quân Philip May xem đội quân nhạc biểu diễn tại Cung điện Blenheim trước tiệc tối với các lãnh đạo doanh nghiệp hôm 12/7.

image009

BRENDAN SMIALOWSKI/Getty Images Sáng 13/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Anh Theresa May tại Chequers, dinh thự đồng quê của thủ tướng, phía Tây Bắc London.

image010

LUCA BRUNO/Getty Images Đệ nhất Phu nhân Melania Trump giúp các em nhỏ làm hoa anh túc cài áo khi bà đi thăm các cựu chiến binh Anh tại Bệnh viện Hoàng gia Chelsea, London, sáng 13/7 trong ngày thứ hai của chuyến công du tới Anh của Tổng thống Trump.

image011

WPA Pool/Getty Images Đệ nhất Phu nhân Melania Trump cùng ông Philip May, phu quân của Thủ tướng Anh (phải) thăm Bệnh viện Hoàng gia Chelsea sáng 13/7. Bà Melania Trump thăm những cựu chiến binh Anh đang được chăm sóc trong bệnh viện trong khi ông Trump đang có cuộc đàm phán song phương với bà May ở Dinh thự đồng quê của Thủ tướng.

image012

TOLGA AKMEN/AFP/Getty Images Một trái bóng bay khổng lồ có hình Tổng thống Trump như một em bé màu da cam bay trên bầu trời London, gần Tháp Victoria của Điện Westminster trưa 13/7. Nhiều người dân tập trung ở Quảng trường Quốc hội (Parliament Square) trong một cuộc biểu tình chống Trump.

image013

Chris J Ratcliffe/Getty Images Người biểu tình thả một khí cầu có hình TT Donald Trump cao 6 mét, còn được gọi là 'Em bé Trump', tại Quảng trường Quốc hội ở London hôm 13/7.

image014

Mike Kemp/Getty Images Người biểu tình trước giờ bắt đầu cuộc tuần hành Cùng nhau Chống lại Trump ở London. Hai tổ chức Stop Trump Coalition (Liên minh Ngăn Trump lại) và Stand up to Trump (Đứng dậy chống Trump) cùng nhau phối hợp tổ chức tuần hành trên toàn quốc phản đối các chính sách và quan điểm chính trị của ông Trump trong chuyến thăm chính thức Anh Quốc của ông.

image001

MATT DUNHAM/Getty Images Nữ Hoàng Elizabeth Đệ nhị và Tổng thống Donald Trump duyệt hàng binh danh dự tại Lâu đài Windsor, phía Tây London, chiều thứ Sáu 13/7.

image015

BEN STANSALL/Getty Images Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump trên khán đài đối diện đội hình vệ binh danh dự trong lễ đón ông bà Trump tại Lâu đài Windsor trong ngày thăm thứ hai của ông Trump tại Anh quốc.

image016

 STEVE PARSONS/Getty Images Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị đứng cạnh Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump bên trong Lâu đài Windsor. Nữ hoàng mở tiệc trà tiếp ông bà Trump tại đây chiều ngày thứ Sáu 13/7.

image017

NIKLAS HALLEN/Getty Images Hàng vạn người tập trung biểu tình chống Trump ở London hôm thứ Sáu 13/7. Trong ảnh là cuộc biểu tình tại Quảng trường Trafalgar ở trung tâm London. (BBC 14/7/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cuộc sống trên 82 hòn đảo ở Anh


Hamish Mackay BBC News  28/6/2018

image018

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Lindisfarne - còn được gọi là Đảo Thánh - bị chia cắt khỏi lục địa Anh mỗi ngày bởi thủy triều


"Có một trường tiểu học ở đây," Dick Patterson, cư dân của Lindisfarne nói. "Nhưng chỉ có một học sinh."


Cuộc sống trên đảo ngoài khơi của Vương quốc Anh không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng điều đó không ngăn cản cư dân coi nơi đây là nhà.


Kết quả phân tích của Ordnance Survey với 82 hòn đảo có diện tích trên 5 cây vuông nằm ngoài khơi Vương quốc Anh (Anh, Scotland, và xứ Wales) cho thấy những hòn đảo này là nơi sinh sống của gần 300.000 người - chiếm khoảng 1% dân số cả nước.


Nằm ngoài khơi Northumberland, Lindisfarne - còn được gọi là Đảo Thánh nhờ vào bề dày lịch sử Kitô Giáo - là một trong số đó.


"Tôi 74 tuổi và sống ở đây cả đời," ông Patterson nói với BBC. "Tôi sẽ không đánh đổi điều này lấy bất kỳ thứ gì."


image019

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đảo Skye là nơi sinh sống của 5.977 người dân và thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm


image020

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Muckle Roe, một phần của quần đảo Shetland, nổi tiếng với những vách đá và bãi biển đỏ


image021


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Gia súc trên đảo Mull


Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đơn giản.


Một con đường nối hòn đảo với đất liền của Anh, nhưng thủy triều thay đổi khiến việc đi lại là không thể tùy vào từng thời điểm.


"Để làm bất kỳ điều gì, chúng tôi đều phải đi trước lúc thủy triều lên," ông Patterson nói. "Nếu có hẹn ai đó hoặc đi mua sắm, ta phải xem lịch thủy triều lên xuống."


"Chúng tôi bị cô lập trong năm ngày hồi tháng Hai," ông nói thêm. "Tuyết băng phủ kín đường đi, không ai có thể rời khỏi đảo. Những sự kiện như thế mới chỉ xảy ra hai lần trong đời tôi."


image022

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Skye có hơn 10.000 cư dân - nhưng chỉ có một trường cấp hai Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption


image023


Ngọn hải đăng South Stack trên bờ biển Anglesey


image024


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Atlantic Puffins trên đảo Unst, hòn đảo cực Bắc của Vương quốc Anh


OS tập trung nghiên cứu các đảo của Vương quốc Anh, gồm các đảo không thuộc quần đảo Channel, đảo Man và quần đảo Bắc Ireland.


Tổng số 82 hòn đảo được nghiên cứu có diện tích hơn 11.000 cây số vuông.


Bảy mươi mốt hòn đảo nhỏ - nhiều đảo trong đó tạo thành các quần đảo Hebrides, Shetland và Orkney - nằm ngoài khơi Scotland. Chỉ có hai đảo thuộc xứ Wales.


Đảo Portsea - bao gồm một phần của thành phố Portsmouth - là nơi có nhiều người sinh sống nhất. Ở đây có 74.645 dân.


Đảo nằm ở cực bắc của Vương quốc Anh là Unst - thuộc quần đảo Shetland.


Với 370 gia đình, cư dân trên đảo Unst không phải ai cũng biết nhau.


Peter McLaren, 49 tuổi, chuyển đến đây từ lục địa Scotland cách đây bảy năm.


"Không phải ai cũng biết nhau," ông nói. "Có khoảng trên 500 người trên đảo, chúng tôi biết hầu hết những người hàng xóm và mọi người quan hệ với nhau rất tốt."


"Ở đây thực sự có cảm giác cộng đồng - mọi người đều quan tâm đến nhau."


image025


Bản quyền hình ảnh Jeremy Sutton-Hibbert Image caption Trong Đệ nhị Thế chiến, "các tàu bị chặn" bị đánh chìm nhằm mục đích ngăn tàu địch xâm nhập khu vực thả neo Scapa Flow trên quần đảo Orkney


image026


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đảo Canvey thuộc Essex là một trong chín đảo được khảo sát ngoài khơi bờ biển Anh Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption


image027

Đảo Wight là điểm đến nổi tiếng của những người yêu thích lái thuyền buồm


Ông McLaren và vợ có một căn hộ cho thuê trên đảo Unst, nhưng nói rằng họ, giống như nhiều cư dân, cần làm thêm các việc khác để có thể sinh sống ở một vùng xa xôi như này.


"Vẫn có nhiều việc về nông nghiệp và làm trang trại, nhưng khá khó khăn," ông nói. "Nhiều người có việc - họ có thể làm ở trang trại của mình rồi làm thêm việc ở trường học hoặc ở bến phà."


"Trước kia, ở đây có một căn cứ Không quân Hoàng gia Anh nhưng giờ không còn nữa."


Giới chuyên gia nói rằng rất khó ước tính chính xác số lượng đảo ngoài khơi Vương quốc Anh: thủy triều thay đổi có thể để lộ các đảo hoặc chia tách chúng thành hai, nhưng OS nói có hơn 7.700 đảo.


Cuộc sống trên các đảo khác nhau ở khá nhiều điểm, nhưng có một số nét thì chẳng khác chút nào. Chẳng hạn như dịch vụ bưu chính Royal Mail vận chuyển tới tất cả những nơi có người sinh sống trong Liên hiệp Anh.


Công ty này cho biết khi thời tiết cho phép, họ chuyển giao tới "mọi địa chỉ - hơn 30 triệu - bất kể đâu trong lãnh thổ Liên hiệp Anh".


image028

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đảo Hirta là nơi cư ngụ của một số ít cư dân sau khi nhiều cư dân đã rời đảo vào năm 1930


image029

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Các mảnh vỡ của máy bay Catalina, bị rơi trên đảo Hebridean của Vatersay tháng 5/1940


image030


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khi số lượng du khách tăng, một số người dân đảo nhận thấy sự suy giảm về số lượng người thường trú


Trong khi nhiều người vui vẻ chấp nhận hy sinh một số thứ để có cơ hội sống trên các đảo ngoài khơi thì người ta nhận thấy có sự suy giảm số lượng cư dân ở những nơi đó.


Năm trong số các hòn đảo - gồm Hirta, Mingulay, Pabbay, Scarp và Taransay - được OS nghiên cứu hiện không có cư dân thường trú, và có chín đảo khác chỉ có chưa tới 10 người ở.


"Khi tôi còn nhỏ, 90% các hộ gia đình sinh sống ổn định trên đảo," ông Patterson của đảo Lindisfarne nói.


"Bây giờ chúng tôi chỉ có khoảng 40% mọi người sống thường xuyên trên đảo - những người khác là khách du lịch hoặc chỉ coi đây như ngôi nhà thứ hai của họ."


"Tôi nghĩ nhiều thị trấn ngoài khơi hoặc nông thôn đều như vậy," ông nói thêm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16542)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18144)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17178)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21098)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17652)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16877)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24644)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19920)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18092)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16399)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16825)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18640)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24315)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22561)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16839)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24018)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19794)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19547)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17861)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18471)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila