Có ông nào nói được như ông "lãnh đạo" này?

10 Tháng Bảy 20187:50 CH(Xem: 11529)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 11 JULY 2018


Có ông "lãnh đạo" nào nói được như ông "lãnh đạo" này?


Thủ tướng Malaysia: “khắc tinh” của đại dự án Vành đai và Con đường


Tiến sĩ Trần Công Trục


07/07/18


 (GDVN) - Ông đã giúp các nước trong khu vực hiểu rõ cách sống với Trung Quốc: không có gì phải sợ Bắc Kinh, vừa ảnh giác với củ cà rốt, vừa tránh được cây gậy của họ.


Financial Times ngày 24/6 đã đăng bài phân tích phản ứng của Malaysia về
"siêu dự án" Vành đai và Con đường của Trung Quốc;


Nội dung chủ yếu tập trung chỉ ra tham vọng của Bắc Kinh và đòi Trung Quốc phải có trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa nội dung của “sáng kiến lịch sử” này. 


Đặc biệt, tân Thủ trướng Mahathir Mohamad, đã tạm dừng để xem lại các dự án bất bình đẳng mà cựu Thủ tướng Najib Razak đã ký với một loạt doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong khuôn khổ Vành đai và Con đường. 


image002

Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir Mohamad, ảnh: Kyodo / SCMP.


Theo chúng tôi, quyết định này của vị “nguyên lão” khả kính lập tức được sự đồng tình ủng hộ của không chỉ người dân Malaysia mà còn của hầu hết nhân dân trong khu vực và quốc tế. Tại sao?


Thứ nhất, qua thực tế đã được triển khai tại một số quốc gia, nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị, các học giả…, đều có chung một nhận định rằng “siêu dự án” Vành đai và Con đường”, đã dần dần bộc lộ bản chất đích thực của nó; 


Đó là biến tướng của quá trình cạnh tranh chiếm đoạt thị trường của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nấp dưới hình thức xuất khẩu tư bản, nhân công rẻ mạt, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và hàng hóa dư thừa, kém chất lượng…


Như vậy, có thể thấy chiến lược thực sự đằng sau Vành đai và Con đường không chỉ nhằm gài các nước vào "bẫy nợ ngoại giao"; tạo môi trường để tái cơ cấu kinh tế Trung Quốc, mà còn nhằm thực hiện những mục tiêu về chính trị, quốc phòng, an ninh.


Trong đó đáng chú ý có mục tiêu sử dụng dự án này để “bẫy” các quốc gia khi tham gia, phải mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông;


Hợp thức hóa việc chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý nằm giữa Biên Đông cũng nằm trong tính toán của Bắc Kinh đằng sau đại dự án này.    


Thứ hai, người Malaysia đã cảnh báo trước về tiền lệ của Sri Lanka và cáo buộc ông Najib Razak đã “bán nước” theo cách tương tự. 


Vì vậy, Chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã quyết định sẽ đàm phán lại một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc.


Họ tin là những dự án này có giá trị thấp về tiền bạc cũng như hiệu quả quản trị, bao gồm tuyến đường sắt kết nối bờ biển phía Đông trị giá 14 tỉ USD và 2 đường ống dẫn khí đốt. 


Tuy nhiên, với một tinh thần thật sự cầu thị, biết mình biết ta, Tiến sĩ Mahathir Mohamad nói ông hoan nghênh đầu tư và công nghệ của Trung Quốc, nhưng với điều kiện các dự án phải sử dụng hiệu quả kinh phí, minh bạch và mang lại lợi ích thực sự cho các doanh nghiệp và lao động địa phương. 


Theo chúng tôi có thể nói ngài Thủ tướng, Tiến sĩ Mahathir Mohamad, đã điểm đúng “tử huyệt” của “siêu dự án” Vành đai và Con đường. 


Đặc biệt, mặc dù không đề cập một cách trực tiếp, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã ngầm phát đi một thông điệp rằng các nước trong khu vực và các nước liên quan ngoài khu vực rằng:


Một mặt, phải nâng cao cảnh giác trước những “củ cà rốt” mang nhãn hiệu Trung Quốc; mặt khác, cũng cần phải có cách để tồn tại, làm sao tránh được những “cái gậy” hiểm độc luôn sẵn sàng nện xuống đầu mình. 


Thứ ba, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đáng kính đã thẳng thắn công khai quan điểm và cách thức ứng xử của mình trong quan hệ với Trung Quốc ngay từ khi ông mới nhậm chức:


“Chẳng có gì phải sợ Trung Quốc", nếu trong quan hệ với Trung Quốc, nguyên tắc bình đẳng, tôn trong lẫn nhau, rõ ràng, minh bạch, thượng tôn pháp luật luôn được duy trì. 


image003

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Cụ thể, khi trả lời câu hỏi của South China Morning Post về việc một số người nói rằng Thủ tướng chống Trung Quốc, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã khôn khéo nói:


"Dĩ nhiên có những việc nhất định đã được thực hiện mà Malaysia không được lợi ích gì, thậm chí nó không tốt cho Malaysia. 


Chúng tôi hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài từ bất kỳ quốc gia nào, chắc chắn bao gồm cả Trung Quốc.


Nhưng khi nói đến việc ký hợp đồng với Trung Quốc, vay các khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc, các nhà thầu Trung Quốc thích sử dụng công nhân của họ từ Trung Quốc, dùng mọi thứ được nhập từ Trung Quốc, thậm chí việc thanh toán không được thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc;


Những loại hợp đồng đó không phải là thứ mà tôi hoan nghênh.


Một điều nữa là họ phát triển trọn gói nhiều đô thị, những đô thị rất phức tạp, rất đắt tiền mà người Malaysia không thể mua được. 


Vì vậy, họ sẽ đưa người nước ngoài đến sống ở những thành phố này. Hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận hàng loạt người nhập cư đến quốc gia của mình. 


Bạn thấy điều này ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ đâu.


Chúng tôi không muốn có một thành phố được xây dựng ở Malaysia để (nhà đầu tư) đưa người nước ngoài đến ở đó.


Đó là những gì tôi chống lại, ngay cả khi (nhà đầu tư) là người Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu.


Những người nhập cư nước ngoài với số lượng lớn sẽ không ai được chào đón, chắc chắn là không đối với Malaysia.” 


Thiết nghĩ, phản ứng rất thẳng thắn, trí tuệ, hợp lý, hợp tình của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad là bài học cho những quốc gia mà Trung Quốc đang nhằm vào để vận động tham gia vào “đại dự án” Vành đai và Con đường. 


Phải chăng Ông chính là “khắc tinh” của đại dự án này?


Người dân Malaysia đã đúng khi bỏ phiếu bầu vị “nguyên lão” khả kính  này vào vị trí đứng đầu Chính phủ của mình.


Chẳng những họ, mà kể cả cộng đồng ASEAN, chúng ta cũng tự hào về nhân cách, trí tuệ và bản lĩnh của Thủ tướng Mahathir Mohamad, một tấm gương sáng để noi theo trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển trước những diễn biến phức tạp, khôn lường của tình hình khu vực và quốc tế hiện nay./.  


Tiến sĩ Trần Công Trục


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad: Tạo sóng từ hậu trường


Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad được chào đón như một người hùng tại các cuộc biểu tình ở Kuala Lumpur cùng nhiều thành phố khác khi ông tận dụng cơ hội này để kêu gọi Thủ tướng đương nhiệm Najib Razak từ chức trước cáo buộc tham nhũng 700 triệu USD.


Ông Mahathir còn tố cáo Thủ tướng Najib hối lộ cho các quan chức thuộc đảng cầm quyền Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) để đổi lấy sự ủng hộ. Tuy nhiên, những động thái này đã khiến ông “gặp hạn” khi cảnh sát Malaysia mới đây tuyên bố sẽ sớm triệu tập cựu Thủ tướng để thẩm vấn. Hiện vẫn chưa rõ liệu rằng ông Mahathir có bị truy tố vì những phát ngôn trên hay không, nhưng sức ảnh hưởng của nhân vật này không hề giảm, thậm chí ngày càng gia tăng và vẫn còn lan toả mạnh mẽ trong hàng ngũ quan chức đảng UMNO.


Lãnh đạo… xuyên thế kỷ


Mahathir Mohamad là một trong những nhà lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất châu Á. Ông sinh ngày 20/12/1925 tại Alor Setar, phía bắc Malaysia, trong một gia đình Mã Lai khá nghèo. Tuy nhiên, ông may mắn có cha là một nhà giáo còn mẹ là một người phụ nữ khoan dung. Ông được gia đình nuôi ăn học và kèm cặp để trở thành một người công dân có trách nhiệm. Do nhà nghèo, và thực sự không có nhiều lựa chọn, nên ông phải theo học ngành y để trở thành bác sỹ với học bổng tại đại học Malaya.


Khi mới 21 tuổi, ông đã gia nhập và trở thành một trong những thành viên đầu tiên của đảng UMNO. Trong thời gian này, ông cũng mở một phòng mạch tư ở quê nhà và hành nghề y suốt 7 năm với biệt danh “Bác sĩ M”. Năm 1964, Mahathir Mohamad được bầu làm nghị sĩ ngay trong cuộc chạy đua tranh cử lần đầu tiên. Tuy nhiên chưa đầy 5 năm sau, ông mất ghế trong Quốc hội và bị đưa ra khỏi đảng UMNO vì chỉ trích các chính sách của Thủ tướng khi đó là Tunku Abdul Rahman không quan tâm đến cộng đồng người Malaysia. 


Năm 1970, Mahathir Mohamad viết cuốn sách Thế bế tắc của Mã Lai, nhưng lại không được lưu hành ở Malaysia mà chỉ xuất bản ở Singapore. Cuốn sách cho thấy trí tuệ và kiến thức uyên thâm của ông về lịch sử và xã hội Mã Lai, về tầm nhìn và những ý tưởng lớn cho sự phát triển của Malaysia mà ông dành cả cuộc đời để theo đuổi.


Trong cuốn sách này ông đã thực hiện một cuộc đại phẫu, mổ xẻ tỉ mỉ những yếu kém cơ bản của dân tộc, xã hội và nền kinh tế của người Mã Lai trong suốt thế kỷ trước. Từ đó, Mahathir Mohamad - một bác sĩ trở thành chính trị gia - đã đưa ra các giải pháp và phác đồ điều trị hiệu quả cho sự phát triển của đất nước Malaysia. Sau này, chính sách kinh tế mới (NEP) của Malaysia, do chính phủ khởi xướng và thực hiện từ năm 1971 kéo dài tới năm 1990, đã vay mượn nhiều ý tưởng từ cuốn sách này.


image001


Cũng trong năm 1970, Thủ tướng Tunku Abdul Rahman nghỉ hưu, dọn đường cho sự trở lại đảng UMNO. Bốn năm sau, ông Mahathir được bầu lại vào Quốc hội, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đến năm 1976, ông trở thành Phó Thủ tướng. Ngày 16/7/1981, Mahathir Mohamad lên nắm quyền Chủ tịch đảng UMNO, và sau đó ít lâu tuyên thệ trở thành Thủ tướng thứ tư của Malaysia sau khi người tiền nhiệm từ chức vì vấn đề sức khoẻ. Bắt đầu từ đây, “Bác sĩ M” có cơ hội đưa những ý tưởng của cá nhân vào thực tế.


Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, Mahathir Mohamad bắt đầu chính sách xây dựng nền công nghiệp thay thế cho nhập khẩu. Ông đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của các ngành công nghệ cao và đây là nền tảng để biến Malaysia trở thành quốc gia xuất khẩu điện tử đứng hàng thứ 17 trên thế giới. Dự án uy tín nhất nhằm thúc đẩy niềm tự hào quốc gia bao gồm tòa tháp đôi Petronas, và chuyển đổi một đồn điền dầu cọ gần thủ đô thành trung tâm siêu đa phương tiện đầu tiên của thế giới, với mục tiêu đưa Malaysia thành một cường quốc không gian mạng nhằm cạnh tranh với Thung lũng Silicon ở California (Mỹ).


Năm 1987, Mahathir Mohamad giành chiến thắng sít sao trong cuộc bỏ phiếu kín của ban lãnh đạo đảng UMNO. Nhưng nhóm đối lập yêu cầu huỷ bỏ kết quả này gây ra sóng gió trong chính trường Malaysia. Ngay lập tức, ông tiến hành xây dựng đảng UMNO mới và cấm cửa những nhân vật đối lập tham gia. Ngoài ra, Thủ tướng Mahathir còn cho bắt hơn 100 nhân vật chống đối, đóng cửa 4 tờ báo. Cùng thời gian này, Mahathir Mohamad cách chức cấp phó Anwar Ibrahim. Ông này sau đó đã bị bắt và kết án 15 năm tù vì tội tham nhũng, tạo nên làn sóng chống chính phủ kéo dài trong vài năm.


Sự nghiệp chính trị của Mahathir Mohamad gặp phải sóng gió lớn nhất ở vào thời điểm Malaysia rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Thủ tướng Mahathir khi ấy đã phê phán gay gắt giới thương nhân nước ngoài, đặc biệt là nhà tài phiệt George Soros, và buộc tội họ gây ra mọi chuyện. Ông không hề cho rằng các kế hoạch vĩ đại của mình là một phần nguyên nhân gây ra khoản nợ khổng lồ của Malaysia. Sau đó, ông lại có động thái gây nhiều tranh cãi khi cách ly nền kinh tế bằng việc kiểm soát các nguồn vốn ngắn hạn để không cho ngoại tệ rời khỏi Malaysia.


Các ý kiến chỉ trích chính sách này của Thủ tướng Mahathir chỉ dứt khi thời gian chứng minh ông đã đúng. Malaysia phục hồi nhanh chóng về tăng trưởng GDP từ năm 1998, chính thức vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á một cách nguyên vẹn. Sau hơn một năm buộc tội những “kẻ đầu cơ lừa đảo” người phương Tây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế ở châu Á, Thủ tướng Mahathir tuyên bố kiểm soát hoàn toàn các nguồn vốn. Trên lĩnh vực kinh tế, chính sách của ông Mahathir đã giúp Malaysia ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng so với các nước láng giềng và cuối cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải công nhận điều này.


Cuộc chiến bền bỉ


Kể từ khi giành độc lập năm 1957 đến nay, Malaysia đã trải qua nhiều đời thủ tướng, trong đó riêng Mahathir Mohamad đã có thời gian cầm quyền bằng cả 3 người tiền nhiệm cộng lại. 22 năm lãnh đạo đất nước, “Bác sĩ M” nổi tiếng với những ý kiến gai góc chỉ trích phương Tây, cùng chính sách thực dụng được ủng hộ và biến Malaysia thành con hổ kinh tế châu Á. Mahathir Mohamad được nhìn nhận như một nhân vật vừa thực tế vừa viển vông. Nhưng các chuyên gia khó tính nhất cũng phải thừa nhận, ông đã thực hiện thành công việc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế đất nước.


image004

Mahathir Mohamad chính là người dẫn dắt đất nước Malaysia trong những năm tháng quan trọng trở thành một quốc gia thịnh vượng.


Thành công của Malaysia là đã biết đa dạng hóa từ lúc chỉ xuất khẩu dầu cọ và cao su chuyển sang xuất khẩu hàng điện tử. Sự biến chuyển của nước này trong vòng hai thập kỷ qua rất ấn tượng và ông Mahathir là người có công lớn trong sự biến chuyển đó. Ngoài ra, Thủ tướng Mahathir cũng là người được coi là có công đầu mang lại sự ổn định về chính trị, hàn gắn các chia rẽ về sắc tộc tại Malaysia.


Tháng 6/2002, Mahathir Mohamad khiến cả nước Malaysia sững sờ khi tuyên bố nghỉ hưu. Ngay sau đó, ông đã rút lại quyết định từ chức vì ban lãnh đạo UMNO đã đề nghị ông ở lại và ông đồng ý nắm quyền thêm 16 tháng như một sự chuyển tiếp. 


Sau quyết định rút lui chính thức vào ngày 31/10/2003, dấu ấn xuyên thế kỷ của người đàn ông đầy quyền lực này khó có thể phai mờ trong lịch sử phát triển Malaysia, tạo nên những thách thức không nhỏ đối với những người kế cận. Bởi lẽ, cũng như Lý Quang Diệu gắn với sự phát triển của Singapore, Mahathir Mohamad chính là người dẫn dắt đất nước Malaysia trong những năm tháng quan trọng trở thành một quốc gia thịnh vượng.


Phía sau những thành tựu to lớn, những số liệu thống kê đầy tính thuyết phục về sự phát triển vượt bậc của Malaysia lại là vô vàn khó khăn vất vả. Mahathir Mohamad đã vượt qua rất nhiều, từ việc đương đầu với những chống đối ngay trong nội bộ đảng UMNO đến những thách thức ngoài đảng, trong nước và quốc tế; hay những thăng trầm trong quan hệ với Singapore, xung đột giữa người Hoa và người Mã Lai và những lần bầu cử quyết liệt để đảm trách vị trí thủ tướng tới 22 năm. 


Không chỉ nhận được những lời ca ngợi, Mahathir Mohamad còn phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích và chống đối mạnh mẽ, từ những chính khách trong đảng, hay xung đột với phe đối lập. Ngay cả đến khi từ giã chính trường, ông cũng vô cùng trăn trở để đưa ra quyết định sau cuối.


Mahathir Mohamad hoàn toàn có thể tự hào và hãnh diện là ông đã để lại một di sản đồ sộ với nhiều thành tựu quan trọng, điều mà nhiều nhà lãnh đạo khác không thể làm được. Ông đã chiến đấu bền bỉ trong suốt những năm tháng tuổi trẻ để theo đuổi mơ ước phát triển đất nước Malaysia. Khi bước chân vào hoạt động chính trị, trở thành đảng viên đảng cầm quyền UMNO, người bác sỹ trẻ Mahathir không mơ rằng có ngày mình sẽ bước lên đỉnh cao quyền lực, bởi lúc đó các lãnh đạo đảng đều xuất thân từ những gia tộc lớn, danh giá và theo học ngành luật.


Và tất nhiên, bị khai trừ khỏi đảng khi ở tuổi sung sức nhất, Mahathir cũng không mơ có ngày ông được đảng UMNO đón nhận trở lại, thăng tiến và rồi bất ngờ trở thành vị thủ tướng thứ tư của Malaysia, và là thủ tướng đầu tiên không thuộc giới quý tộc. Trên hết, Mahathir Mohamad luôn là một nhà lãnh đạo đầy lôi cuốn, và có sức ảnh hưởng lan tỏa, xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhà kiến tạo quốc gia xuất sắc trên thế giới…Việt Dũng 03/11/2015
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17194)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23097)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15464)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17227)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15913)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17841)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20003)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20302)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71122)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23228)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17461)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16119)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18539)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15110)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14954)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26595)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16322)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17948)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).