Có ông nào nói được như ông "lãnh đạo" này?

10 Tháng Bảy 20187:50 CH(Xem: 11503)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 11 JULY 2018


Có ông "lãnh đạo" nào nói được như ông "lãnh đạo" này?


Thủ tướng Malaysia: “khắc tinh” của đại dự án Vành đai và Con đường


Tiến sĩ Trần Công Trục


07/07/18


 (GDVN) - Ông đã giúp các nước trong khu vực hiểu rõ cách sống với Trung Quốc: không có gì phải sợ Bắc Kinh, vừa ảnh giác với củ cà rốt, vừa tránh được cây gậy của họ.


Financial Times ngày 24/6 đã đăng bài phân tích phản ứng của Malaysia về
"siêu dự án" Vành đai và Con đường của Trung Quốc;


Nội dung chủ yếu tập trung chỉ ra tham vọng của Bắc Kinh và đòi Trung Quốc phải có trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa nội dung của “sáng kiến lịch sử” này. 


Đặc biệt, tân Thủ trướng Mahathir Mohamad, đã tạm dừng để xem lại các dự án bất bình đẳng mà cựu Thủ tướng Najib Razak đã ký với một loạt doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong khuôn khổ Vành đai và Con đường. 


image002

Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir Mohamad, ảnh: Kyodo / SCMP.


Theo chúng tôi, quyết định này của vị “nguyên lão” khả kính lập tức được sự đồng tình ủng hộ của không chỉ người dân Malaysia mà còn của hầu hết nhân dân trong khu vực và quốc tế. Tại sao?


Thứ nhất, qua thực tế đã được triển khai tại một số quốc gia, nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị, các học giả…, đều có chung một nhận định rằng “siêu dự án” Vành đai và Con đường”, đã dần dần bộc lộ bản chất đích thực của nó; 


Đó là biến tướng của quá trình cạnh tranh chiếm đoạt thị trường của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nấp dưới hình thức xuất khẩu tư bản, nhân công rẻ mạt, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và hàng hóa dư thừa, kém chất lượng…


Như vậy, có thể thấy chiến lược thực sự đằng sau Vành đai và Con đường không chỉ nhằm gài các nước vào "bẫy nợ ngoại giao"; tạo môi trường để tái cơ cấu kinh tế Trung Quốc, mà còn nhằm thực hiện những mục tiêu về chính trị, quốc phòng, an ninh.


Trong đó đáng chú ý có mục tiêu sử dụng dự án này để “bẫy” các quốc gia khi tham gia, phải mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông;


Hợp thức hóa việc chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý nằm giữa Biên Đông cũng nằm trong tính toán của Bắc Kinh đằng sau đại dự án này.    


Thứ hai, người Malaysia đã cảnh báo trước về tiền lệ của Sri Lanka và cáo buộc ông Najib Razak đã “bán nước” theo cách tương tự. 


Vì vậy, Chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã quyết định sẽ đàm phán lại một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc.


Họ tin là những dự án này có giá trị thấp về tiền bạc cũng như hiệu quả quản trị, bao gồm tuyến đường sắt kết nối bờ biển phía Đông trị giá 14 tỉ USD và 2 đường ống dẫn khí đốt. 


Tuy nhiên, với một tinh thần thật sự cầu thị, biết mình biết ta, Tiến sĩ Mahathir Mohamad nói ông hoan nghênh đầu tư và công nghệ của Trung Quốc, nhưng với điều kiện các dự án phải sử dụng hiệu quả kinh phí, minh bạch và mang lại lợi ích thực sự cho các doanh nghiệp và lao động địa phương. 


Theo chúng tôi có thể nói ngài Thủ tướng, Tiến sĩ Mahathir Mohamad, đã điểm đúng “tử huyệt” của “siêu dự án” Vành đai và Con đường. 


Đặc biệt, mặc dù không đề cập một cách trực tiếp, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã ngầm phát đi một thông điệp rằng các nước trong khu vực và các nước liên quan ngoài khu vực rằng:


Một mặt, phải nâng cao cảnh giác trước những “củ cà rốt” mang nhãn hiệu Trung Quốc; mặt khác, cũng cần phải có cách để tồn tại, làm sao tránh được những “cái gậy” hiểm độc luôn sẵn sàng nện xuống đầu mình. 


Thứ ba, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đáng kính đã thẳng thắn công khai quan điểm và cách thức ứng xử của mình trong quan hệ với Trung Quốc ngay từ khi ông mới nhậm chức:


“Chẳng có gì phải sợ Trung Quốc", nếu trong quan hệ với Trung Quốc, nguyên tắc bình đẳng, tôn trong lẫn nhau, rõ ràng, minh bạch, thượng tôn pháp luật luôn được duy trì. 


image003

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Cụ thể, khi trả lời câu hỏi của South China Morning Post về việc một số người nói rằng Thủ tướng chống Trung Quốc, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã khôn khéo nói:


"Dĩ nhiên có những việc nhất định đã được thực hiện mà Malaysia không được lợi ích gì, thậm chí nó không tốt cho Malaysia. 


Chúng tôi hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài từ bất kỳ quốc gia nào, chắc chắn bao gồm cả Trung Quốc.


Nhưng khi nói đến việc ký hợp đồng với Trung Quốc, vay các khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc, các nhà thầu Trung Quốc thích sử dụng công nhân của họ từ Trung Quốc, dùng mọi thứ được nhập từ Trung Quốc, thậm chí việc thanh toán không được thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc;


Những loại hợp đồng đó không phải là thứ mà tôi hoan nghênh.


Một điều nữa là họ phát triển trọn gói nhiều đô thị, những đô thị rất phức tạp, rất đắt tiền mà người Malaysia không thể mua được. 


Vì vậy, họ sẽ đưa người nước ngoài đến sống ở những thành phố này. Hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận hàng loạt người nhập cư đến quốc gia của mình. 


Bạn thấy điều này ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ đâu.


Chúng tôi không muốn có một thành phố được xây dựng ở Malaysia để (nhà đầu tư) đưa người nước ngoài đến ở đó.


Đó là những gì tôi chống lại, ngay cả khi (nhà đầu tư) là người Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu.


Những người nhập cư nước ngoài với số lượng lớn sẽ không ai được chào đón, chắc chắn là không đối với Malaysia.” 


Thiết nghĩ, phản ứng rất thẳng thắn, trí tuệ, hợp lý, hợp tình của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad là bài học cho những quốc gia mà Trung Quốc đang nhằm vào để vận động tham gia vào “đại dự án” Vành đai và Con đường. 


Phải chăng Ông chính là “khắc tinh” của đại dự án này?


Người dân Malaysia đã đúng khi bỏ phiếu bầu vị “nguyên lão” khả kính  này vào vị trí đứng đầu Chính phủ của mình.


Chẳng những họ, mà kể cả cộng đồng ASEAN, chúng ta cũng tự hào về nhân cách, trí tuệ và bản lĩnh của Thủ tướng Mahathir Mohamad, một tấm gương sáng để noi theo trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển trước những diễn biến phức tạp, khôn lường của tình hình khu vực và quốc tế hiện nay./.  


Tiến sĩ Trần Công Trục


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad: Tạo sóng từ hậu trường


Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad được chào đón như một người hùng tại các cuộc biểu tình ở Kuala Lumpur cùng nhiều thành phố khác khi ông tận dụng cơ hội này để kêu gọi Thủ tướng đương nhiệm Najib Razak từ chức trước cáo buộc tham nhũng 700 triệu USD.


Ông Mahathir còn tố cáo Thủ tướng Najib hối lộ cho các quan chức thuộc đảng cầm quyền Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) để đổi lấy sự ủng hộ. Tuy nhiên, những động thái này đã khiến ông “gặp hạn” khi cảnh sát Malaysia mới đây tuyên bố sẽ sớm triệu tập cựu Thủ tướng để thẩm vấn. Hiện vẫn chưa rõ liệu rằng ông Mahathir có bị truy tố vì những phát ngôn trên hay không, nhưng sức ảnh hưởng của nhân vật này không hề giảm, thậm chí ngày càng gia tăng và vẫn còn lan toả mạnh mẽ trong hàng ngũ quan chức đảng UMNO.


Lãnh đạo… xuyên thế kỷ


Mahathir Mohamad là một trong những nhà lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất châu Á. Ông sinh ngày 20/12/1925 tại Alor Setar, phía bắc Malaysia, trong một gia đình Mã Lai khá nghèo. Tuy nhiên, ông may mắn có cha là một nhà giáo còn mẹ là một người phụ nữ khoan dung. Ông được gia đình nuôi ăn học và kèm cặp để trở thành một người công dân có trách nhiệm. Do nhà nghèo, và thực sự không có nhiều lựa chọn, nên ông phải theo học ngành y để trở thành bác sỹ với học bổng tại đại học Malaya.


Khi mới 21 tuổi, ông đã gia nhập và trở thành một trong những thành viên đầu tiên của đảng UMNO. Trong thời gian này, ông cũng mở một phòng mạch tư ở quê nhà và hành nghề y suốt 7 năm với biệt danh “Bác sĩ M”. Năm 1964, Mahathir Mohamad được bầu làm nghị sĩ ngay trong cuộc chạy đua tranh cử lần đầu tiên. Tuy nhiên chưa đầy 5 năm sau, ông mất ghế trong Quốc hội và bị đưa ra khỏi đảng UMNO vì chỉ trích các chính sách của Thủ tướng khi đó là Tunku Abdul Rahman không quan tâm đến cộng đồng người Malaysia. 


Năm 1970, Mahathir Mohamad viết cuốn sách Thế bế tắc của Mã Lai, nhưng lại không được lưu hành ở Malaysia mà chỉ xuất bản ở Singapore. Cuốn sách cho thấy trí tuệ và kiến thức uyên thâm của ông về lịch sử và xã hội Mã Lai, về tầm nhìn và những ý tưởng lớn cho sự phát triển của Malaysia mà ông dành cả cuộc đời để theo đuổi.


Trong cuốn sách này ông đã thực hiện một cuộc đại phẫu, mổ xẻ tỉ mỉ những yếu kém cơ bản của dân tộc, xã hội và nền kinh tế của người Mã Lai trong suốt thế kỷ trước. Từ đó, Mahathir Mohamad - một bác sĩ trở thành chính trị gia - đã đưa ra các giải pháp và phác đồ điều trị hiệu quả cho sự phát triển của đất nước Malaysia. Sau này, chính sách kinh tế mới (NEP) của Malaysia, do chính phủ khởi xướng và thực hiện từ năm 1971 kéo dài tới năm 1990, đã vay mượn nhiều ý tưởng từ cuốn sách này.


image001


Cũng trong năm 1970, Thủ tướng Tunku Abdul Rahman nghỉ hưu, dọn đường cho sự trở lại đảng UMNO. Bốn năm sau, ông Mahathir được bầu lại vào Quốc hội, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đến năm 1976, ông trở thành Phó Thủ tướng. Ngày 16/7/1981, Mahathir Mohamad lên nắm quyền Chủ tịch đảng UMNO, và sau đó ít lâu tuyên thệ trở thành Thủ tướng thứ tư của Malaysia sau khi người tiền nhiệm từ chức vì vấn đề sức khoẻ. Bắt đầu từ đây, “Bác sĩ M” có cơ hội đưa những ý tưởng của cá nhân vào thực tế.


Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, Mahathir Mohamad bắt đầu chính sách xây dựng nền công nghiệp thay thế cho nhập khẩu. Ông đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của các ngành công nghệ cao và đây là nền tảng để biến Malaysia trở thành quốc gia xuất khẩu điện tử đứng hàng thứ 17 trên thế giới. Dự án uy tín nhất nhằm thúc đẩy niềm tự hào quốc gia bao gồm tòa tháp đôi Petronas, và chuyển đổi một đồn điền dầu cọ gần thủ đô thành trung tâm siêu đa phương tiện đầu tiên của thế giới, với mục tiêu đưa Malaysia thành một cường quốc không gian mạng nhằm cạnh tranh với Thung lũng Silicon ở California (Mỹ).


Năm 1987, Mahathir Mohamad giành chiến thắng sít sao trong cuộc bỏ phiếu kín của ban lãnh đạo đảng UMNO. Nhưng nhóm đối lập yêu cầu huỷ bỏ kết quả này gây ra sóng gió trong chính trường Malaysia. Ngay lập tức, ông tiến hành xây dựng đảng UMNO mới và cấm cửa những nhân vật đối lập tham gia. Ngoài ra, Thủ tướng Mahathir còn cho bắt hơn 100 nhân vật chống đối, đóng cửa 4 tờ báo. Cùng thời gian này, Mahathir Mohamad cách chức cấp phó Anwar Ibrahim. Ông này sau đó đã bị bắt và kết án 15 năm tù vì tội tham nhũng, tạo nên làn sóng chống chính phủ kéo dài trong vài năm.


Sự nghiệp chính trị của Mahathir Mohamad gặp phải sóng gió lớn nhất ở vào thời điểm Malaysia rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Thủ tướng Mahathir khi ấy đã phê phán gay gắt giới thương nhân nước ngoài, đặc biệt là nhà tài phiệt George Soros, và buộc tội họ gây ra mọi chuyện. Ông không hề cho rằng các kế hoạch vĩ đại của mình là một phần nguyên nhân gây ra khoản nợ khổng lồ của Malaysia. Sau đó, ông lại có động thái gây nhiều tranh cãi khi cách ly nền kinh tế bằng việc kiểm soát các nguồn vốn ngắn hạn để không cho ngoại tệ rời khỏi Malaysia.


Các ý kiến chỉ trích chính sách này của Thủ tướng Mahathir chỉ dứt khi thời gian chứng minh ông đã đúng. Malaysia phục hồi nhanh chóng về tăng trưởng GDP từ năm 1998, chính thức vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á một cách nguyên vẹn. Sau hơn một năm buộc tội những “kẻ đầu cơ lừa đảo” người phương Tây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế ở châu Á, Thủ tướng Mahathir tuyên bố kiểm soát hoàn toàn các nguồn vốn. Trên lĩnh vực kinh tế, chính sách của ông Mahathir đã giúp Malaysia ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng so với các nước láng giềng và cuối cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải công nhận điều này.


Cuộc chiến bền bỉ


Kể từ khi giành độc lập năm 1957 đến nay, Malaysia đã trải qua nhiều đời thủ tướng, trong đó riêng Mahathir Mohamad đã có thời gian cầm quyền bằng cả 3 người tiền nhiệm cộng lại. 22 năm lãnh đạo đất nước, “Bác sĩ M” nổi tiếng với những ý kiến gai góc chỉ trích phương Tây, cùng chính sách thực dụng được ủng hộ và biến Malaysia thành con hổ kinh tế châu Á. Mahathir Mohamad được nhìn nhận như một nhân vật vừa thực tế vừa viển vông. Nhưng các chuyên gia khó tính nhất cũng phải thừa nhận, ông đã thực hiện thành công việc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế đất nước.


image004

Mahathir Mohamad chính là người dẫn dắt đất nước Malaysia trong những năm tháng quan trọng trở thành một quốc gia thịnh vượng.


Thành công của Malaysia là đã biết đa dạng hóa từ lúc chỉ xuất khẩu dầu cọ và cao su chuyển sang xuất khẩu hàng điện tử. Sự biến chuyển của nước này trong vòng hai thập kỷ qua rất ấn tượng và ông Mahathir là người có công lớn trong sự biến chuyển đó. Ngoài ra, Thủ tướng Mahathir cũng là người được coi là có công đầu mang lại sự ổn định về chính trị, hàn gắn các chia rẽ về sắc tộc tại Malaysia.


Tháng 6/2002, Mahathir Mohamad khiến cả nước Malaysia sững sờ khi tuyên bố nghỉ hưu. Ngay sau đó, ông đã rút lại quyết định từ chức vì ban lãnh đạo UMNO đã đề nghị ông ở lại và ông đồng ý nắm quyền thêm 16 tháng như một sự chuyển tiếp. 


Sau quyết định rút lui chính thức vào ngày 31/10/2003, dấu ấn xuyên thế kỷ của người đàn ông đầy quyền lực này khó có thể phai mờ trong lịch sử phát triển Malaysia, tạo nên những thách thức không nhỏ đối với những người kế cận. Bởi lẽ, cũng như Lý Quang Diệu gắn với sự phát triển của Singapore, Mahathir Mohamad chính là người dẫn dắt đất nước Malaysia trong những năm tháng quan trọng trở thành một quốc gia thịnh vượng.


Phía sau những thành tựu to lớn, những số liệu thống kê đầy tính thuyết phục về sự phát triển vượt bậc của Malaysia lại là vô vàn khó khăn vất vả. Mahathir Mohamad đã vượt qua rất nhiều, từ việc đương đầu với những chống đối ngay trong nội bộ đảng UMNO đến những thách thức ngoài đảng, trong nước và quốc tế; hay những thăng trầm trong quan hệ với Singapore, xung đột giữa người Hoa và người Mã Lai và những lần bầu cử quyết liệt để đảm trách vị trí thủ tướng tới 22 năm. 


Không chỉ nhận được những lời ca ngợi, Mahathir Mohamad còn phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích và chống đối mạnh mẽ, từ những chính khách trong đảng, hay xung đột với phe đối lập. Ngay cả đến khi từ giã chính trường, ông cũng vô cùng trăn trở để đưa ra quyết định sau cuối.


Mahathir Mohamad hoàn toàn có thể tự hào và hãnh diện là ông đã để lại một di sản đồ sộ với nhiều thành tựu quan trọng, điều mà nhiều nhà lãnh đạo khác không thể làm được. Ông đã chiến đấu bền bỉ trong suốt những năm tháng tuổi trẻ để theo đuổi mơ ước phát triển đất nước Malaysia. Khi bước chân vào hoạt động chính trị, trở thành đảng viên đảng cầm quyền UMNO, người bác sỹ trẻ Mahathir không mơ rằng có ngày mình sẽ bước lên đỉnh cao quyền lực, bởi lúc đó các lãnh đạo đảng đều xuất thân từ những gia tộc lớn, danh giá và theo học ngành luật.


Và tất nhiên, bị khai trừ khỏi đảng khi ở tuổi sung sức nhất, Mahathir cũng không mơ có ngày ông được đảng UMNO đón nhận trở lại, thăng tiến và rồi bất ngờ trở thành vị thủ tướng thứ tư của Malaysia, và là thủ tướng đầu tiên không thuộc giới quý tộc. Trên hết, Mahathir Mohamad luôn là một nhà lãnh đạo đầy lôi cuốn, và có sức ảnh hưởng lan tỏa, xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhà kiến tạo quốc gia xuất sắc trên thế giới…Việt Dũng 03/11/2015
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16663)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18616)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16550)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16112)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14741)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21484)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17179)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15566)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15410)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13967)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15295)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13713)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14090)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15283)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16132)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17861)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17659)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18181)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)