Nhìn Korea "Hiệp thương Thống nhất" hòa bình mà chua xót cho VN

11 Tháng Hai 201810:54 CH(Xem: 13795)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI 12  FEB  2018


Nhìn Korea "Hiệp thương Thống nhất" hòa bình mà chua xót cho VN


Bắt tay,  Âm nhạc, Thể thao và Mỹ nữ


image003


Cú bắ tay lịch sử hai miền nam bắc Korea ngày 9/2/2018. Bà Kim Yo-jong chuyển cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in một văn bản viết tay từ anh tranh của bà, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un mời Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng tại dinh tổng thống ở Seoul, trong dịp Thế vận hội mùa đông khai mạc ở Pyeongchang 2018, một địa điểm tiếp giáp ranh giới hai miền Nam - Bắc Korea (Cao Ly). AP


VĂN HÓA


(tổng hợp)


12/2/2018 |


Hiện nay bán đảo Cao Ly chia ra hai chính thể: Đại Hàn Dân quốc ở phía nam là một nước dân chủ tự do theo kiểu phương TâyCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một nước chuyên chính cộng sản (dân chủ nhân dân).


Danh xưng truyền thông quốc tế thường đề cập đến các biến cố ở xứ sở này - gọi miền bắc là Bắc Hàn và miền nam là Nam Hàn, cốt để nhắc nhở quốc gia Korea (Cao Ly) hiện vẫn còn đang trong tình trạng chia đôi.


Các nhà lãnh đạo Nam - Bắc Đại Hàn đã tận dụng Thế vận hội mùa đông khai mạc đầu tháng 2/2018 ở Pyeongchang, một địa điểm ở Nam Hàn tiếp giáp ranh giới Bắc Hàn để bắt tay nhau trong bối cảnh hừng hực sốt khi Bắc Hàn bắn hàng loạt tên lửa tầm xa bay qua đầu Nhật Bản.


Bỏ qua những quả tên lửa "vớ vẩn", họ gởi đến nhau những vận động viên thể thao, những văn nghệ sĩ âm nhạc, và những mỹ nữ gia nhân của xứ sở băng tuyết. Trước đây Đại Hàn thường tổ chức các vụ việc đoàn tụ thân nhân, trao đổi kinh tế và du lịch. Trong nỗ lực hòa hợp hòa giải dân tộc, hai miền nam bắc Korea đã chọn một Cờ Thống Nhất. Lá cờ này chính thức diễn hành trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang.


Ngọc núi cao nhất ở Bắc Hàn là núi Bạch Đầu (Baekdu) (2744 m.


Quả là tuyệt hảo khi Korea một quốc gia bị các cường quốc trên thế giới cắt làm đôi vào năm 1953 nay họ đã đến với nhau để tìm cách "thống nhất đất nước" mà không phải tốn một viên đạn hay xác người nào. Thế giới hòa bình cầu mong như vậy.


Cùng một thời điểm của lịch sử, năm 1954, Việt Nam thống nhất sơn hà từ thời Hoàng đế Gia Long vào năm 1802, nhưng đến năm 1954, các cường quốc xé Việt Nam ra làm đôi hai miền Nam - Bắc và "xúi bẩy" hai miền lao đầu vào cuộc chiến bi thảm kéo dài 20 năm với ba triệu người bỏ mạng, rồi kết thúc bằng chiến thắng của bên thắng cuộc ngày 30/4/1975 nhưng ngay sau đó, hàng triệu người Việt tìm đủ mọi cách di tản - chạy trốn ra nước ngoài. 


Sự kiện thể thao ở Pyeongchang có thể nói là dấu mốc lịch sử của Korea có vai trò hòa hợp dân tộc đang thu hút dư luận thế giới hơn cả những cuộc so tài trên sân băng.


Nếu Nam Hàn có một nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới thì Bắc Hàn với khả năng chế tạo bom nguên tử và vũ khí tên lửa hạt nhân đã thế giới làm khiếp đảm. Một ông quân sự, một ông kinh tế đến một lúc họ "hòa giải hòa hợp" với nhau thì chưa biết nền trật tự ở Châu Á sẽ đi về đâu. (vh)


Âm nhạc


image004


Tổng thống Nam Hàn Moon ngồi cạnh em gái nhà lãnh đạo Bắc Hàn bà Kim Yo-jong trong một buổi hòa nhạc ở Seoul thủ đô Nam Hàn hôm 10/2/2018. Họ trò trò chuyện với nhau trông cứ nhau hai anh em ruột gặp nhau sau bao nhiêu năm xa cách. AP.


Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngồi cạnh cô Kim Yo-jong, Phó chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền Triều Tiên, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại một buổi hòa nhạc ở thủ đô Seoul, cùng thưởng thức các tiết mục do những nghệ sĩ từ Bình Nhưỡng biểu diễn, AFP đưa tin.


Trước đó, Tổng thống Moon và Kim Yo-jong đã cùng dùng tiệc trưa ở Nhà Xanh, ngồi chung trong một khu khán đài để theo dõi lễ khai mạc Olympic và cổ vũ cho đội khúc côn cầu trên băng nữ với thành viên là các vận động viên của cả Hàn Quốc và Triều Tiên.


Những bức ảnh tại buổi hòa nhạc cho thấy cô Kim Yo-jong ngồi giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam. Buổi biểu diễn được thực hiện bởi Dàn nhạc Samjiyon gồm 140 nghệ sĩ đến từ Bình Nhưỡng và cả các nghệ sĩ Hàn Quốc. Phái đoàn ngoại giao Triều Tiên dự kiến đáp chuyến bay về nước sau sự kiện này.


Các đại biểu từ Bình Nhưỡng hôm qua gửi thư từ lãnh đạo Kim Jong-un tới Tổng thống Moon. Trong thư, lãnh đạo Triều Tiên mời Tổng thống Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng "vào một thời điểm thuận lợi".


Phái đoàn cấp cao của Bình Nhưỡng có mặt tại Hàn Quốc từ ngày 9/2/2018 để tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018. Sự xuất hiện của Kim Jo-yong gây bất ngờ bởi cô là thành viên đầu tiên trong gia đình lãnh đạo Triều Tiên tới Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. (theo Vũ Hoàng)


Thế Vận Hội Mùa Đông "hai anh em dưới một ngọn cờ tổ quốc thống nhất"


 image005


Hai "anh em thù địch" diễn hành chung dưới một lá cờ "tổ quốc thống nhất" dưới sự chứng kiến của hai nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và Chủ tịch danh dự Bắc Hàn Kim Yong Nam trong lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang ngày 09/02/2018.REUTERS


 image006


Toàn cảnh lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018 tại Nam Hàn, ngày 09/02/2018. Reuters


30 năm sau Thế Vận Hội Mùa Hè tại Seoul, Nam Hàn đã khai mạc trọng thể Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang vào hôm nay 09/02/2018 tại Pyeongchang, trong nhiệt độ âm -20°C nhưng với nhiều phấn khởi. Seoul cam kết : đây là Thế Vận Hội hoà bình.


Trong vòng 17 ngày, tất cả cặp mắt của thế giới sẽ đổ dồn vào màn ảnh nhỏ theo dõi 2.900 vận động viên đến từ 92 quốc gia nỗ lực tranh tài qua 15 bộ môn thể thao trên băng tuyết với phần thưởng tổng cộng là 102 huy chương vàng.


Tại bán đảonay  được xem là một trong những lò lửa chiến tranh, những con số kỷ lục này báo hiệu Thế Vận Hội Pyeonchang mang biểu tượng hoà hoãn vì Bắc Hàn chấp nhận gửi một phái đoàn vận động viên tham dự. Hai "anh em thù địch" còn diễn hành chung dưới một ngọn cờ "tổ quốc thống nhất" dưới sự chứng kiến của hai nguyên thủ quốc gia : tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch danh dự Bắc Triều Tiên Kim Yong Nam.


Điểm hẹn PyeongChang còn là niềm phấn khởi của nhiều quốc gia nhiệt đới lần đầu tiên tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông : Kenya, Eythrea của châu Phi, Ecuador của Nam Mỹ hay hai nước Đông Nam Á Malaysia và Singapore. Ngay Cộng Hoà Kosovo (vùng Balkan), chỉ mới được có một phần thế giới công nhận, cũng có mặt.


Nước Pháp cũng tỏ ra lạc quan với hy vọng giành được từ 20 huy chương trở lên. Trái lại, lịch sử thế vận không mấy thuận buồm xuôi gió đối với Nga. Bị tẩy chay vì tai tiếng tổ chức cho vận động viên dùng thuốc tăng lực bị cấm và đánh tráo xét nghiệm, nước Nga của Vladimir Putin phải nhìn xem từ xa đoàn tuyển thủ 168 người « thuộc loại sạch », xếp cờ quốc gia, diễn hành dưới lá cờ Thế Vận./(theo 09-02-2018)


Âm nhạc


image007image008image009

Ngay sau lễ khai mạc Olympic mùa Đông với sự kiện hai miền Nam-Bắc cùng trang phục dự lễ diễu hành lễ khai lạc và đến thi đấu, trận hockey trên băng giữa tuyển hai miền Triều Tiên với Thụy Sĩ đã diễn ra trong màu không khí sôi động, nó vượt qua ngoài ý nghĩa một trận đấu là sự kiện lịch sử.


image010


Mỹ nữ Bắc Hàn và dàn kèn đồng.


image011image012


Mỹ nữ trong quân đội Bắc Hàn.


image013

Trang phục đậm nét quân đội quốc gia Bắc Hàn.


image014


Nụ cười tươi như hoa của những cô gái Bắc Hàn.


200 cô gái là nữ quân nhân Triều Tiên xinh đẹp như những nàng tiên trong trang phục đặc biệt và có nét đẹp đậm chất Triều Tiên cổ vũ cho đội Hockey.


Đội tuyển Hockey Triều Tiên thua Thụy Sĩ 0-8 nhưng kẻ thắng và người thua làm hơn được như thế, phía trên khán đài VIP có trưởng đoàn Triều Tiên Kim Jong-nam và em gái lãnh đạo Kim Jong-un, cô Kim Yo-jong cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.


image015


Những cô gái Bắc Hàn luôn vẫy tay chào khán giả cùng với nụ cười tươi tắn.


Hình ảnh này được xem là một sự kiện lớn nhất về nỗ lực hòa hợp dân tộc của hai miền Nam Bắc Đại Hàn. Đây là sự kiện đầu tiên kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên chia cắt hai miền đất nước.


image016

Vẻ đẹp đậm chất xứ sở băng tuyết Bắc Hàn.


image017


Phía sau các cô gái cổ vũ là lãnh Tổng thống Moon Jae-in (bìa trái), chủ tịch IOC Thomas Bach, trưởng đoàn Triều Tiên Kim Jong-nam và em gái Kim Jong-un, cô Kim Yo-yong


image018


Đoàn mỹ nhân Bắc Hàn.


image019


Nghệ sĩ Hyun Song Wol, Hyon Song Wol, ca sĩ nổi tiếng trưởng nhóm “Spice Girls" của Bắc Hàn. REUTERS


image020


Bà Hyun Song Wol xuất hiện ở Seoul. REUTERS


image021


Mỹ nhân này xuất hiện ở trung tâm tất cả các sự kiện có sự tham gia của đoàn thể thao Bắc Hàn thời lãnh tụ Kim Jong Il. Soha New. Cô gái được mệnh danh là ‘Mỹ nữ quốc dân’ này là người đẹp được chính cố lãnh tụ Kim Jong Il chọn lựa làm đội trưởng của tất cả các đội cổ vũ thể thao ở Triều Tiên. (theo Trí Thức Trẻ)


THANH PHƯƠNG


Đội cổ vũ xinh đẹp của Triều Tiên 'hớp hồn' dân Nam Hàn


Đội cổ vũ gồm 229 người của Triều Tiên đã đến Hàn Quốc để cổ vũ cho đội tuyển thể thao nước nhà thi đấu tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.


    image022


Các thành viên của đội cổ vũ Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang có mặt tại Hàn Quốc hôm 7.2. Họ thu hút sự chú ý của đám đông với đồng phục gồm áo choàng dài màu đỏ, mũ lông và bốt da đen. Ảnh: Reuters. 


image023


Đội cổ vũ có 229 thành viên, theo Reuters. Họ đi cùng gần 50 người khác, gồm các vận động viên taekwondo, nhà báo và một số thành viên của ủy ban Olympics Triều Tiên. Ảnh: Reuters.


image024

Một thành viên của đội cổ vũ soi gương chỉnh trang khi xe ghé vào một trạm dừng chân trên đường cao tốc từ khu phi quân sự đến Pyeongchang. Ảnh: Reuters.


 image025


Việc Triều Tiên cử đoàn vận động viên đến dự Olympics Pyeongchang được xem là động thái bất ngờ trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên luôn sôi sục suốt năm qua. Ảnh: Reuters.


image026 


Phóng viên cũng như người qua đường hiếu kỳ vây quanh, chụp ảnh đội cổ vũ Triều Tiên ở hầu hết mọi nơi họ xuất hiện. Ảnh: Reuters.


image027 


Họ tỏ ra không ngại ngùng trước ống kính. "Xin chào, xin chào. Tôi rất vui được gặp bạn", AP dẫn lời một thành viên đội cổ vũ trước khi cô lên xe rời đi. Ảnh: Getty.


image028 


Khi được một phóng viên hỏi liệu đã chuẩn bị kỹ càng cho sự xuất hiện tại Hàn Quốc hay chưa, một thành viên đáp: "Bạn sẽ biết khi nhìn thấy. Chẳng vui chút nào nếu tôi nói cho bạn biết mọi thứ lúc này". Ảnh: Xinhua.


image029 


Các thành viên đội cổ vũ Triều Tiên di chuyển về Inje Speedium Hotel & Resort, khách sạn hạng sang 4 sao, cách địa điểm tổ chức thi đấu ở Pyeongchang 2 giờ lái xe. Ảnh: Reuters.

image030

Từ nhiều ngày trước, nhân viên khách sạn đã treo các băng rôn chào đón với dòng chữ "Chúng ta là một" và "Hoan nghênh đến đây". Ảnh: Reuters.


image031 


Mạng xã hội Hàn Quốc xuất hiện nhiều lời khen dành cho đội cổ vũ. "Tôi thích đồng phục của họ. Chúng khá là xuất sắc đó. Tôi rất muốn có một cái mũ như vậy", một người dùng Twitter viết. Ảnh: Reuters.


image032

Một ngày trước đó, dàn nhạc gồm 140 thành viên của Triều Tiên cũng đã đến Hàn Quốc bằng đường thủy. Ảnh: Reuters. (Theo Đông Phong)

15 Tháng Năm 2016(Xem: 16586)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14936)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13069)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15714)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15911)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14892)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24744)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17627)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17883)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17413)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17729)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16101)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17740)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16443)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15921)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.