Nhìn Korea "Hiệp thương Thống nhất" hòa bình mà chua xót cho VN

11 Tháng Hai 201810:54 CH(Xem: 13682)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI 12  FEB  2018


Nhìn Korea "Hiệp thương Thống nhất" hòa bình mà chua xót cho VN


Bắt tay,  Âm nhạc, Thể thao và Mỹ nữ


image003


Cú bắ tay lịch sử hai miền nam bắc Korea ngày 9/2/2018. Bà Kim Yo-jong chuyển cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in một văn bản viết tay từ anh tranh của bà, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un mời Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng tại dinh tổng thống ở Seoul, trong dịp Thế vận hội mùa đông khai mạc ở Pyeongchang 2018, một địa điểm tiếp giáp ranh giới hai miền Nam - Bắc Korea (Cao Ly). AP


VĂN HÓA


(tổng hợp)


12/2/2018 |


Hiện nay bán đảo Cao Ly chia ra hai chính thể: Đại Hàn Dân quốc ở phía nam là một nước dân chủ tự do theo kiểu phương TâyCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một nước chuyên chính cộng sản (dân chủ nhân dân).


Danh xưng truyền thông quốc tế thường đề cập đến các biến cố ở xứ sở này - gọi miền bắc là Bắc Hàn và miền nam là Nam Hàn, cốt để nhắc nhở quốc gia Korea (Cao Ly) hiện vẫn còn đang trong tình trạng chia đôi.


Các nhà lãnh đạo Nam - Bắc Đại Hàn đã tận dụng Thế vận hội mùa đông khai mạc đầu tháng 2/2018 ở Pyeongchang, một địa điểm ở Nam Hàn tiếp giáp ranh giới Bắc Hàn để bắt tay nhau trong bối cảnh hừng hực sốt khi Bắc Hàn bắn hàng loạt tên lửa tầm xa bay qua đầu Nhật Bản.


Bỏ qua những quả tên lửa "vớ vẩn", họ gởi đến nhau những vận động viên thể thao, những văn nghệ sĩ âm nhạc, và những mỹ nữ gia nhân của xứ sở băng tuyết. Trước đây Đại Hàn thường tổ chức các vụ việc đoàn tụ thân nhân, trao đổi kinh tế và du lịch. Trong nỗ lực hòa hợp hòa giải dân tộc, hai miền nam bắc Korea đã chọn một Cờ Thống Nhất. Lá cờ này chính thức diễn hành trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang.


Ngọc núi cao nhất ở Bắc Hàn là núi Bạch Đầu (Baekdu) (2744 m.


Quả là tuyệt hảo khi Korea một quốc gia bị các cường quốc trên thế giới cắt làm đôi vào năm 1953 nay họ đã đến với nhau để tìm cách "thống nhất đất nước" mà không phải tốn một viên đạn hay xác người nào. Thế giới hòa bình cầu mong như vậy.


Cùng một thời điểm của lịch sử, năm 1954, Việt Nam thống nhất sơn hà từ thời Hoàng đế Gia Long vào năm 1802, nhưng đến năm 1954, các cường quốc xé Việt Nam ra làm đôi hai miền Nam - Bắc và "xúi bẩy" hai miền lao đầu vào cuộc chiến bi thảm kéo dài 20 năm với ba triệu người bỏ mạng, rồi kết thúc bằng chiến thắng của bên thắng cuộc ngày 30/4/1975 nhưng ngay sau đó, hàng triệu người Việt tìm đủ mọi cách di tản - chạy trốn ra nước ngoài. 


Sự kiện thể thao ở Pyeongchang có thể nói là dấu mốc lịch sử của Korea có vai trò hòa hợp dân tộc đang thu hút dư luận thế giới hơn cả những cuộc so tài trên sân băng.


Nếu Nam Hàn có một nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới thì Bắc Hàn với khả năng chế tạo bom nguên tử và vũ khí tên lửa hạt nhân đã thế giới làm khiếp đảm. Một ông quân sự, một ông kinh tế đến một lúc họ "hòa giải hòa hợp" với nhau thì chưa biết nền trật tự ở Châu Á sẽ đi về đâu. (vh)


Âm nhạc


image004


Tổng thống Nam Hàn Moon ngồi cạnh em gái nhà lãnh đạo Bắc Hàn bà Kim Yo-jong trong một buổi hòa nhạc ở Seoul thủ đô Nam Hàn hôm 10/2/2018. Họ trò trò chuyện với nhau trông cứ nhau hai anh em ruột gặp nhau sau bao nhiêu năm xa cách. AP.


Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngồi cạnh cô Kim Yo-jong, Phó chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền Triều Tiên, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại một buổi hòa nhạc ở thủ đô Seoul, cùng thưởng thức các tiết mục do những nghệ sĩ từ Bình Nhưỡng biểu diễn, AFP đưa tin.


Trước đó, Tổng thống Moon và Kim Yo-jong đã cùng dùng tiệc trưa ở Nhà Xanh, ngồi chung trong một khu khán đài để theo dõi lễ khai mạc Olympic và cổ vũ cho đội khúc côn cầu trên băng nữ với thành viên là các vận động viên của cả Hàn Quốc và Triều Tiên.


Những bức ảnh tại buổi hòa nhạc cho thấy cô Kim Yo-jong ngồi giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam. Buổi biểu diễn được thực hiện bởi Dàn nhạc Samjiyon gồm 140 nghệ sĩ đến từ Bình Nhưỡng và cả các nghệ sĩ Hàn Quốc. Phái đoàn ngoại giao Triều Tiên dự kiến đáp chuyến bay về nước sau sự kiện này.


Các đại biểu từ Bình Nhưỡng hôm qua gửi thư từ lãnh đạo Kim Jong-un tới Tổng thống Moon. Trong thư, lãnh đạo Triều Tiên mời Tổng thống Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng "vào một thời điểm thuận lợi".


Phái đoàn cấp cao của Bình Nhưỡng có mặt tại Hàn Quốc từ ngày 9/2/2018 để tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018. Sự xuất hiện của Kim Jo-yong gây bất ngờ bởi cô là thành viên đầu tiên trong gia đình lãnh đạo Triều Tiên tới Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. (theo Vũ Hoàng)


Thế Vận Hội Mùa Đông "hai anh em dưới một ngọn cờ tổ quốc thống nhất"


 image005


Hai "anh em thù địch" diễn hành chung dưới một lá cờ "tổ quốc thống nhất" dưới sự chứng kiến của hai nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và Chủ tịch danh dự Bắc Hàn Kim Yong Nam trong lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang ngày 09/02/2018.REUTERS


 image006


Toàn cảnh lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018 tại Nam Hàn, ngày 09/02/2018. Reuters


30 năm sau Thế Vận Hội Mùa Hè tại Seoul, Nam Hàn đã khai mạc trọng thể Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang vào hôm nay 09/02/2018 tại Pyeongchang, trong nhiệt độ âm -20°C nhưng với nhiều phấn khởi. Seoul cam kết : đây là Thế Vận Hội hoà bình.


Trong vòng 17 ngày, tất cả cặp mắt của thế giới sẽ đổ dồn vào màn ảnh nhỏ theo dõi 2.900 vận động viên đến từ 92 quốc gia nỗ lực tranh tài qua 15 bộ môn thể thao trên băng tuyết với phần thưởng tổng cộng là 102 huy chương vàng.


Tại bán đảonay  được xem là một trong những lò lửa chiến tranh, những con số kỷ lục này báo hiệu Thế Vận Hội Pyeonchang mang biểu tượng hoà hoãn vì Bắc Hàn chấp nhận gửi một phái đoàn vận động viên tham dự. Hai "anh em thù địch" còn diễn hành chung dưới một ngọn cờ "tổ quốc thống nhất" dưới sự chứng kiến của hai nguyên thủ quốc gia : tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch danh dự Bắc Triều Tiên Kim Yong Nam.


Điểm hẹn PyeongChang còn là niềm phấn khởi của nhiều quốc gia nhiệt đới lần đầu tiên tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông : Kenya, Eythrea của châu Phi, Ecuador của Nam Mỹ hay hai nước Đông Nam Á Malaysia và Singapore. Ngay Cộng Hoà Kosovo (vùng Balkan), chỉ mới được có một phần thế giới công nhận, cũng có mặt.


Nước Pháp cũng tỏ ra lạc quan với hy vọng giành được từ 20 huy chương trở lên. Trái lại, lịch sử thế vận không mấy thuận buồm xuôi gió đối với Nga. Bị tẩy chay vì tai tiếng tổ chức cho vận động viên dùng thuốc tăng lực bị cấm và đánh tráo xét nghiệm, nước Nga của Vladimir Putin phải nhìn xem từ xa đoàn tuyển thủ 168 người « thuộc loại sạch », xếp cờ quốc gia, diễn hành dưới lá cờ Thế Vận./(theo 09-02-2018)


Âm nhạc


image007image008image009

Ngay sau lễ khai mạc Olympic mùa Đông với sự kiện hai miền Nam-Bắc cùng trang phục dự lễ diễu hành lễ khai lạc và đến thi đấu, trận hockey trên băng giữa tuyển hai miền Triều Tiên với Thụy Sĩ đã diễn ra trong màu không khí sôi động, nó vượt qua ngoài ý nghĩa một trận đấu là sự kiện lịch sử.


image010


Mỹ nữ Bắc Hàn và dàn kèn đồng.


image011image012


Mỹ nữ trong quân đội Bắc Hàn.


image013

Trang phục đậm nét quân đội quốc gia Bắc Hàn.


image014


Nụ cười tươi như hoa của những cô gái Bắc Hàn.


200 cô gái là nữ quân nhân Triều Tiên xinh đẹp như những nàng tiên trong trang phục đặc biệt và có nét đẹp đậm chất Triều Tiên cổ vũ cho đội Hockey.


Đội tuyển Hockey Triều Tiên thua Thụy Sĩ 0-8 nhưng kẻ thắng và người thua làm hơn được như thế, phía trên khán đài VIP có trưởng đoàn Triều Tiên Kim Jong-nam và em gái lãnh đạo Kim Jong-un, cô Kim Yo-jong cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.


image015


Những cô gái Bắc Hàn luôn vẫy tay chào khán giả cùng với nụ cười tươi tắn.


Hình ảnh này được xem là một sự kiện lớn nhất về nỗ lực hòa hợp dân tộc của hai miền Nam Bắc Đại Hàn. Đây là sự kiện đầu tiên kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên chia cắt hai miền đất nước.


image016

Vẻ đẹp đậm chất xứ sở băng tuyết Bắc Hàn.


image017


Phía sau các cô gái cổ vũ là lãnh Tổng thống Moon Jae-in (bìa trái), chủ tịch IOC Thomas Bach, trưởng đoàn Triều Tiên Kim Jong-nam và em gái Kim Jong-un, cô Kim Yo-yong


image018


Đoàn mỹ nhân Bắc Hàn.


image019


Nghệ sĩ Hyun Song Wol, Hyon Song Wol, ca sĩ nổi tiếng trưởng nhóm “Spice Girls" của Bắc Hàn. REUTERS


image020


Bà Hyun Song Wol xuất hiện ở Seoul. REUTERS


image021


Mỹ nhân này xuất hiện ở trung tâm tất cả các sự kiện có sự tham gia của đoàn thể thao Bắc Hàn thời lãnh tụ Kim Jong Il. Soha New. Cô gái được mệnh danh là ‘Mỹ nữ quốc dân’ này là người đẹp được chính cố lãnh tụ Kim Jong Il chọn lựa làm đội trưởng của tất cả các đội cổ vũ thể thao ở Triều Tiên. (theo Trí Thức Trẻ)


THANH PHƯƠNG


Đội cổ vũ xinh đẹp của Triều Tiên 'hớp hồn' dân Nam Hàn


Đội cổ vũ gồm 229 người của Triều Tiên đã đến Hàn Quốc để cổ vũ cho đội tuyển thể thao nước nhà thi đấu tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.


    image022


Các thành viên của đội cổ vũ Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang có mặt tại Hàn Quốc hôm 7.2. Họ thu hút sự chú ý của đám đông với đồng phục gồm áo choàng dài màu đỏ, mũ lông và bốt da đen. Ảnh: Reuters. 


image023


Đội cổ vũ có 229 thành viên, theo Reuters. Họ đi cùng gần 50 người khác, gồm các vận động viên taekwondo, nhà báo và một số thành viên của ủy ban Olympics Triều Tiên. Ảnh: Reuters.


image024

Một thành viên của đội cổ vũ soi gương chỉnh trang khi xe ghé vào một trạm dừng chân trên đường cao tốc từ khu phi quân sự đến Pyeongchang. Ảnh: Reuters.


 image025


Việc Triều Tiên cử đoàn vận động viên đến dự Olympics Pyeongchang được xem là động thái bất ngờ trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên luôn sôi sục suốt năm qua. Ảnh: Reuters.


image026 


Phóng viên cũng như người qua đường hiếu kỳ vây quanh, chụp ảnh đội cổ vũ Triều Tiên ở hầu hết mọi nơi họ xuất hiện. Ảnh: Reuters.


image027 


Họ tỏ ra không ngại ngùng trước ống kính. "Xin chào, xin chào. Tôi rất vui được gặp bạn", AP dẫn lời một thành viên đội cổ vũ trước khi cô lên xe rời đi. Ảnh: Getty.


image028 


Khi được một phóng viên hỏi liệu đã chuẩn bị kỹ càng cho sự xuất hiện tại Hàn Quốc hay chưa, một thành viên đáp: "Bạn sẽ biết khi nhìn thấy. Chẳng vui chút nào nếu tôi nói cho bạn biết mọi thứ lúc này". Ảnh: Xinhua.


image029 


Các thành viên đội cổ vũ Triều Tiên di chuyển về Inje Speedium Hotel & Resort, khách sạn hạng sang 4 sao, cách địa điểm tổ chức thi đấu ở Pyeongchang 2 giờ lái xe. Ảnh: Reuters.

image030

Từ nhiều ngày trước, nhân viên khách sạn đã treo các băng rôn chào đón với dòng chữ "Chúng ta là một" và "Hoan nghênh đến đây". Ảnh: Reuters.


image031 


Mạng xã hội Hàn Quốc xuất hiện nhiều lời khen dành cho đội cổ vũ. "Tôi thích đồng phục của họ. Chúng khá là xuất sắc đó. Tôi rất muốn có một cái mũ như vậy", một người dùng Twitter viết. Ảnh: Reuters.


image032

Một ngày trước đó, dàn nhạc gồm 140 thành viên của Triều Tiên cũng đã đến Hàn Quốc bằng đường thủy. Ảnh: Reuters. (Theo Đông Phong)

31 Tháng Ba 2016(Xem: 14804)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13492)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20403)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16578)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 12979)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13476)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14004)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14561)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15184)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16952)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14476)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15348)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14328)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20434)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16641)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18600)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16519)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16085)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc