Trung Nam Hải hứa bơm 124 tỷ đôla cho dự án "Con đường tơ lụa"

14 Tháng Năm 20176:16 CH(Xem: 12760)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ  HAI  15  MAY  2017


Thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa: Trung Quốc hứa chi 124 tỷ đô la


image002Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi khai mạc thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 14/05/2017.ng, China, May 14, 2017.REUTERS/Thomas Peter


Phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới mở ra ngày 14/05/2017 tại Bắc Kinh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết một ngân khoản 124 tỷ đô la dành cho dự án đầy tham vọng của ông. Đó là kế hoạch « Một Vành Đai, Một Con Đường », nhằm làm sống lại con đường tơ lụa thời xa xưa, khôi phục lại động cơ của kinh tế toàn cầu, kết nối Trung Quốc với phần còn lại của châu Á, châu Âu và châu Phi, thông qua một mạng lưới cơ sở hạ tầng mới.


Hội nghị thượng đỉnh mà Trung Quốc tổ chức trong hai ngày nhằm phô trương lợi ích của sáng kiến liên quan trực tiếp đến hơn 65 quốc gia, chiếm tổng cộng một phần ba GDP của thế giới. Tham dự hội nghị, có 29 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, trong đó nổi bật nhất là tổng thống Nga Vladimir Putin, trong lúc các lãnh đạo cao cấp nhất ở các nước phương Tây đều vắng bóng.


Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, dự án Con Đường Tơ Lụa Mới trước hết phục vụ cho Trung Quốc :


Cách nay 2000 năm, đế chế Trung Hoa đã dùng Con Đường Tơ Lụa để vận chuyển sản phẩm của họ sang châu Âu bằng lạc đà. Ngày nay, sự khôi phục tuyến đường này sẽ cho phép Bắc Kinh áp đặt uy thế của cường quốc hàng đầu thế giới.


Theo ông Tom Miller, tác giả quyển biên khảo « Giấc mơ châu Á của Trung Quốc », « một bước ngoặt quan trọng đã được thực hiện dưới thời Tập Cận Bình. Ngày nay, Trung Quốc muốn đóng một vai trò tích cực trên sân khấu quốc tế. Trung Quốc thực sự hiện diện ở hàng đầu và đang tìm cách đóng vai trò chủ đạo ».


Guồng máy tuyên truyền của Trung Quốc cố gắng cho mọi người tin rằng các tuyến đường bộ, đường sắt và hệ thống hải cảng được tài trợ với hàng tỉ euro, sẽ có lợi cho tất cả. Trên thực tế, nước chủ yếu được lợi là Trung Quốc.


Trên vấn đề này, ông Tom Miller nhận định : « Trung Quốc muốn trở thành động lực kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi lên và thành nhà lãnh đạo ở châu Á. Trung Quốc tin rằng khi giúp các nước khác phát triển, các nước đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Điều đó sẽ cho phép Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng! »


Trung Quốc cũng nhìn thấy rằng dự án đó là một giải pháp mầu nhiệm cho nền kinh tế của chính họ. Chuyên gia Tom Miller ghi nhận : « Tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại, và Trung Quốc đang tìm kiếm thị trường mới, cơ hội mới ở nước ngoài. Một ví dụ: Trung Quốc sản xuất quá nhiều thép. Vì vậy, nếu có thể xuất khẩu sản phẩm này, họ có thể giảm bớt tình trạng sản xuất thừa ». (RFI Trọng Nghĩa 14-05-2017)


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại


image003Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, nơi tổ chức thượng đỉnh Sáng Kiến Con đường Tơ lụa mới, Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 12/05/2017.REUTERS/Thomas Peter


Lãnh đạo 28 quốc gia và quan chức cấp cao từ nhiều nước khác sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong hai ngày 14-15/05/2017 để tham gia một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Con Đường Tơ Lụa đầy tham vọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc loan báo sẽ có cả trăm nước cử đại diện đến tham dự hội nghị. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhiều chính phủ, từ Washington, Matxcơva cho đến New Delhi, Jakarta, vẫn không tránh khỏi lo ngại trước ý đồ chính trị của Bắc Kinh thông qua vỏ bọc kinh tế, thương mại của sáng kiến này.


Nhiều quốc gia cho rằng khi thúc đẩy việc xây dựng « Con Đường Tơ Lụa Mới », một chuỗi hải cảng cùng với các tuyến đường sắt và đường bộ, để mở rộng giao thương trong một vòng cung trải rộng từ châu Á, qua châu Phi và châu Âu, mục tiêu thâm sâu của Bắc Kinh là bành trướng ảnh hưởng chính trị của riêng Trung Quốc, bào mòn ảnh hưởng của các đối thủ.


Một số nước khác thì lo ngại Trung Quốc có thể làm suy yếu các chuẩn mực về nhân quyền, môi trường và các tiêu chuẩn khác trong việc cấp tín dụng, hoặc là để cho các nước nghèo nhận trợ giúp của Trung Quốc bị nợ nần chồng chất.


Ấn Độ là một trong những nước nghi ngờ Trung Quốc. New Delhi không hài lòng với việc các công ty Nhà nước Trung Quốc đến hoạt động tại vùng Kashmir hiện do Pakistan kiểm soát, nhưng đang có tranh chấp với Ấn Độ. New Delhi xem việc công ty Trung Quốc có mặt ở Kashmir là một sự tán thành của Bắc Kinh đối với quyền kiểm soát của Pakistan.


Ngay cả Nga cũng không tránh khỏi nghi ngại, cho dù về danh nghĩa, Nga là đồng minh thân cận của Trung Quốc - tổng thống Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo cường quốc hiếm hoi đến tham dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa Mới. Theo giới phân tích, Matxcơva đặc biệt quan ngại trước khả năng Bắc Kinh làm suy yếu ảnh hưởng của Nga ở vùng Trung Á bằng cách nối Uzbekistan và các nước Trung Á khác vào kinh tế Trung Quốc vốn năng động hơn Nga.


Bản thân tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 06/2016 đã tìm cách chống đỡ sáng kiến Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc bằng cách đề xuất một « Đại Dự Án Á-Âu », trong đó Bắc Kinh dẫn đầu về kinh tế, còn Matxcơva lo mảng chính trị và an ninh. Theo hai chuyên gia Ba Lan Marcin Kaczmarski và Witold Rodkiewicz thuộc một trung tâm tham vấn tại Vacxava, sáng kiến đó cho phép điện Kremlin « duy trì được cái mã bề ngoài là họ vẫn nắm quyền chủ động chính trị trong khu vực ».


Tại khu vực Đông Nam Á, nước lớn nhất ASEAN là Indonesia, dù có quan hệ tốt với Trung Quốc, cũng thận trọng với các tham vọng chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt sau khi Trung Quốc phớt lờ dư luận để bồi đắp các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục tiêu áp đặt chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.


Theo Christine Tjhin, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Jakarta, giới tinh hoa chính trị Indonesia lo ngại rằng Trung Quốc có thể lên làm « bá chủ khu vực ».


Sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc dĩ nhiên cũng gióng lên những tiếng chuông báo động tại Hoa Kỳ. Theo hãng tin Mỹ AP, một số nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Bắc Kinh đang cố tạo ra một mạng lưới kinh tế chính trị lấy Trung Quốc làm tâm điểm, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và viết lại các quy tắc về thương mại và an ninh.


Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc./ (theo RFI Trọng Nghĩa 12-05-2017)
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21317)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12784)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13158)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14879)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14486)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13682)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21012)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15495)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13380)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19429)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?