Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi

08 Tháng Mười Một 20164:37 CH(Xem: 13479)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  09  NOV  2016


Gió đã đổi chiều?


Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi


(GDVN) - Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


The New York Times ngày 3/11 có bài phân tích của Max Fisher nhận định, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, ông Rodrigo Duterte đã tuyên bố sẽ "chia tay" nước Mỹ. Nhưng trên thực tế, liên minh Hoa Kỳ - Philippines vẫn nguyên vẹn, trong khi Trung Quốc đã nới lỏng phong tỏa Scarborough, "mắt nhắm mắt mở" để ngư dân Philippines đánh bắt mà không quấy rối.


Thay vì chuyển đổi "lòng trung thành" từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc, ông Rodrigo Duterte quản lý chúng tách rời nhau, qua đó cải thiện vị thế của mình với cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải.


Đồng thời ông củng cố ảnh hưởng trong nước như một lãnh đạo dân tộc mạnh mẽ, không khuất phục các thế lực ngoại bang.


image003

TT Philippines Rodrigo Duterte duyệt hàng quân danh dự cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: WSJ.


Dù có chủ ý hay không, Rodrigo Duterte vẫn đang theo đuổi một chiến lược mà các nhà lãnh đạo sử dụng nó trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh: Cân bằng giữa các siêu cường bằng cách đe dọa thay đổi lòng trung thành.


Hồ sơ theo dõi chiến lược đó đã soi sáng câu trả lời cho câu hỏi, tại sao Rodrigo Duterte dường như liều lĩnh nhưng lại hiệu quả như vậy?


Nhà sử học John Lewis Gaddis gọi đây là một loại cân bằng quyền lực mới trong cuốn sách ông xuất bản năm 2005, "Chiến tranh Lạnh: Một lịch sử mới".


Trong cuốn sách này, ông ghi lại các quốc gia hạng trung ở châu Á, châu Phi và châu Âu đã giành được sự nhượng bộ từ cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ bằng cách gợi ý, họ có thể "đổi bên".


Mặc dù những đe dọa này thường không có thực, nhưng họ biết chắc các siêu cường rất sợ mất ảnh hưởng nên thường nhanh chóng đáp ứng các ý tưởng bất chợt của các nước nhỏ hơn.


Ví dụ nhà lãnh đạo Nam Tư Josip Broz Tito đã cho Moscow biết trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh rằng, Nam Tư trung lập. Hoa Kỳ thưởng cho ông viện trợ kinh tế, còn Liên Xô buộc phải cho ông quyền tự chủ và tôn trọng hơn, vì lo ngại Nam Tư gia nhập NATO.


Cuối cùng Tito giành được sự nhượng bộ của cả hai bên, nâng cao hình ảnh của mình ở trong nước. Thay vì trở thành nạn nhân của Chiến tranh Lạnh, ông biến nó thành lợi thế cho mình.


Gamal Abdel Nasser của Ai Cập cũng dựa vào cách này, có được viện trợ từ cả hai phía để đẩy lui cuộc xâm lược năm 1956 bởi quân đội Anh, Pháp và Israel.


Chính Trung Quốc thời Mao Trạch Đông cũng sử dụng chiến lược này, và ngày nay lại trở thành mục tiêu của chính chiến lược ấy.


Mặc dù Mao Trạch Đông đứng về phía Liên Xô trong mấy chục năm, nhưng luôn tự hào có thể sử dụng 2 hòn đảo ở eo biển Đài Loan như cây gậy chỉ huy để buộc Eisenhower và Khrushchev phải chạy theo.


Tương tự như vậy, Rodrigo Duterte tuyên bố không cần tài trợ của Mỹ chỉ đủ để Trung Quốc chấp thuận cho vay ưu đãi 9 tỉ USD và để ngư dân Philippines quay lại Scarborough. Tuy nhiên khi về nước, ông chẳng làm gì để hủy bỏ sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ.


Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Trung Quốc không ghẹo Duterte mà chính Rodrigo Duterte tán tỉnh Trung Quốc."


Rodrigo Duterte thực sự tìm kiếm viện trợ kinh tế từ Trung Quốc, đồng thời chấm dứt áp lực từ Hoa Kỳ đối với các tranh cãi xung quanh cuộc chiến chống ma túy ông phát động.


Cả hai vấn đề đều thuộc đối nội, không phải chính sách đối ngoại. Tuy nhiên ở một góc độ khác, thủ đoạn này cũng giúp Rodrigo Duterte củng cố quyền lực.


Rodrigo Duterte không phải Mao Trạch Đông, nhưng ông ủng hộ việc tiêu diệt các nghi phạm ma túy mà không qua xét xử lại là một chiến lược tăng cường quyền lực, khả năng kiểm soát như bản thân, trong đó có việc tạo dựng hình ảnh cho mình như một chính khách của chủ nghĩa dân tộc.


Người dân Philippines vốn có cảm tình với Mỹ, nhưng cách thể hiện thái độ với Hoa Kỳ của Rodrigo Duterte khiến nhiều người nghĩ rằng Philippines đã không được đối xử bình đẳng, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của họ.


Bằng việc làm cho Mỹ khó chịu nhưng không đuổi Mỹ đi, Rodrigo Duterte nuôi lớn lòng tự tôn ấy trong dân.


Còn thông qua sự nhượng bộ của Trung Quốc, Duterte cho dân Philippines thấy ông đã đi nước cờ chống (áp bức từ) cả hai siêu cường.


Mặc dù Rodrigo Duterte có thể đắc tội với giới lãnh đạo quân sự vốn có quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ bằng những tuyên bố chống Mỹ, và điều này có phần mạo hiểm, nhưng khi thành công nó lại giúp ông tăng khả năng kiểm soát quân đội.


Mỹ lâu nay cũng chẳng lạ gì với trò làm mình làm mẩy của các đồng minh. Những năm 1960 nước Pháp dưới thời Charles de Gaulle cũng không ít lần phá vỡ sự thống nhất của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.


Động thái Pháp rút khỏi NATO về mặt ngoại giao giúp Paris được Mao Trạch Đông thừa nhận, đồng thời phản đối Anh gia nhập Liên minh châu Âu.


Nhờ thủ đoạn này, Charles de Gaulle đã nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh sức mạnh Pháp suy kiệt vì cuộc chiến lâu dài ở Algeria. 


Nó giúp ông củng cố kiểm soát đất nước trong bối cảnh bị chia năm xẻ bảy vì những cuộc đảo chính quân sự liên miên.


Tổng thống Belarus, Aleksandr G. Lukashenko mặc dù có quan hệ mật thiết với Moscow, nhưng thỉnh thoảng cũng "mở cửa" với phương Tây. Chính điều này khiến cả EU lẫn Moscow đều phải cung cấp năng lượng bổ sung cho Belarus.


Hóa ra các nước lớn ngoài việc nuốt bồ hòn làm ngọt ra, gần như chẳng có lựa chọn nào khả dĩ hơn. Moscow chẳng ưa gì trò này của Lukashenko, nhưng rất sợ để Belarus rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây.


Washington cũng vậy, thường xuyên bị Charles de Gaulle nhục mạ, phá hoại trật tự lãnh đạo của Mỹ với phương Tây, nhưng Hoa Kỳ vẫn sống chết phải bảo đảm an ninh cho Pháp.


Chiến tranh Lạnh đã qua lâu, những tưởng chiêu trò này đã đi vào dĩ vãng, nhưng thực tế nó vẫn cứ tồn tại và không chỉ Rodrigo Duterte mới sử dụng chiến lược này./


Hồng Thủy 05/11/16


Tài liệu tham khảo:


http://cn.nytimes.com/world/20161104/philippines-duterte-us-china-cold-war/


http://www.nytimes.com/2016/11/04/world/asia/philippines-duterte-us-china-cold-war.html?_r=0

26 Tháng Tư 2015(Xem: 19876)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18052)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16361)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16778)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18602)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24251)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22525)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16808)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23979)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19743)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19515)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17817)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18440)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16158)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22694)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16123)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19468)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19040)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17599)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24287)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”