Vì sao thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long? Vì Cambodia?

27 Tháng Ba 20166:27 CH(Xem: 20554)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  28  MAR  2016

Tình trạng thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ks Nguyễn Minh Quang

(trích)

Kết luận: Tuy chưa là cao điểm của mùa khô 2016, tình trạng hạn hán và xâm nhập của nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên đến mức báo động.  Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đều cho rằng “các hồ chứa thượng lưu” là nguyên nhân “chi phối chủ đạo.”

Dữ kiện lưu lượng của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cho thấy các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa hay trên phụ lưu trong hạ lưu vực Mekong không phải là nguyên nhân. Cũng không phải do hạn hán (hay thay đổi khí hậu) vì ĐBSCL hiện đang ở trong mùa khô.

image012

(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié.  Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié.

image014image016
Việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia không phải là nguyên nhân duy nhất. 

Tình trạng thiếu nước hiện nay ở ĐBSCL, thực sự, bắt nguồn từ chánh sách phát triển thiển cận ở ĐBSCL, nguyên tắc “mạnh ai nấy làm” trong lưu vực Mekong, và việc quản lý nguồn nước thiếu khoa học kéo dài từ năm 1975 cho đến nay.

Để cứu hạn mặn ở ĐBSCL, chánh phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Hoa xả nước sông Mekong từ đập Cảnh Hồng, nhưng trên thực tế, biện pháp nầy “quá ít và quá trễ. ”  

Biện pháp thực tiễn và khả thi cấp thời là:

(1) sử dụng khôn ngoan số nước hiện có để cứu vãn diện tích lúa Đông-Xuân chưa bị thiệt hại và

(2) tránh tối đa việc “lấy ngọt chống hạn” để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn và duy trì nguồn nước ngọt cho các thành phố như Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh và Mỹ Tho.

Các biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm việc:

(1) thực hiện hệ thống đo đạc lưu lượng và độ mặn dùng cho việc quản lý nguồn nước,

(2) giảm bớt số lượng nước dùng cho nông nghiệp trong vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, và

(3) nghiên cứu khả thi việc sử dụng các hồ thủy điện hiện có trên Cao nguyên miền Trung cho mục đích thủy nông. 

Các biện pháp dài hạn có thể bao gồm:

(1) thay đổi chánh sách phát triển ĐBSCL,

(2) “cải tạo” hệ thống thủy lợi hiện nay cho phù hợp với chánh sách phát triển mới,

(3) “phục hồi” các nguyên tắc của Ủy ban Quốc tế Mekong (Mekong Committee (MC)) 1957 và điều lệ của Thông cáo chung 1975, và

(4) thương thảo với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong việc phát triển sông Mekong.

(Lá thư Úc châu))

(Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Đại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles).

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?

image018

Image copyright Getty Image caption Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"

Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".

'Ban ơn' cho hạ nguồn

Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.

Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm này năm nay. Vậy có gì khác biệt?"

"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung Quốc lại nói hành động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì với vài năm trước."

Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng Sông Cửu Long".

'Công cụ chính trị'?

Trả lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại Trung Quốc, liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện tiếng nói của mình không, ông Montree nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ không được thảo luận nhiều."

"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.

Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong mùa khô."

Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả trong mùa khô.

"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong mùa khô."

Trước đó, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Trung Quốc quyết định vượt qua khó khăn riêng để hỗ trợ khẩn cấp dòng chảy."

Ông gọi việc xả nước này là vì "Trung Quốc và năm quốc gia dọc dòng sông Mekong là láng giềng thân thiết và sự hỗ trợ như thế này là tự nhiên"./

BBC 25/3/16 3 giờ trước

19 Tháng Năm 2016(Xem: 14923)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17172)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16635)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14981)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13126)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15763)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15957)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14924)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24786)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17667)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17939)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.