Vì sao thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long? Vì Cambodia?

27 Tháng Ba 20166:27 CH(Xem: 20564)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  28  MAR  2016

Tình trạng thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ks Nguyễn Minh Quang

(trích)

Kết luận: Tuy chưa là cao điểm của mùa khô 2016, tình trạng hạn hán và xâm nhập của nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên đến mức báo động.  Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đều cho rằng “các hồ chứa thượng lưu” là nguyên nhân “chi phối chủ đạo.”

Dữ kiện lưu lượng của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cho thấy các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa hay trên phụ lưu trong hạ lưu vực Mekong không phải là nguyên nhân. Cũng không phải do hạn hán (hay thay đổi khí hậu) vì ĐBSCL hiện đang ở trong mùa khô.

image012

(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié.  Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié.

image014image016
Việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia không phải là nguyên nhân duy nhất. 

Tình trạng thiếu nước hiện nay ở ĐBSCL, thực sự, bắt nguồn từ chánh sách phát triển thiển cận ở ĐBSCL, nguyên tắc “mạnh ai nấy làm” trong lưu vực Mekong, và việc quản lý nguồn nước thiếu khoa học kéo dài từ năm 1975 cho đến nay.

Để cứu hạn mặn ở ĐBSCL, chánh phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Hoa xả nước sông Mekong từ đập Cảnh Hồng, nhưng trên thực tế, biện pháp nầy “quá ít và quá trễ. ”  

Biện pháp thực tiễn và khả thi cấp thời là:

(1) sử dụng khôn ngoan số nước hiện có để cứu vãn diện tích lúa Đông-Xuân chưa bị thiệt hại và

(2) tránh tối đa việc “lấy ngọt chống hạn” để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn và duy trì nguồn nước ngọt cho các thành phố như Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh và Mỹ Tho.

Các biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm việc:

(1) thực hiện hệ thống đo đạc lưu lượng và độ mặn dùng cho việc quản lý nguồn nước,

(2) giảm bớt số lượng nước dùng cho nông nghiệp trong vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, và

(3) nghiên cứu khả thi việc sử dụng các hồ thủy điện hiện có trên Cao nguyên miền Trung cho mục đích thủy nông. 

Các biện pháp dài hạn có thể bao gồm:

(1) thay đổi chánh sách phát triển ĐBSCL,

(2) “cải tạo” hệ thống thủy lợi hiện nay cho phù hợp với chánh sách phát triển mới,

(3) “phục hồi” các nguyên tắc của Ủy ban Quốc tế Mekong (Mekong Committee (MC)) 1957 và điều lệ của Thông cáo chung 1975, và

(4) thương thảo với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong việc phát triển sông Mekong.

(Lá thư Úc châu))

(Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Đại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles).

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?

image018

Image copyright Getty Image caption Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"

Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".

'Ban ơn' cho hạ nguồn

Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.

Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm này năm nay. Vậy có gì khác biệt?"

"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung Quốc lại nói hành động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì với vài năm trước."

Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng Sông Cửu Long".

'Công cụ chính trị'?

Trả lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại Trung Quốc, liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện tiếng nói của mình không, ông Montree nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ không được thảo luận nhiều."

"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.

Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong mùa khô."

Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả trong mùa khô.

"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong mùa khô."

Trước đó, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Trung Quốc quyết định vượt qua khó khăn riêng để hỗ trợ khẩn cấp dòng chảy."

Ông gọi việc xả nước này là vì "Trung Quốc và năm quốc gia dọc dòng sông Mekong là láng giềng thân thiết và sự hỗ trợ như thế này là tự nhiên"./

BBC 25/3/16 3 giờ trước

18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14554)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15866)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15002)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13468)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14889)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14299)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16342)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13840)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15129)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13731)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14568)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13825)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13391)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13959)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016