Việt Nam sẽ nói gì với TT Obama về chiến lược "Xoay trục về Châu Á"?

06 Tháng Hai 20163:35 CH(Xem: 16567)

image003

VH - Mọi người cũng đừng quên rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là thủ tướng cho đến tháng 5/16; khiQuốc hội chính thức bổ nhiệm tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,  ông Dũng sẽ có 2 tháng để bàn giao chính phủ.

Xét về những khuôn mặt mới tứ trụ triều đình, ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng đã một lần ngồi với TT Obama ở Bạch Cung, ai có đủ "thẩm quyền" về đối ngoại lẫn đối nội để có thể ngồi đàm đạo với TT Obama?

Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?

Ông Dũng sẽ nói những gì với TT Obama về chiến lược "xoay trục về Châu Á" của Hoa Kỳ? Đó là câu hỏi khó trả lời ngay bởi không chỉ có một ông Dũng mà quanh ông còn 9 quốc gia ASEAN đứng trước TPP ký kết thành công ở Auckland, New Zealand và chiến hạm Mỹ đang "tự do lưu thông vô hại" ở Biển Đông. 

Sunnylands - California, cách Los Angeles hoặc San Francisco khoảng 3 tiếng xe, nơi đã diễn ra nghị hội thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 6/2013; hơn hai năm sau, 10 nguyên thủ ASEAN sẽ có cuộc gặp gỡ với TT Obama theo lời mời của chính tổng thống.

Họ sẽ bàn với nhau những gì sau Tập Cận Bình? Xúc tiến TPP, liên kết quốc phòng, mở rộng tầm hoạt động an ninh của Mỹ như ở Singapore , "biển nóng" ở ASIA vẫn là mối quan tâm không thể bỏ qua.

Giới quan sát chính trị cho rằng nghị hội này là cuộc gặp gỡ cuối cùng của TT Obama với khu vực ASIA trước khi ông chia tay Bạch Cung.

Tổng thư ký ASEAN, ông Lê Minh Lương (VN) có thể là một trong những người điều hợp chương trình nghị hội. Nguồn tin của một nhân vật ngoại giao cao cấp cho báo Văn Hóa biết, chương trình theo dự kiến sẽ bố trí theo công thức 1+4 và sau đó sẽ là 1+1 giữa Tổng thống Obama với từng nguyên thủ trong khối ASEAN.

Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính. Tuy nhiên, Biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Hiệp định Hòa Bình Paris tái lập hòa bình ngày 27/1/1973, sau 5 năm đàm phán và hy sinh hơn 58 ngàn thanh niên Mỹ ở chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực trên bán đảo Đông Dương ... về quê hương. Đệ thất Hạm đội ngoài khơi Biển Đông cũng rút.

Trong chiến tranh Việt Nam, ngoài các nhiệm vụ yểm trợ bộ binh, Hạm đội 7 thực hiện các phi vụ tác chiến trên và dưới vĩ tuyến 17, pháo hạm yểm trợ bộ binh, ngăn chận các chiến đỉnh của Bắc Việt từ Vịnh Bắc Bộ xâm nhập miền Nam, đã có lúc vùng biển Hoàng Sa được xem là nằm trong khu vực bản đồ tác chiến.

Năm 1973, không có điều khoản cụ thể nào về Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa), được bốn bên ký kết trong Hiệp định Paris. Một động tác khiến VNCH bực bội thậm chí lên án Hạm đội 7 khoanh tay làm lơ lòng nhân đạo cứu vớt các sĩ quan thủy thủ Hải quân VNCH trôi lênh đênh trên biển Hoàng Sa sau trận hải chiến 1/1974 với hải quân Trung cộng. Bắc Việt ca ngợi không còn bóng dáng gót giầy đế quốc trên quê hương ta!

Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Hạm đội 7 rút theo lộ trình. Hải quân VNCH mất tăm. Biển Đông "bỏ ngỏ" suốt 30 năm. Hầu như không có đơn vị hải quân nào trách nhiệm về vùng biển này. Việt Nam thống nhất với những chiến thuyền thô sơ cũ kỹ ngơ ngác trước sức mạnh hải quân của Trung Quốc trỗi dậy.

Biển Đông trở thành "vùng biển tự do". Mạnh ai nấy tự do lưu thông hàng hải. Mạnh ai nấy chiếm đoạt biển đảo của Việt Nam lưu cữu chủ quyền từ thế kỷ 17!

Thực tế, quốc tế đã "thả nổi" Biển Đông như một "vùng biển quốc tế". Lợi dụng cơ hội ngàn năm một thưở, Trung Quốc xua quân chiếm đoạt biển đảo Hoàng Sa Tây, tiếp tục làm bàn đạp tiến xuống vùng biển đảo Trường Sa. Trận Gạc Ma 1988 là phát súng lệnh. Không có pháo hạm nào khiến họ dừng chân.

Trở lại Đông Dương và Bàn cờ thế ở Biển Đông

Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập bến cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry.

Đường đi của chiến hạm USS Vandegrift-54 trước khi cập cảng Sàigon được hình dung: một từ eo biển Malacca qua quân cảng Singapore; hai từ Đài Loan vượt qua cửa biển lớn Cao Hùng - Luzon. Tất nhiên nó phải xuyên qua vùng biển nam Hoàng Sa, vùng biển bắc Trường Sa để từ Cát Lái tiến vào bến Bạch Đằng.

Nói tóm lại, mãi 30 năm sau, USS Vandegrift-54 là chiến hạm trinh sát có nhiệm vụ thực hiện chuyến hải hành khai thông tuyến đường "tự do hàng hải" ở Biển Đông.

Có thể Mỹ đã nhìn thấy nguy cơ "độc chiếm" Biển Đông của Trung Quốc từ lâu, nhưng USS Vandegrift-54 trở lại Đông Dương quá chậm. Vì chăng "mật ước" nào đó giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh (thời Nixon - Mao Trạch Đông), Mỹ phải tuân thủ mật ước đổi chác cho cuộc rút lui trong hòa bình và danh dự. Các đời tổng thống Mỹ sau này phải "ngó lơ" cho Bắc Kinh hùng hổ chiếm Hoàng Sa Tây của VNCH, chiếm Gạc Ma của VN thống  nhất suốt 30 năm. 

image006

USS Vandegrift-54 cập bến cảng Sàigon ngày 19/11/2003.

image007

USS Vandegrift-54 cập bến cảng Sàigon ngày 19/11/2003.

image008

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường Chung Hoon (DDG-93) của Trung Quốc đến "thăm" cảng Đà Nẵng năm 2011.

 image010

Chiến hạm 548 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đến "viếng" cảng Cam Ranh.

 

image012

Chiều  ngày 06 Jan 2016, đội tàu (gồm 03 chiếc: tàu khu trục “Bystryi”, tàu chở dầu cỡ lớn “Boris Butoma” và tàu lai dắt cứu hộ “Altau”) thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên bang Nga đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

image014

Tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội thuộc Hạm đội tầu ngầm VN.

image016

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani tại Bộ Quốc phòng, sau đó ông bộ trường Nhật đi thăm cảng Cam Ranh.  Ảnh: Hồng Pha.

Một trong các hiệp ước giữa Việt Nam và Trung Quốc lên quan đến tình hình Biển Đông gần đây vào tháng 8, 2014, tướng Lê Hồng Anh đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Lưu Vân Sơn Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký kết về “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”,  nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt".

Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)

image020

Bàn cờ thế ở Hoàng Sa: Đường đi bí ẩn của giàn khoan HD-981. Lý Sơn cách Hoàng Sa khoảng 350 km, cách Tri Tôn 123 hải lý (230km). Đảo Tri Tôn tọa lạc ở vị trí hiểm yếu phía nam quần đảo Hoàng Sa. Trên đảo hầu như không có người ở, xung quanh nhiều đá ngầm, vách đá thẳng đứng rất nguy hiểm cho tầu bè. Khoảng cách của Tri Tôn đối với đảo Lý Sơn và bờ biển Quảng Ngãi gần giống như bãi đá đảo nhân tạo Vành Khăn đối với Palawan - Philippine. Lâu nay, rất có khả năng Tri Tôn đã biến thành căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc nhằm khống chế bờ biển miền trung VN. và là vị trí tiền tiêu cửa biểnVịnh Bắc Bộ. Chiến hạm USS Curtis Wilbur của Hoa Kỳ đang thực hiện quyền "tự do lưu thông vô hại" quanh quẩn trong phạm vi 12 hải lý Tri Tôn.

 image020

Bàn cờ thế ở Trường Sa. Cam Ranh cách Trường Sa khoảng 500km. Sàigon cách bãi đá đảo nhân tạo Chữ Thập khoảng 600km. Trung Quốc bồi đắp đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo quân sự có sân bay dài hơn 3000 mét, cầu cảng, hậu cần cho chiến hạm, tầu ngầm, chiến đấu cơ, hàng không dân dụng đến từ Hải Nam - Phú Lâm. Vị trí quan trọng của Chữ Thập là án ngữ, kiểm soát tuyến đường hàng hải quốc tế. Mới đây, chiến hạm USS Lassen - 84 của Hải quân Hoa kỳ đã thực hiện quyền "tự do lưu thôngvô hại" sâu trong phạm vi 12 hải lý Chữ Thập, Châu Viên và Su Bi.
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15479)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18178)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15708)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16245)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16252)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17494)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21410)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14847)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13541)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20494)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16633)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13068)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13548)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14077)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14636)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15245)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17008)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".