Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

17 Tháng Chín 201511:03 CH(Xem: 17073)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 18 SEP 2015

Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

Kỳ 2

 Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được sự chủ quan.

Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang".

Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)

---------- Forwarded message ----------

From: "Thuc Vu" <thucvu_1@yahoo.com>

Date: Sep 14, 2015 8:58 AM

Subject: Công bố băng thâu ý chỉ Đức Tăng Thống HT Thích Quảng Độ về Giáo Chỉ số 12.

 

(Tiếp theo Kỳ 1 số báo trước)

 

Kỳ 2

 

Câu hỏi 3:

Ngài QĐ: Cho nên tôi phải lo thế nào phải chuyển ra trước Pháp lý ra nước ngoài chờ thời thôi! Để giữ Pháp lý đó, tôi đề phòng thế này, mình đưa ra chính thức có cái văn kiện của VP1 bây giờ chính thức, là một Giáo chỉ (12) của tôi trước khi chết, mình chuyển cái này ra VP2 giữ luôn. Sau mà, nếu mà mình nói, dĩ nhiên có thời hạn thôi chứ không có cái gì vĩnh viễn trong này, nếu không còn cái chế độ CS này nữa nhất định có một chế độ mới lên, không nhiều thì ít chắc họ cũng có thiện cảm với GH, đúng không?

 

Gs VVA: Dạ đúng!  

 

*Văn Hóa góp ý:

Tâm trạng của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ khi nói và hỏi ông Võ Văn Ái được hiểu như sau:

1. Năm nay Ngài đã gần 90 tuổi hạc, hầu như suốt đời Ngài chỉ nghĩ đến thịnh - suy của nền Phật giáo Việt Nam.

 

2. Hoàn cảnh hiện tại của GHPGVNTN trong nước đang đứng trước hai vấn đề trọng đại:

 

2.1/ Nội bộ Giáo hội hầu như cạn kiệt về nhân sự cấp lãnh đạo, vừa già yếu, vừa nảy sinh nhóm ly khai. Từ nhiều năm qua, Giáo hội bị bó tay không làm nổi hay quên lửng chính sách đào tạo lớp Tăng Ni trẻ kế thừa hàng lãnh đạo.

 

2.2/ Giáo hội bị bao vây tứ phía bởi nhà cầm quyền: một mặt cô lập, phong tỏa tin tức, triệt tiêu  thủ túc; một mặt nhà nước đầu tư rộng lớn hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam về lượng.

 

2.3/ Tuy nhiên, trong việc xây dựng hệ thống Phật giáo thuần Việt, các nhà lãnh đạo đảng CS tỏ ra rất khôn ngoan khi thấy được lượng (xác) vẫn không đáp ứng được chất (hồn). Nhắc lại một sự kiện hy hữu về cuộc "giao lưu" giữa giới lãnh tụ cộng sản và "mái chùa che chở hồn dân tộc": Ngày 3/4/2003, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải mời Hòa thượng Thích Huyền Quang đương kim xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN đang bị quản chế gắt gao ở Nguyên Thiều, tạo  cớ cho Hòa thượng ra Hà Nội chữa bệnh, để hai bên có cuộc gặp gỡ đầu tiên "đàm luận" về tình hình Phật giáo. Thủ tướng Phan Văn Khải khi tiếp Hòa thượng Thích Huyền Quang nói: xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai.

 

image003

Sự kiện hy hữu trên có thể nói đây là dấu ấn chính trị rất quan trọng giữa người cầm đầu chính phủ Việt Nam Cộng sản và vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN. Tiếc thay, quan điểm về "Một" Phật giáo của hai vị không gặp nhau. Cả hai đều "cứng", quá cứng. Chính quyền ỷ vào quyền lực trong tay, GHPGVNTN kiên định thà vào nhà tù hơn là vào guồng máy Đảng. Một đàng "phải được phục hồi", một đàng "phải đăng ký". Cuộc "đàm luận" bế tắc, "giao lưu" thất bại. Không có một giải pháp khả thi nào cho nền Phật giáo nói chung, GHPGVNTN nói riêng, chưa kể đến việc "nói chuyện phải trái" với hàng lãnh đạo bên GHPGVN. (Nên nhớ lúc này ông Võ Văn Ái đang làm tham mưu cho Ht Huyền Quang).

2.4/ Sau cuộc họp bất thành đó, về phía nhà nước ra tay trấn áp kinh khủng hơn. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa 44 tỉnh thành được Giáo hội chia thành tám miền, nay gần như "miền" vắng bóng, hàng chục cơ sở của GHPGVNTN khắp miền Nam VN từ từ mất dần gần hết; về phía GHPGVNTN, hàng lãnh đạo của Giáo hội bị "nội trùng" khuynh đảo. Bất cứ mối liên hệ nào giữa GHPGVNTN với GHPGVN (nhà nước) hay với chính quyền đều bị lên án "hòa giải - hòa hợp". Nội trùng tìm cách phân hóa nội bộ, điển hình là Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ-Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo phải từ chức. (Nếu so quá trình tranh đấu về "tài lẫn đức" giữa Tt Tuệ Sỹ và Gs Võ Văn Ái thì nội bản án tử hình của CSVN dành cho Tt Tuệ Sỹ cũng thừa uy tín để sư kế thừa GHPGVNTN).

 

Việc từ chức của Tt Tuệ Sỹ đánh dấu một bước ngoặt chiến lược vô cùng quan trọng đối với chính sách của Giáo hội. Giả sử nếu Giáo hội đi theo con đường của Tt Tuệ Sỹ thì ngày nay GHPGVNTN có thể đã có một diện mạo khác chứ không lâm vào cảnh "cụt đường!" (Cứ nhìn sang tôn giáo bạn là hàng lãnh đạo Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam rất khôn khéo khi sống trong vòng kềm tỏa của đảng CSVN. Giáo hội Công giáo không "hùa" theo đảng, không bị mang tiếng là "hòa giải - hòa hợp", nội bộ Giáo hội Công giáo vẫn giữ nguyên bản sắc nhưng linh động "hiệp thông" trong một số vấn đề để tiếp tục giữ vững "thế và lực", từ chủ trương này, dân Chúa và Giáo hội tiếp tục phát triển lớn mạnh. 

 

2.5/ GHPGVNTN đánh giá (vào thời ấy) con đường tạo cho GHPGVNTN một thế đứng đối lập với nhà nước toàn trị theo đường lối của ông Võ Văn Ái là con đường duy nhất "Phật giáo đồng hành với dân tộc", Dân tộc tuyệt đối không phải là Cộng sản (?) (!); Vì vậy, đối với ông Ái, Giáo hội phải là một nhân tố hàng đầu trong việc đòi hỏi Tự do Tôn giáo và Nhân quyền, là tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam (bất kể đến các tổ chức tranh đấu khác hay tôn giáo khác). Phải công nhận rằng mục tiêu của ông Ái vạch ra đã đưa danh nghĩa Giáo hội lên hàng quốc tế. Không thể phủ nhận công trạng của ông Ái trong "chiến lược đối lập" đã gây nhiều khó khăn cho nhà nước Việt Nam Cộng sản hàng thập niên trong mối bang giao quốc tế.

 

2.6/ Vận hội của Việt Nam đang đứng trước xu thế Dân chủ, Pháp quyền và Nhân quyền của thời đại. Sự tồn tại của đảng CSVN, sự khả năng lãnh đạo cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ đã đẩy đại khối dân tộc có khuynh hướng ngả dần về chủ nghĩa dân tộc. Một trong những nét đặc thù của chủ nghĩa dân tộc là sự hòa hợp mọi tầng lớp nhân bất kể giới tính, bất kể khuynh hướng khác biệt, bất kể thần phục theo hệ tôn giáo nào. Chủ nghĩa Dân tộc Việt vốn là một tổng hợp hài hòa triết lý đông tây. Hòa hợp, dung hợp và thích hợp nhưng không mất gốc vì mọi nguồn văn minh văn hóa, kể cả văn minh tôn giáo.

 

2.7/ Phật giáo là một trong các nền văn minh đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Phát xuất từ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Luy Lâu, từ Đinh Lê Lý Trần, Phật giáo đã hóa thành Việt Phật. GHPGVNTN là một trong hệ phái Phật giáo ở miền Nam VN được hợp thức hóa bởi chính quyền VNCH năm 1964, nhưng 40 năm qua VNCH không còn tồn tại, GHPGVNTN nếu không muốn mất theo VNCH thiết nghĩ nên dọn con đường mới, có thể cho là phù hợp với chế độ mới dân chủ hơn (theo lời ông Ái). Ai sẽ là người dọn con đường mới? trong lúc ngôi sao tranh đấu về tay ông Võ Văn Ái?

 

2.8/ Vinh quang tranh đấu của GHPGVNTN cho Tự do tôn giáo và Nhân quyền đã lên tới cực điểm. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại một sự kiện chính trị: Trong chuyến đi thăm của Bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thanh Minh Thiền Viện Sàigon vào ngày 17/3/2015, Ht Quảng Độ khẳng định: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là Giáo Hội có tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam để đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho 90 triệu người dân Việt Nam và chúng tôi sẽ tranh đấu đến cùng dù phải trả với bất cứ giá nào. Lập trường của Giáo hội, là không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của Cộng sản."

 

Thế nhưng, qui luật của tạo hóa khi cực điểm đã bắt đầu nhuốm màu biến hóa theo dòng chảy chính trị toàn cầu hóa thì con đường chính trị đến cùng của Giáo hội cũng phải tìm cách "hạ cánh an toàn" để khỏi cùng đường!

 

Lại một tín hiệu chính trị đáng lưu ý do chính PTTPGQT Paris thông cáo cho biết hôm Ht Quảng Độ tiếp xúc với ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động đến Thanh Minh Thiền Viện ngày 5/8/2015 (chỉ sau bà Rena Bitter hơn 4 tháng), Hòa thượng Đệ ngũ Tăng thống nói: " Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm dọa”. Ngài cũng xác nhận rằng: GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."

 

Một khi GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản thì Việt Nam Cộng sản cũng không nên coi GHPGVNTN là kẻ thù! Vậy thì chúng ta có quyền hy vọng lịch sử sẽ lập lại cuộc "đàm luận" thứ hai giữa hai "kẻ thù" không bao xa.

  

2.9/ Vai trò "chiến lược đối lập" của ông Võ Văn Ái sẽ phải chấm dứt. Ông Ái đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Lịch sử sẽ ghi tên ông sáng chói ở một giai đoạn, nhưng lịch sử cũng sẽ bôi đen tên ông khi ông lại tiếp tục dấn thân vào con đường "quỉ quái". Ai có thể tìm được một người thứ hai để thay thế ông Võ Văn Ái? Ai có thể giúp cho ông Ái "thoát" được vòng vây của "tập đoàn quỉ quái"? Chính Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ chứ không có ai khác.

 

2.10/ Ai đã đánh đổ con đường của Tt Tuệ Sỹ và Tt Thích Trí Siêu để tạo cho mình con đường "vinh quang giả tạo" ? Ai đã đưa GHPGVNTN đi từ triệt tiêu này đến triệt tiêu khác để vươn lên hàng "ngôi sao đối lập hàng đầu".

Câu hỏi này xin dành cho những nhà quan sát chính trị./

 

(Xem tiếp Kỳ 3 số báo tới)

12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19635)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20792)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18583)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19494)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26170)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19413)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18102)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19001)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18539)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19569)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 19985)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18784)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18874)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17159)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18355)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.