Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

15 Tháng Chín 201511:05 CH(Xem: 19602)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 SEP 2015

 

Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

Kỳ 1

 

Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được sự chủ quan.

Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang".

Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)

---------- Forwarded message ----------

From: "Thuc Vu" <thucvu_1@yahoo.com>

Date: Sep 14, 2015 8:58 AM

Subject: Công bố băng thâu ý chỉ Đức Tăng Thống HT Thích Quảng Độ về Giáo Chỉ số 12.

 

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

 

Câu hỏi 1:

Ngài QĐ: Còn quan tâm vấn đề sau này, nếu có một chế độ khác lên có thiện cảm với Phật giáo nói chung, thì không thành vấn đề, nếu là một chế độ độc tài chủ nghĩa, thì có thể gây khó khăn cho mình, có thể bắt mình xin phép thế này kia, có phép, xin phép thì nó cho mới được hoạt động, nó không cho thì mình cũng chịu, mình lấy lý do mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không? Tôi muốn biết có khó khăn gì không?

 

GsVVA: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền, bởi vì chắc chắn sau chính quyền độc tài này, sẽ có chính quyền dân chủ hơn, chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhưng cái khó khăn là cái nội bộ, nó có nhiều khuynh hướng của nhóm Chư tăng này, Nhóm chư tăng kia, những cái đó là cái khó khăn trong tương lai. Chứ còn trên mặt Pháp lý, bạch Thầy về mặt pháp lý thì không khó khăn gì cả. Bởi vì mình có cái Hiến chương từ 1964 và bao nhiêu lần điều chỉnh lại thì cứ theo đó mà làm thôi, đâu có khó khăn gì!

 

* Văn Hóa đóng góp: Hòa thượng nói: "Nếu có một chế độ khác lên..." Điều này là sự mong mỏi của Hòa thượng, hiện nay vẫn còn một chế độ độc tài chủ nghĩa. Hòa thượng: "mình lấy lý do mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không? Tôi muốn biết có khó khăn gì không?"

- Ông Võ Văn Ái trả lời: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền, (bởi vì chắc chắn sau chính quyền độc tài này, sẽ có chính quyền dân chủ hơn, chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng.

 

- Thứ nhất: ông Ái nói nói không khó khăn về phía chính quyền... Vậy thì đó là chính quyền nào? Ông Ái thừa biết chính quyền cầm quyền hiện nay là chính quyền độc tài cộng sản; còn ông nói "sẽ có chính quyền dân chủ hơn", ông Ái cố tình tạo sự lạc quan cho Hòa thượng là sẽ có chính quyền dân chủ hơn! Bao giờ thì se có chính quyền dân chủ hơn trong lúc tuổi hạc của Hòa thượng nay đã gần 90,  đồng thời ông còn đoan chắc là "chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng."

 

- Thứ hai: ông Ái rất giầu tưởng tượng, ông chuyển ngay ý tưởng - mục tiêu chính của Hòa thượng là muốn "mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ rồi mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không?

Hòa thượng nhấn mạnh câu hỏi với ông Ái: "Tôi muốn biết có khó khăn gì không?" Hòa thượng đã nảy ra mối nghi ngờ về cái gọi là chính quyền dân chủ của ông Ái, Hòa thượng nói ngay: "họ có chịu không".

 

Ông Ái trả lời: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền. Có lẽ ông Ái muốn nói chính quyền đây là chính quyền "dân chủ" mà ông vẽ ra... Nếu quả thật như vậy thì thâm tâm ông Ái vừa đưa cái bánh "sẽ có chính quyền dân chủ" vừa muốn đưa GHPGVNTN ra hải ngoại;

 

- Thứ ba: ông Ái biện luận: "Chứ còn trên mặt Pháp lý, bạch Thầy về mặt pháp lý thì không khó khăn gì cả. Bởi vì mình có cái Hiến chương từ 1964 và bao nhiêu lần điều chỉnh lại thì cứ theo đó mà làm thôi, đâu có khó khăn gì!"

 

Biện luận của ông Ái ý là dựa trên cuộc họp ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, và ngày 4/1/1954 Quốc trưởng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh thành lập

GHPGVNTN và Hiến chương 1964 của giáo hội một quyết định vĩnh viễn, trong lúc ông Ái thừa biết rằng ngày 30/4/1975, khi CS cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam VN, không một sắc lệnh nào của chính phủ Sàigon còn hiệu lực đối với CS. 

 

- Thứ tư: Mục đích thâm hậu cuối cùng của ông Ái là dùng Hiến chương 1964 "mời mọc" Ht Quảng Độ đem GHPGVNTN ra hải ngoại. (Trong cuộc họp báo của Tt Giác Đẳng tại hội trường Việt Báo ở Quận Cam, luật sư chủ tịch UBC của Tt Giác Đẳng lập ra ở Houston Texas là ông Steve Dieu thuyết giảng về dự án hoặc đưa Viện Tăng thống, hoặc Viện Hóa Đạo di dời ra hải ngoại!!!)

 

* Văn Hóa đóng góp: đây là vấn đề chiến lược của giáo hội, là chính sách cốt lõi sinh tử của GHPGVNTN. Một: GHPGVNTN tiếp tục con đường tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho 90 triệu người dân Việt và hiện hữu thường trực trong nước với kế sách mới; Hai là: lưu vong ở hải ngoại!

 

Khi Ht muốn biết và hỏi: "Tôi muốn biết có khó khăn gì không?" Điều muốn biết của Hòa thượng trong câu hỏi là Ngài muốn biết cái khó khăn về mặt pháp lý ở hải ngoại nó ra sao?

Ông Ái không trả lời về cái khó khăn hải ngoại mà chỉ nói về cái dễ dàng ở hải ngoại! Cái dễ dàng ông Ái đã thực hiện được là đồng thuận cho 3 người đầu tiên đứng tên đăng bạ (Grant Deed) UBCV-GHPGVNTN là Thượng tọa Giác Đẳng, ông Trần Đình Minh và bà Ỷ Lan; tờ Grant Deed được Quận Cam ký ngày 3/9/2014.

 

Thật ra, Hòa thượng Quảng Độ đã lường ra được cái khó khăn ở hải ngoại rồi chứ không cần nghe ông Ái nói "đâu có khó khăn gì"!

Ngài đã nắm được phần nào cái khó khăn này qua "Thư từ chức của Hòa thượng Trí Lãng" và vấn đề "tạo mãi", tức là huy động tiền bạc của Phật tử mua một ngôi chùa ở thủ đô tị nạn.

Ngài cũng đã nhìn thấy bài học trước đây  - một tăng sĩ bao nhiêu năm nhờ nhân danh VP II mà trong tay có hàng chục triệu, sở hữu "ngôi chùa riêng" to lớn từ tịnh tài của Phật tử, giờ đến lượt "ngôi chùa chung", kịch bản mới với đạo diễn kỳ tài  chỉ là vải thưa che mắt thánh.

 

Vả lại một trong "Tam đầu chế" cản trở và tiêu hủy dự án của Ht Trí Lãng trước đây không ai xa lạ ... đã quay đầu về núi. 

 

Câu số 2:

Ngài QĐ: Thế thì bây giờ nói tóm lại, sự thế cờ trước mắt trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng thế thôi, Ngài Thanh Quang hiện cũng chỉ là quyền chứ chưa phải là chính thức viện trưởng.

 

Gs VVA: Thì hiện tại vẫn có cái VP1 ở trong nước làm cái thế ỷ dốc. Tuy rằng nó không có tự do hoạt động nhưng mà trên mặt pháp lý lịch sử, thì nó vẫn cứ tồn tại để ngoài này dựa vào đó để hoạt động, đến khi mà, hoặc là vì nhân sự không còn ai, hoặc là nhà nước nó thắt chặt việc khủng bố, thì lúc đó mình dùng cái Giáo chỉ này, để cho cái VP2 tiếp tục cái công trình của GH từ 40 năm qua.

 

* Văn Hóa đóng góp: Đến đây thì ông Ái lòi đuôi. Khi nghe Hòa thượng than rằng: "trước mắt trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng thế thôi."

Ông Ái bắt ngay vào cái câu "trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng", ông "tán" ngay: "trên mặt pháp lý lịch sử, thì nó vẫn cứ tồn tại để ngoài này dựa vào đó để hoạt động."

Ông Ái coi VP I trong nước cuối cùng chỉ là cái thế ỷ dốc, tồn tại "trên mặt pháp lý lịch sử" tức là không còn tồn tại trên thực tế, để ngoài này làm việc và "mình dùng cái Giáo chỉ này" ...

Xin hỏi: Giáo chỉ này là giáo chỉ nào? Chắc là Giáo chỉ do ông đề xuất, tức là Giáo chỉ số 12 phải làm gấp rút, phải được sinh ra ngay để công nhận hóa tờ bằng khoán Grant Deed, hợp thức hóa quyền hành tối cao của Tt Giác Đẳng đang thụ đắc trong tay quyền Chủ tịch VP II VHĐ hải ngoại.

Khi Giáo chỉ số 12 ra đời, chính tay ông cầm trao tận tạy cho Giác Đẳng; nếu ông biết Giác Đẳng phản thùng, ông có giao tận tay không?

 

Thật là: Trời bất dung gian, kẻ cắp thì gặp bà già, âm mưu đồng lõa dùng pháp lý  tờ  Grant Deed cướp chùa Phật Quang và dùng Giáo chỉ 12 đưa Giác Đẳng lên ngôi tối cao... thì chính Giác Đẳng ra tay trước hạ bệ Võ Văn Ái và Ỷ Lan.

 

Giác Đẳng vận dụng tối đa thời cơ ùa tới, vừa nắm trong tay bạc triệu vừa nắm giáo chỉ "di chúc", lật ngửa ván bài mối thâm tình giữa Võ Văn Ái & Ỷ Lan . Mối thâm tình biến thành mối thâm thù "chơi" nhau tới bến.

 

Nói tóm lại, kịch bản Grant Deed Võ Văn Ái - Giác Đẳng không qua được huệ nhãn của bậc đại thiền sư, Ngài vẫn lặng yên để cho Ái và Đẳng múa; cuối cùng Ngài ký Giáo chỉ số 13 hủy bỏ, thâu hồi Giáo chỉ số 12, xem xét lại khả năng pháp lý của VP II VHĐ hải ngoại, minh bạch hóa tiền triệu đô la. Cả Ái lẫn Đẳng té ngửa.

 

Một trong "tam đầu chế" trước đây "hãm" Ht Trí Lãng đã bừng tỉnh, sám hối với Đức Đệ ngũ Tăng thống, viết thông bạch tố cáo đích danh Tt Giác Đẳng, nhưng lời lẽ vẫn còn "tránh né" thủ đoạn của Võ Văn Ái. Vì sao?

 

(Xin đọc tiếp bài phân tích số báo kỳ tới)

12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19573)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20435)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20773)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18524)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19483)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26109)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19409)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18102)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19001)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18539)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19569)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 19985)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18782)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18873)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17159)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18355)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.