Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ở biên giới Svay Rieng-Long An

30 Tháng Sáu 201511:51 CH(Xem: 42076)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 01 JULY 2015

Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ trên biên giới
 blank
Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.

Người dân Việt Nam và Campuchia mới lên tiếng cáo buộc lẫn nhau khiêu khích và tấn công bạo lực trong vụ xô xát trên biên giới, làm nhiều người bị thương.

Vụ việc xảy ra hôm 28/6 giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người
Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.


Ông Thạch Ny, một nhà sư Khmer Krom chứng kiến vụ việc, cho VOA Việt Ngữ biết:

“Dân biểu Đảng Cứu Quốc đi coi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Lúc đó mình đi khoảng 200 người tới cột mốc biên giới. Chưa tới biên giới mà bộ đội biên phòng, dân Việt Nam cầm những cây gậy, còn bộ đội thì cầm súng nhào vào đất Campuchia và ngăn chặn lại không cho dân biểu qua cái cột mốc giữa hai nước. Lúc đó, bên dân biểu, thanh niên và sư sãi Campuchia xô đẩy nhau với bộ đội biên phòng và dân Việt Nam để qua bên kia xem cột mốc, nhưng mà bộ đội biên phòng không cho qua. Mấy người dân của Việt Nam lấy cái gậy đập lại mấy thanh niên, mấy dân biểu và mấy nhà sư. Có đánh nhau và dân biểu, một nhà sư và vài thanh niên bị thương nặng. Bên Campuchia không có ai cầm gậy hay gì hết”.

Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu.

Ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây, giáp với Campuchia

Nhà sư này cho biết thêm rằng đoàn của ông chưa đi tới cột mốc phân chia giữa hai nước thì đã bị tấn công.

Trong khi đó, ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây giáp với Campuchia, phản bác lời cáo buộc. Quan chức này nói rằng lực lượng của Việt Nam đã bị hành hung trước.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Vụ việc xảy ra ở địa điểm chỗ cột mốc 203. Đồn biên phòng kết hợp với chỗ dân quân tự vệ của xã ngăn chặn đoàn khoảng 250 chục người của Đảng Cứu Quốc Campuchia. Đảng Cứu quốc với một số người kêu là sư sãi xô đẩy anh em ra và lấn về phía biên giới của Việt Nam rồi người dân mới tràn ra. Bên mình có khoảng 100 người thôi. Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu”.
Ông On cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ xô xát giữa hai bên như vậy và ông cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu Việt Nam và Campuchia không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết tình hình.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng đã chỉ trích Đảng Cứu Quốc đối lập “gây ra tình trạng bất an trên biên giới với Việt Nam”.
blank
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.

Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".

Tình hình trên biên giới chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á nóng lên thời gian qua sau khi phía Campuchia cáo buộc Việt Nam đã đào trái phép 8 ao sâu bên trong vùng lãnh thổ đông bắc thuộc tỉnh Ratanakiri.

Ngoài ra, Phnom Penh cũng tố cáo Hà Nội cho xây dựng một đồn quân sự tại khu vực biên giới chưa phân định nằm giữa tỉnh Kandal của Campuchia và tỉnh An Giang của Việt Nam.

Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi 3 công hàm phản đối tới Việt Nam trong tháng này./

VOA 30.06.2015

Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia

Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia

2015-06-29
blank
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

 Photo by Sơn vũ, RFA

Xô xát diễn ra khi một nhóm khoảng 200 người Campuchia gồm Dân biểu, tu sĩ, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28 tháng 6 năm 2015

Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:

“Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người. Mấy người mặc đồ dân thường thì có cầm cây gậy có đóng đinh trên đó, còn bộ đội trong tay có cầm súng. Ban đầu Dân biểu đi trước rồi bộ đội biên phòng qua nói đây là đất của Việt Nam. Ban đầu là xô đẩy nhau, bên Việt Nam, mấy người mặc đồ thường, thấy đa số là người ở đó say sỉn không. Mình đi vào xô đẩy nhau rồi bên kia cầm gậy đánh đập lại mình, nhưng mà trong bên mình không có gì trong tay hết. Bên dân Việt Nam đánh trúng dân biểu bên Campuchia, và mấy sư và mấy thanh niên bị thương cũng nhiều lắm”.

Hoạt động được nhà sư Khmer Krom mô tả như vừa rồi là một trong các chiến dịch kiểm tra biên giới của dân biểu, tri thức và người dân Campuchia tại các địa điểm mà những người này nghi ngờ có việc Việt Nam lấn chiếm bắt đầu diễn ra từ tháng 5 năm 2015.

Cột mốc số 203

Cũng có mặt trong đoàn kiểm tra biên giới, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom, cho biết phía Việt Nam ngang nhiên đi vào sâu trong lãnh thổ của Campuchia ngăn cản không cho họ đi đến khu vực biên giới. Ông Thach Setha: “Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó. Thấy như vậy là xâm phạm lãnh thổ bên nước Campuchia rồi bởi có súng, có nhân dân nhiều ở đó cấm không cho nhân dân Campuchia đi trong đất nước Campuchia”.

Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó

Ông Thach Setha

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quan, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã xác nhận rằng trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, lực lượng chức năng và người dân Việt Nam có xảy ra mâu thuẩn với nhóm người Campuchia, tuy nhiên sự kiện này diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam.
blank
Đoàn ngừơi Việt theo sát đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia ngăn cản không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

Ông Quan phát biểu: “Cột mốc mà các anh muốn đi khảo sát còn đang đi sâu vào đất Việt Nam đang quản lý do đó chúng tôi xác định vị trí này là ở đất Việt Nam quản lý. Và nếu tương lai, hiện nay đã phân định, nếu mà phân định ra thì cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam quản lý. Cái này xác định lãnh thổ là lãnh thổ Việt Nam rồi, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa”.

Tuy vậy, trong thông cáo báo chí của Tòa Thị chính Svay Rieng, chính quyền địa phương này khẳng định sự kiện diễn ra tại cột mốc số 203 nằm trên địa bàn ấp Thlok Thmey, xã Thnaot, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng của Campuchia.

Đảng Cứu Quốc Kampuchia lên tiếng

Sáng ngày 29 tháng 06 năm 2015, ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu Quốc đã lên tiếng phản đối hành vi bị ông này lên án là ‘bạo lực’ của Việt Nam.

Sự kiện này cũng gây bức xúc đối với nhiều người dân Campuchia. Tiến sĩ khoa học chính trị Sok Touch cho rằng là hai nước láng giềng, cách hành xử này của Việt Nam là kém văn minh và không phù hợp với xu hướng cộng đồng chung ASEAN sẽ diễn ra trong thời gian tới đây.

“Thứ nhất, hành vi của Việt Nam là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, thứ hai là Việt Nam đi ngược lại Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, khi chúng ta xậy dựng cộng đồng chung, chúng ta sẽ phải mở cữa biên giớ thôi, thứ ba là các tính chất lịch sử, Việt Nam không phải làm như vậy, Việt Nam đã lấy đất Khmer nhiều lắm rồi, giờ chúng tôi chỉ đi kiểm tra biên giới, trong khi người Việt không chỉ đến biên giới mà còn đến sống đầy trên đất Campuchia. Tôi thấy rằng Việt Nam vẫn còn kém văn minh, sử dụng luật rừng và thiếu nhân đạo. Tôi yêu cầu Việt Nam giáo dục quân đội và nhân dân của mình về luật láng giềng cũng như các điều khoản của cộng đồng chung ASEAN. Làm sao mà có cộng đồng chung được khi mà các anh thượng cẳng tay, hạ cẳng chân như vậy”.

Tiến sĩ Sok Touch còn cho rằng việc quân đội và người dân Việt Nam mang vũ khí tiến vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một việc làm không thể chấp nhận được. Ông gợi ý chính quyền Phnom Penh phải ra thông cáo báo chí ngoại giao đính kèm những hình ảnh về hành vi bạo lực của người Việt Nam để người dân trên thế giới biết được vấn đề.

Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia trở thành đề tài nóng trong quan hệ giữa hai nước. Hồi ngày 12 và ngày 14 tháng 6 vừa qua, Campuchia đã ra hai công hàm phản đối Việt Nam tự ý đào ao mương thủy lợi trên lãnh thổ Campuchia nhưng phía Việt Nam vẫn chưa có phản ứng về vấn đề này.

Đến ngày 27 tháng 6, đảng Cứu Quốc đã cho công bố 26 tấm bản đồ tỷ lệ 1/100000 được Chính quyền Pháp vẽ trong khoản năm 1933 đến năm 1953 liên quan đến biên giới Việt Nam và Campuchia. Hiến pháp Campuchia thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia được căn cứ theo bản đồ tỷ lệ 1/100000 này, theo đó đường biên giới hiện tại giữa Việt Nam và Campuchia có khả năng bị thay đổi nếu phía Campuchia thấy rằng biên giới thực tế không đúng với bản đồ./

Sơn Trung tường trình từ Campuchia.

* VÀI HÌNH ẢNH VỀ MƯƠNG THỦY LỢI Ở BIÊN GIỚI LONG AN - SVAY RIENG
blank
blank
blank\
blank
blank
blank
Từ xã Bình Hòa Tây (chấm đỏ)  thuộc tỉnh Long An Việt Nam ráp ranh xã Svay Rieng - Cambodia đi theo quốc lộ 62 về tới Sàigon khoảng hai tiếng rưỡi xe. Google map
 blank
blank

Vòng tròn đỏ: Mật khu Dương Minh Châu trong chiến tranh Việt Nam. Mật khu này là căn cứ địa lui tới của bộ đội CS từ bên đất Cambodia (tỉnh Svay Rieng) qua hoạt động.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Xem đá gà ở Svây- riêng

Kỳ 1: Theo chân một cựu phách làng gà

Svây- riêng là tỉnh biên giới của Campuchia nằm giáp với tỉnh Long An (Việt Nam) cách thủ đô Phnôm -Pênh chừng 120km, theo đường xuyên Á. Nơi đây có hàng chục trường gà lớn, nhỏ được tổ chức chơi công khai nằm rãi rác nhiều nơi. Nổi tiếng nhất là hai trường gà của hai đại gia là Thon và Trào.

Khi nghe chúng tôi có ý định đi một chuyến cho biết, anh bạn tên Dồ là một tay chơi đá gà có tiếng ở Mộc Hoá, liền nhận lời làm “hướng dẫn viên” vì rất rành các trường gà ở Svây-riêng. Dồ mới hơn 30 tuổi, nhưng gương mặt trông dày dạn sương gió, già trước tuổi vì đã lăn lộn qua biên giới chơi đá gà có thâm niên và đã nhiều lần khuynh gia bại sản vì thú chơi này.
blank
Tung cước

Trước đây Dồ làm nghề thợ bạc với gia đình, sau lái xe tốc hành Mộc Hoá-TP.HCM, rồi chuyển sang buôn bán hàng biên giới nhưng nghề nào Dồ cũng không theo đuổi được lâu vì lỡ có máu mê đá gà hiếm thấy.

Đang có công ăn việc làm tốt nhưng hễ nghe bạn bè rủ rê có gà hay mang đi đá là bỏ tất cả. Cái máu ấy nên cách đây nửa năm (dịp mùng 5, tháng 5 âm lịch) vốn liếng, tiền bạc làm ăn Dồ đã “quăng sạch” vào trường gà.

Trước chuyến đi này ít ngày, Dồ đã “hấp”(cầm đồ) những tài sản cuối cùng là chiếc Wave Alpha, điện thoại di động cùng vài bộ đồ xịn được gần 10 triệu, sang Svây-riêng đá gỡ cú chót nhưng “gãy” luôn. “Nếu tính từ ngày biết chơi đá gà đến giờ chắc em thua chừng 400-500 triệu đồng. Ông già buồn, bán nhà ở Mộc Hoá

về vườn nuôi cá. Em thấy ân hận lắm”. Dồ đã tuyên bố với bạn bè giải nghệ, dự định quay lại nghề lái xe, kiếm tiền cưới vợ dù biết không dễ dàng chút nào .

Tại cửa khẩu trên đất bạn thuộc huyện Pray-vo chúng tôi mua 2 vé du lịch (50.000đ/vé), trước khi rẽ vào 1 con đường trải đá dăm để lên trung tâm tỉnh lỵ Svây-riêng bằng xe máy.
blank
Nhiều người khuynh gia bại sản bởi "thú chơi" này!

Có đi mới hiểu được “thú ăn chơi cũng có ba bảy đường”, không chỉ hoàn toàn là sung sướng, vì nếu tính từ cửa khẩu để lên đến trường, dân đá gà phải vượt gần 70 cây số, trên đầu trời nắng như đổ lửa, dưới đất đường mù mịt bụi đá.

Dồ bảo: “Đá gà ở đây chơi quanh năm nhưng những trường lớn đều có quy định ngày, như trường ông Thon đá máu nhất là thứ Năm, trường ông Trào đá lớn ngày thứ Hai, Ba, Tư. Người chơi, dân Campuchia có, Việt kiều có, dân mê đá gà ở Mộc Hoá - Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp qua nhưng đá lớn thường là các đại gia ở TP.HCM”.

Cũng theo lời kể của Dồ, trừ những “lúi - chờ - rền” (đại gia nhiều tiền, có quen biết lớn) qua lại biên giới có bảo lãnh, phần lớn dân đá gà từ VN sang đây đều đi lậu, cái khó nhất là làm sao “chẻ gà” (mướn người ôm gà sang biên giới) được suôn sẻ!

Trung tâm tỉnh Svây-riêng không lớn (tương đương chợ thị trấn Mộc Hoá) và khá yên tĩnh vào giữa trưa, dọc theo con đường nội ô là những căn nhà cấp 4 nằm san sát bán đầy hàng Thái Lan, Trung Quốc.

Sau gần nửa tiếng vòng vèo, chúng tôi tấp vào 1 quán cafe cóc trước 1 trường gà loại nhỏ. Khi chúng tôi đến, có 4 độ vừa đá xong, các biện đang cáp cho 1 độ tiếp theo.

Tại đây, chúng tôi gặp được ông Trào (chủ trường) vừa lái chiếc Mazety xuống thăm “đàn em” quản lý trường gà này.

Ông Trào năm nay ngoài 40 tuổi, dáng thấp đậm, trò chuyện lưu loát, là Việt kiều nhưng đã sang sinh sống lâu năm tại Svây-riêng.

Gặp lại Dồ và nghe giới thiệu chúng tôi từ TP.HCM sang đá gà ông rất hồ hởi. Vừa quăng gói 555 cái độp xuống bàn, “ông chủ trường gà” vừa nói thẳng tuột: “ Mấy em ở quận mấy, có hộ khẩu không, muốn qua đây chơi lâu dài đưa hộ khẩu và 250.000đ anh lo cho hộ chiếu, 3 ngày có liền để qua chơi thoải mái, thứ Ba tới anh khai trương trường gà mới nằm gần cửa khẩu Mộc Hoá đá lớn lắm”.

Nói xong, ông Trào cười tươi, chìa danh thiếp có in tên, số điện thoại bằng tiếng Campuchia và tiếng Việt cho chúng tôi mỗi người 1 cái để tiện liên lạc...

Lê Nguyễn

Việt Báo (Theo_VTC News) 25/4/07
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19567)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17877)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18516)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16254)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22763)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16189)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19545)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19107)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17660)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24379)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20406)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17003)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24999)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".
24 Tháng Hai 2015(Xem: 24331)
Phái đoàn FJC (Freelance Journalists Club) - Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gồm Điếu Cày và 8 thành viên nam nữ mặc đồng phục đen, áo pull in hàng chữ "CLB NHÀ BÁO TỰ DO FJC" đi bộ dọc theo đại lộ Bolsa gần cây số, trên tay 4 cô cầm một biểu ngữ hàng ngang lớn "Fighting for Freedom of Vietnam", diễu hành qua khán đài dưới sự chứng kiến các viên chức chánh quyền sở tại và của hàng ngàn đồng hương Việt tị nạn đứng dọc hai bên đại lộ.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 245053)
Theo báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng...
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19938)
Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ18 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và cô Lê Thị Phương Anh12 tháng tù vì đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.” Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17377)
Trong thư gửi gia đình hồi năm 2014, cô Mueller cố trấn an mọi người rằng cô vẫn an toàn và không bị làm hại."Con chỉ có thể viết từng đoạn thư một vì cứ nghĩ đến cả nhà là con lại khóc nức nở."Con biết cả nhà đều muốn con cứng rắn. Và đó chính là điều con đang gắng làm."
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17898)
Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 19500)
Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”. “Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một Đức Phật."
03 Tháng Hai 2015(Xem: 40624)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt" có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người." Chưa có thống kê chính xác về số sĩ quan và viên chức dân sự VNCH chết trong các trại cải tạo là bao nhiêu người (không kể số dân chúng chết vì phải đi kinh tế mới).