Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ở biên giới Svay Rieng-Long An

30 Tháng Sáu 201511:51 CH(Xem: 42077)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 01 JULY 2015

Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ trên biên giới
 blank
Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.

Người dân Việt Nam và Campuchia mới lên tiếng cáo buộc lẫn nhau khiêu khích và tấn công bạo lực trong vụ xô xát trên biên giới, làm nhiều người bị thương.

Vụ việc xảy ra hôm 28/6 giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người
Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.


Ông Thạch Ny, một nhà sư Khmer Krom chứng kiến vụ việc, cho VOA Việt Ngữ biết:

“Dân biểu Đảng Cứu Quốc đi coi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Lúc đó mình đi khoảng 200 người tới cột mốc biên giới. Chưa tới biên giới mà bộ đội biên phòng, dân Việt Nam cầm những cây gậy, còn bộ đội thì cầm súng nhào vào đất Campuchia và ngăn chặn lại không cho dân biểu qua cái cột mốc giữa hai nước. Lúc đó, bên dân biểu, thanh niên và sư sãi Campuchia xô đẩy nhau với bộ đội biên phòng và dân Việt Nam để qua bên kia xem cột mốc, nhưng mà bộ đội biên phòng không cho qua. Mấy người dân của Việt Nam lấy cái gậy đập lại mấy thanh niên, mấy dân biểu và mấy nhà sư. Có đánh nhau và dân biểu, một nhà sư và vài thanh niên bị thương nặng. Bên Campuchia không có ai cầm gậy hay gì hết”.

Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu.

Ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây, giáp với Campuchia

Nhà sư này cho biết thêm rằng đoàn của ông chưa đi tới cột mốc phân chia giữa hai nước thì đã bị tấn công.

Trong khi đó, ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây giáp với Campuchia, phản bác lời cáo buộc. Quan chức này nói rằng lực lượng của Việt Nam đã bị hành hung trước.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Vụ việc xảy ra ở địa điểm chỗ cột mốc 203. Đồn biên phòng kết hợp với chỗ dân quân tự vệ của xã ngăn chặn đoàn khoảng 250 chục người của Đảng Cứu Quốc Campuchia. Đảng Cứu quốc với một số người kêu là sư sãi xô đẩy anh em ra và lấn về phía biên giới của Việt Nam rồi người dân mới tràn ra. Bên mình có khoảng 100 người thôi. Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu”.
Ông On cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ xô xát giữa hai bên như vậy và ông cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu Việt Nam và Campuchia không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết tình hình.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng đã chỉ trích Đảng Cứu Quốc đối lập “gây ra tình trạng bất an trên biên giới với Việt Nam”.
blank
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.

Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".

Tình hình trên biên giới chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á nóng lên thời gian qua sau khi phía Campuchia cáo buộc Việt Nam đã đào trái phép 8 ao sâu bên trong vùng lãnh thổ đông bắc thuộc tỉnh Ratanakiri.

Ngoài ra, Phnom Penh cũng tố cáo Hà Nội cho xây dựng một đồn quân sự tại khu vực biên giới chưa phân định nằm giữa tỉnh Kandal của Campuchia và tỉnh An Giang của Việt Nam.

Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi 3 công hàm phản đối tới Việt Nam trong tháng này./

VOA 30.06.2015

Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia

Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia

2015-06-29
blank
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

 Photo by Sơn vũ, RFA

Xô xát diễn ra khi một nhóm khoảng 200 người Campuchia gồm Dân biểu, tu sĩ, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28 tháng 6 năm 2015

Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:

“Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người. Mấy người mặc đồ dân thường thì có cầm cây gậy có đóng đinh trên đó, còn bộ đội trong tay có cầm súng. Ban đầu Dân biểu đi trước rồi bộ đội biên phòng qua nói đây là đất của Việt Nam. Ban đầu là xô đẩy nhau, bên Việt Nam, mấy người mặc đồ thường, thấy đa số là người ở đó say sỉn không. Mình đi vào xô đẩy nhau rồi bên kia cầm gậy đánh đập lại mình, nhưng mà trong bên mình không có gì trong tay hết. Bên dân Việt Nam đánh trúng dân biểu bên Campuchia, và mấy sư và mấy thanh niên bị thương cũng nhiều lắm”.

Hoạt động được nhà sư Khmer Krom mô tả như vừa rồi là một trong các chiến dịch kiểm tra biên giới của dân biểu, tri thức và người dân Campuchia tại các địa điểm mà những người này nghi ngờ có việc Việt Nam lấn chiếm bắt đầu diễn ra từ tháng 5 năm 2015.

Cột mốc số 203

Cũng có mặt trong đoàn kiểm tra biên giới, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom, cho biết phía Việt Nam ngang nhiên đi vào sâu trong lãnh thổ của Campuchia ngăn cản không cho họ đi đến khu vực biên giới. Ông Thach Setha: “Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó. Thấy như vậy là xâm phạm lãnh thổ bên nước Campuchia rồi bởi có súng, có nhân dân nhiều ở đó cấm không cho nhân dân Campuchia đi trong đất nước Campuchia”.

Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó

Ông Thach Setha

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quan, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã xác nhận rằng trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, lực lượng chức năng và người dân Việt Nam có xảy ra mâu thuẩn với nhóm người Campuchia, tuy nhiên sự kiện này diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam.
blank
Đoàn ngừơi Việt theo sát đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia ngăn cản không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

Ông Quan phát biểu: “Cột mốc mà các anh muốn đi khảo sát còn đang đi sâu vào đất Việt Nam đang quản lý do đó chúng tôi xác định vị trí này là ở đất Việt Nam quản lý. Và nếu tương lai, hiện nay đã phân định, nếu mà phân định ra thì cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam quản lý. Cái này xác định lãnh thổ là lãnh thổ Việt Nam rồi, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa”.

Tuy vậy, trong thông cáo báo chí của Tòa Thị chính Svay Rieng, chính quyền địa phương này khẳng định sự kiện diễn ra tại cột mốc số 203 nằm trên địa bàn ấp Thlok Thmey, xã Thnaot, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng của Campuchia.

Đảng Cứu Quốc Kampuchia lên tiếng

Sáng ngày 29 tháng 06 năm 2015, ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu Quốc đã lên tiếng phản đối hành vi bị ông này lên án là ‘bạo lực’ của Việt Nam.

Sự kiện này cũng gây bức xúc đối với nhiều người dân Campuchia. Tiến sĩ khoa học chính trị Sok Touch cho rằng là hai nước láng giềng, cách hành xử này của Việt Nam là kém văn minh và không phù hợp với xu hướng cộng đồng chung ASEAN sẽ diễn ra trong thời gian tới đây.

“Thứ nhất, hành vi của Việt Nam là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, thứ hai là Việt Nam đi ngược lại Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, khi chúng ta xậy dựng cộng đồng chung, chúng ta sẽ phải mở cữa biên giớ thôi, thứ ba là các tính chất lịch sử, Việt Nam không phải làm như vậy, Việt Nam đã lấy đất Khmer nhiều lắm rồi, giờ chúng tôi chỉ đi kiểm tra biên giới, trong khi người Việt không chỉ đến biên giới mà còn đến sống đầy trên đất Campuchia. Tôi thấy rằng Việt Nam vẫn còn kém văn minh, sử dụng luật rừng và thiếu nhân đạo. Tôi yêu cầu Việt Nam giáo dục quân đội và nhân dân của mình về luật láng giềng cũng như các điều khoản của cộng đồng chung ASEAN. Làm sao mà có cộng đồng chung được khi mà các anh thượng cẳng tay, hạ cẳng chân như vậy”.

Tiến sĩ Sok Touch còn cho rằng việc quân đội và người dân Việt Nam mang vũ khí tiến vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một việc làm không thể chấp nhận được. Ông gợi ý chính quyền Phnom Penh phải ra thông cáo báo chí ngoại giao đính kèm những hình ảnh về hành vi bạo lực của người Việt Nam để người dân trên thế giới biết được vấn đề.

Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia trở thành đề tài nóng trong quan hệ giữa hai nước. Hồi ngày 12 và ngày 14 tháng 6 vừa qua, Campuchia đã ra hai công hàm phản đối Việt Nam tự ý đào ao mương thủy lợi trên lãnh thổ Campuchia nhưng phía Việt Nam vẫn chưa có phản ứng về vấn đề này.

Đến ngày 27 tháng 6, đảng Cứu Quốc đã cho công bố 26 tấm bản đồ tỷ lệ 1/100000 được Chính quyền Pháp vẽ trong khoản năm 1933 đến năm 1953 liên quan đến biên giới Việt Nam và Campuchia. Hiến pháp Campuchia thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia được căn cứ theo bản đồ tỷ lệ 1/100000 này, theo đó đường biên giới hiện tại giữa Việt Nam và Campuchia có khả năng bị thay đổi nếu phía Campuchia thấy rằng biên giới thực tế không đúng với bản đồ./

Sơn Trung tường trình từ Campuchia.

* VÀI HÌNH ẢNH VỀ MƯƠNG THỦY LỢI Ở BIÊN GIỚI LONG AN - SVAY RIENG
blank
blank
blank\
blank
blank
blank
Từ xã Bình Hòa Tây (chấm đỏ)  thuộc tỉnh Long An Việt Nam ráp ranh xã Svay Rieng - Cambodia đi theo quốc lộ 62 về tới Sàigon khoảng hai tiếng rưỡi xe. Google map
 blank
blank

Vòng tròn đỏ: Mật khu Dương Minh Châu trong chiến tranh Việt Nam. Mật khu này là căn cứ địa lui tới của bộ đội CS từ bên đất Cambodia (tỉnh Svay Rieng) qua hoạt động.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Xem đá gà ở Svây- riêng

Kỳ 1: Theo chân một cựu phách làng gà

Svây- riêng là tỉnh biên giới của Campuchia nằm giáp với tỉnh Long An (Việt Nam) cách thủ đô Phnôm -Pênh chừng 120km, theo đường xuyên Á. Nơi đây có hàng chục trường gà lớn, nhỏ được tổ chức chơi công khai nằm rãi rác nhiều nơi. Nổi tiếng nhất là hai trường gà của hai đại gia là Thon và Trào.

Khi nghe chúng tôi có ý định đi một chuyến cho biết, anh bạn tên Dồ là một tay chơi đá gà có tiếng ở Mộc Hoá, liền nhận lời làm “hướng dẫn viên” vì rất rành các trường gà ở Svây-riêng. Dồ mới hơn 30 tuổi, nhưng gương mặt trông dày dạn sương gió, già trước tuổi vì đã lăn lộn qua biên giới chơi đá gà có thâm niên và đã nhiều lần khuynh gia bại sản vì thú chơi này.
blank
Tung cước

Trước đây Dồ làm nghề thợ bạc với gia đình, sau lái xe tốc hành Mộc Hoá-TP.HCM, rồi chuyển sang buôn bán hàng biên giới nhưng nghề nào Dồ cũng không theo đuổi được lâu vì lỡ có máu mê đá gà hiếm thấy.

Đang có công ăn việc làm tốt nhưng hễ nghe bạn bè rủ rê có gà hay mang đi đá là bỏ tất cả. Cái máu ấy nên cách đây nửa năm (dịp mùng 5, tháng 5 âm lịch) vốn liếng, tiền bạc làm ăn Dồ đã “quăng sạch” vào trường gà.

Trước chuyến đi này ít ngày, Dồ đã “hấp”(cầm đồ) những tài sản cuối cùng là chiếc Wave Alpha, điện thoại di động cùng vài bộ đồ xịn được gần 10 triệu, sang Svây-riêng đá gỡ cú chót nhưng “gãy” luôn. “Nếu tính từ ngày biết chơi đá gà đến giờ chắc em thua chừng 400-500 triệu đồng. Ông già buồn, bán nhà ở Mộc Hoá

về vườn nuôi cá. Em thấy ân hận lắm”. Dồ đã tuyên bố với bạn bè giải nghệ, dự định quay lại nghề lái xe, kiếm tiền cưới vợ dù biết không dễ dàng chút nào .

Tại cửa khẩu trên đất bạn thuộc huyện Pray-vo chúng tôi mua 2 vé du lịch (50.000đ/vé), trước khi rẽ vào 1 con đường trải đá dăm để lên trung tâm tỉnh lỵ Svây-riêng bằng xe máy.
blank
Nhiều người khuynh gia bại sản bởi "thú chơi" này!

Có đi mới hiểu được “thú ăn chơi cũng có ba bảy đường”, không chỉ hoàn toàn là sung sướng, vì nếu tính từ cửa khẩu để lên đến trường, dân đá gà phải vượt gần 70 cây số, trên đầu trời nắng như đổ lửa, dưới đất đường mù mịt bụi đá.

Dồ bảo: “Đá gà ở đây chơi quanh năm nhưng những trường lớn đều có quy định ngày, như trường ông Thon đá máu nhất là thứ Năm, trường ông Trào đá lớn ngày thứ Hai, Ba, Tư. Người chơi, dân Campuchia có, Việt kiều có, dân mê đá gà ở Mộc Hoá - Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp qua nhưng đá lớn thường là các đại gia ở TP.HCM”.

Cũng theo lời kể của Dồ, trừ những “lúi - chờ - rền” (đại gia nhiều tiền, có quen biết lớn) qua lại biên giới có bảo lãnh, phần lớn dân đá gà từ VN sang đây đều đi lậu, cái khó nhất là làm sao “chẻ gà” (mướn người ôm gà sang biên giới) được suôn sẻ!

Trung tâm tỉnh Svây-riêng không lớn (tương đương chợ thị trấn Mộc Hoá) và khá yên tĩnh vào giữa trưa, dọc theo con đường nội ô là những căn nhà cấp 4 nằm san sát bán đầy hàng Thái Lan, Trung Quốc.

Sau gần nửa tiếng vòng vèo, chúng tôi tấp vào 1 quán cafe cóc trước 1 trường gà loại nhỏ. Khi chúng tôi đến, có 4 độ vừa đá xong, các biện đang cáp cho 1 độ tiếp theo.

Tại đây, chúng tôi gặp được ông Trào (chủ trường) vừa lái chiếc Mazety xuống thăm “đàn em” quản lý trường gà này.

Ông Trào năm nay ngoài 40 tuổi, dáng thấp đậm, trò chuyện lưu loát, là Việt kiều nhưng đã sang sinh sống lâu năm tại Svây-riêng.

Gặp lại Dồ và nghe giới thiệu chúng tôi từ TP.HCM sang đá gà ông rất hồ hởi. Vừa quăng gói 555 cái độp xuống bàn, “ông chủ trường gà” vừa nói thẳng tuột: “ Mấy em ở quận mấy, có hộ khẩu không, muốn qua đây chơi lâu dài đưa hộ khẩu và 250.000đ anh lo cho hộ chiếu, 3 ngày có liền để qua chơi thoải mái, thứ Ba tới anh khai trương trường gà mới nằm gần cửa khẩu Mộc Hoá đá lớn lắm”.

Nói xong, ông Trào cười tươi, chìa danh thiếp có in tên, số điện thoại bằng tiếng Campuchia và tiếng Việt cho chúng tôi mỗi người 1 cái để tiện liên lạc...

Lê Nguyễn

Việt Báo (Theo_VTC News) 25/4/07
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18105)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20124)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19206)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 17239)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 17105)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19153)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16560)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18180)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17205)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21125)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17682)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16916)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24669)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19950)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18131)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16429)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16858)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18697)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24409)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22591)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".