"21 phát Đại bác Mỹ" đón Nguyễn Phú Trọng trước hay sau Tập Cận Bình?

17 Tháng Năm 201510:59 CH(Xem: 21013)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 18 MAY 2015
21 phát Đại bác Mỹ đón Nguyễn Phú Trọng trước hay sau Tập Cận Bình?
blank
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
 blank
Tứ trụ triều đình VN: (từ trái) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng; Ai sẽ là nguyên thủ số 1 của Việt Nam sau Đại hội XII?
blank
Chủ tịch nước CHXHCNVN Trươgn Tấn Sang vinh thăng hàm Đại tướng cho Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Google
blank
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang yết kiến Thượng nghị sĩ Mc Cain tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Google
blank
Trần Đại Quang (trái) hội kiến Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

VNTB-Nóng: Ted Ossius 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'

VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt.

Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.

Phương trình đa ẩn số đã được giải mã cơ bản. Bất chấp nhiều đồn đoán và dự đoán về việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không được tổng thống Mỹ tiếp, hoặc có được tiếp thì chỉ theo nghi lễ rất thông thường do ông Trọng không phải nguyên thủ quốc gia, “nghi thức cấp cao nhất” mà đại sứ Mỹ xác nhận đã đưa vai trò của tổng bí thư VN và đoàn tùy tùng “nâng lên một tầm cao mới”.

Cách nào đó, có thể xem Ted Osius đóng vai trò như một “chiêm tinh gia”. Vào đầu tháng 3/2015, vị đại sứ này đến Trường đại học quốc gia Hà Nội, và ngay tại giảng đường, ông thông báo về chuyến công du đầy bất ngờ của viên tướng bốn sao - Bộ trưởng công an Trần Đại Quang - đến Mỹ. Chỉ sau đó chưa đầy 10 ngày, chuyến đi này quả nhiên diễn ra. Tướng Quang đã được phía Mỹ dành cho những cuộc gặp và làm việc gần tương đương với vai trò một thủ tướng VN.

Có thể cho rằng, lần thông báo thứ hai của “chiêm tinh gia” Ted Osius về vấn đề TBT Trọng không chỉ mở rộng khả năng ông Trọng sẽ được Tổng thống Obama tiếp, thậm chí rất biệt lệ - có thể tiếp ngay tại Phòng Bầu dục là nơi chỉ dành chào đón các nguyên thủ quốc gia, mà còn hé lộ kết quả cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào ngày 7/52015 tại Hà Nội.

Chỉ một ngày rưỡi sau khi diễn ra sự kiện cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, ngày 8/5/2015, Tổng thống Barack Obama hiện diện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) với một bài phát biểu rất đặc biệt không phải dành cho nước Mỹ mà chính Việt Nam.

Lần đầu tiên, Tổng thống Obama dùng thể khẳng định trong đoạn phát biểu để nêu ra vấn đề Công đoàn độc lập: “Lần đầu tiên, Việt Nam thậm chí sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.

Dường như cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ đã đạt được một kết quả không thất vọng, đủ để phía Mỹ quyết định sẽ đón tiếp TBT Trọng “với nghi thứ cấp cao nhất”.

Biểu hiện tôn trọng cam kết về nhân quyền của phía VN, đặc biệt về công đoàn độc lập, sau đối thoại nhân quyền ra sao, chúng ta hãy chờ những ngày tới đây./
blank
Bộ trưởng Trần Đại Quang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an thăm Trung Quốc 26-10-2014
blank
Đại sứ Mỹ Ted Osius

Đại sứ Mỹ Ted Osius: “Tương lai hai nước Việt-Mỹ rất tươi sáng”

VOV.VN - “Chúng tôi muốn đưa quan hệ hai nước đi xa hơn khuôn khổ chỉ hợp tác song phương…”

“Hoa Kỳ mong muốn đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ đi xa hơn khuôn khổ hợp tác song phương”. Đó là khẳng định của Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius khi trả lời phỏng vấn phóng viên VOV sáng 13/5. Ông Ted Osius nhấn mạnh hai nước cũng đã có những tiến bộ rất lớn trong việc xây dựng lòng tin, vượt qua thách thức để cùng phát triển. Và Hoa Kỳ cũng đang làm việc với ASEAN để ngăn chặn những hành động đơn phương trên Biển Đông.

PV: Thưa Đại sứ, năm 2015 là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam và Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhìn lại chặng đường này, theo Đại sứ, đâu là những thành công mà hai nước chúng ta đã có được?

Đại sứ Ted Osius: Trong năm qua 2 nước chúng ta đã có rất nhiều thành công, thành công lớn nhất là trong lĩnh vực thương mại đã có tiến bộ rất lớn. Cách đây 20 năm, trao đổi thương mại 2 nước mới chỉ đạt nửa tỷ USD, mới đây, thương mại hai chiều đã đạt 35 tỷ USD và dự kiến năm 2015, sẽ đạt 40 tỷ USD.

Tăng trưởng thương mại cũng đã giúp đẩy mạnh lượng người qua lại giữa hai nước. Chẳng hạn riêng sinh viên trước đây có 1.000 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học thì đến năm 2014 đã có 17.000 sinh viên sang Mỹ học.

Hai nước cũng đã hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực môi trường, nước sạch. Chúng tôi đã làm việc nhiều với Việt Nam để đối phó với khó khăn khi xảy ra tình trạng biến đổi khí hậu. Hai nước hợp tác trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh, phòng chống AIDS và chúng ta đã đạt được rất nhiều kết quả.

Hai nước cũng đã hợp tác để giải quyết những vấn đề khó khăn do lịch sử để lại. Chẳng hạn như Hoa Kỳ đã giúp 100 triệu USD để tẩy độc Dioxin chủ yếu ở khu vực Đà Nẵng. Chúng tôi cũng đã dành 80 triệu USD cho Việt Nam để rà phá bom mìn sau chiến tranh. Hai nước cũng đã hợp tác tìm hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ mất tích, chúng tôi cũng đã giúp Việt Nam để tìm hài cốt quân nhân Việt Nam mất tích sau chiến tranh. Như vậy là chúng ta đã có rất nhiều tiến bộ và thành công.

PV: Trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia mới đây, ông đã nói rằng 20 năm bình thường hóa quan hệ là một mốc quan trọng để quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiến thêm những bước tiến mới. Đại sứ cũng đã nhấn mạnh “không có gì là không thể” trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều rào cản trong quan hệ hai nước, trong đó có những khác biệt về quan điểm nhân quyền, tôn giáo. Thưa Đại sứ, phải chăng hai nước cần cùng cố lòng tin và tôn trọng sự khác biệt của nhau để hiện thực hóa mục tiêu hợp tác phát triển?

Đại sứ Ted Osius: Cá nhân tôi luôn tin rằng “Không có gì là không thể” và tôi cho rằng tương lai hai nước rất tươi sáng. Cách đây hai năm, chúng ta đã ký kết quan hệ Đối tác Toàn diện vạch ra 9 lĩnh vực hợp tác. Và chúng ta thấy đã có rất nhiều tiến bộ trong 9 lĩnh vực này, kể cả nhân quyền. Hiện nay, chúng tôi có những tham vọng lớn hơn nhiều về quan hệ hai nước. Chúng tôi muốn đưa quan hệ hai nước đi xa hơn khuôn khổ chỉ là hợp tác song phương và tiến tới những công việc chúng ta có thể làm chung cho khu vực và toàn cầu. Ví dụ trong lĩnh vực y tế, chúng ta có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng kinh nghiệm đó phục vụ cho những vấn đề khu vực và thế giới. Mỹ cũng đã giúp Việt Nam trong việc tham gia vào gìn giữ hòa bình ở châu Phi. Chúng ta cũng đã có những kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và rà phá bom mìn chưa nổ, đó là những kinh nghiệm rất tốt cho các nước khác.

Để hiện thực hóa được những những tiềm năng của hai nước, cần có những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi cam kết giúp đỡ Việt Nam thành công, đạt được các thành tựu mới.

PV: Vậy cụ thể chúng ta phải làm gì để xích lại gần nhau hơn và hiện thực hóa các cam kết giữa hai nước?

Đại sứ Ted Ossius: Chúng ta đã có những tiến bộ rất lớn trong việc xây dựng lòng tin. Trong năm nay, sẽ có nhiều đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam, trong đó có đoàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ và phía Mỹ cũng sẽ có nhiều đoàn cấp Bộ trưởng sang thăm Việt Nam. Hai nước cũng đang làm việc với nhau về việc xây dựng một Hiệp định thương mại rất quan trọng là TPP. Hai nước cũng đang làm việc với nhau trong lĩnh vực an ninh và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn là giáo dục và tiến tới thiết lập trưởng Đại học Fulbrigh. Những sự hợp tác này sẽ đóng góp vào việc xây dựng lòng tin, quan hệ đối tác, xây dựng nền móng giữa hai nước trong tương lai, trong 20, 40, 60 năm nữa….

PV: Thời gian gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng, bồi đắp tôn tạo trái phép một số hòn đảo, phá vỡ nguyên trạng hệ sinh thái trên Biển Đông, tạo ra các thách thức an ninh mới trên biển. Hoa Kỳ cũng đã từng tuyên bố có rất nhiều lợi ích chung tại Biển Đông. Theo Đại sứ, Việt Nam-Hoa Kỳ cần tăng cường hợp tác với các nước ASEAN như thế nào để đối phó với các thách thức an ninh trên biển Đông đang diễn ra?

Đại sứ Ted Ossius: Tôi nghĩ rằng có 3 lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể làm việc cùng nhau để giải quyết những thách thức trên Biển Đông. Trước hết về ngoại giao, ASEAN đang giữ vai trò trung tâm. Hoa Kỳ phản đối những hành động gây hấn và đơn phương trên Biển Đông. Hoa Kỳ đang làm việc với ASEAN và chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể đạt được những tiến bộ về mặt ngoại giao trong việc ngăn chặn những hành động đơn phương.

Về mặt pháp lý, Philippines mới đây đã nộp đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế. Việt Nam cũng đã đưa ra Tuyên bố nêu rõ quan điểm của mình và Hoa Kỳ cũng đã thể hiện quan điểm của mình.

Điểm thứ ba quan trọng tôi muốn nói rằng cần phải xây dựng năng lực cho Việt Nam để tự vệ cũng như để bảo vệ hải phận của mình. Hoa Kỳ không bình luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nhưng chúng tôi tin rằng tất cả các nước đều có quyền tự do đi lại hàng hải. Sẽ rất quan trọng với Việt Nam nếu Việt Nam biết được tất cả những điều gì đang diễn ra trên vùng biển đó. Việt Nam cần có năng lực giám sát nhờ các thiết bị bay, nhờ tàu thuyền, radaz, để biết được các diễn biến đang diễn ra trên Biển Đông. Và Hoa Kỳ tự hào là một đối tác xây dựng năng lực cho Việt Nam.

PV: Trong dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, dự kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Mỹ trong những ngày tới. Xin đại sứ đánh giá ý nghĩa của chuyến thăm này đối với quan hệ song phương?

Đại sứ Ted Ossius: Tôi nghĩ rằng đây là một chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây sẽ là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử to lớn khi lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Đây là cơ hội để chúng ta nêu bật lên tầm quan trọng và những tiến bộ hai nươc đạt được trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ đón tiếp Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất. Chuyến thăm sẽ là cơ hội đế chúng ta nhấn mạnh đến những cơ hội mới trong tương lai làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.

PV: Thưa Đại sứ, chỉ còn 1 năm nữa, nước Mỹ sẽ bước vào kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ. Hiện tại, các ứng cử viên đã đưa ra các cương lĩnh tranh cử mình. Có thể chính sách xoay trục của Mỹ ở châu Á sẽ có những điều chỉnh nhất định. Vị trí của Việt Nam sẽ ra sao trong chính sách tổng thể của Mỹ, thưa Đại sứ?

Đại sứ Ted Ossius: Việt Nam có một vai trò và vị trí đặc biệt. Chúng ta đều biết Hoa Kỳ đang tiến hành chính sách tái cân bằng, xoay trục sang châu Á. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, dân số trẻ và có nền kinh tế phát triển năng động. Cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ đều rất ủng hộ cho việc thúc đẩy mối quan hệ vững mạnh với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước.

PV: Trân trọng cảm ơn Đại sứ./.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20485)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16673)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18633)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16558)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16131)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14760)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21493)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17189)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15585)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15437)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13991)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15308)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13729)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14110)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15292)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16144)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17879)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17670)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18203)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)