Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình từ Manila: Hội nghị Quốc tế về Biển Đông

25 Tháng Ba 20156:43 CH(Xem: 18484)

NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ NĂM 26 MAR 2015

Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình từ Manila: Hội nghị Quốc tế về Biển Đông
ly kien truc arrives
MANILA - ( VĂN HÓA) - Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Ateneo University building, Rockwell Center, Makati 1200, thủ đô Manila.

 

Hội nghị Quốc tế về Biển Đông chính thức khai mạc vào ngày Thứ sáu 27-3-2015 với sự tham dự của 5 quốc gia: Hoa Kỳ, Phi Luật Tân, Úc châu, Pháp quốc và Nhật bản. Việt Nam và Trung cộng không là thành viên mời trong hội nghị này.

 

Tại khách sạn quốc tế City Garden Hotel, Makati, trung tâm thương mãi thủ đô Manila, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông là một trong vài thành viên quan trọng trong ban tổ chức hội nghị, cho bổn báo Văn Hóa biết chương trình tổng quát của hội nghị được chia làm 3 phần:

 

Phần đầu gồm có 3-4 diễn giả Phi Luật Tân: Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Aquino; một vị Thượng nghị sĩ ban Đối ngoại Thượng Viện và một chuyên gia hàng đầu của Phi về biển là Tiến sĩ Jay Batongbacal.

 

Phần thứ hai dành cho các quí vị hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội trong cộng đồng Việt Mỹ là diễn giả Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đến từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và Giáo sư Tiến sĩ Trần Huy Bích đến từ nam California.

 

Phần thứ ba có lẽ là phần trung tâm của hội nghị qua các phát biểu của các vị: Tiến sĩ Carlyle A. Thayer đến từ Úc châu; Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher đến từ Pháp; Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio đến từ Nhật; và giờ chót có thể có sự có mặt của diễn giả Tiến sĩ Francois Xavier Bonnet, Pháp đến từ Bangkok; và một số khách chuyên gia về Biển Đông thuộc thành phần Dân chủ tiến bộ; ngoài ra, cũng có bài tham luận của nhà báo sử gia Bill Hayton.

 

Trong các tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam bảo trợ cho hội nghị có "Họp mặt Dân chủ" và tổ chức VOICE của Luật sư Trịnh Hội.
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21319)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12785)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13159)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14882)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14487)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13683)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21014)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15497)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13384)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19431)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?