Đại sứ Marc Knapper: “Minh bạch hóa nội dung chuyến đi lịch sử của TT Joe Biden” (*)

23 Tháng Chín 20237:43 SA(Xem: 2109)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ BẨY 23 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đại sứ Marc Knapper: “Minh bạch hóa nội dung chuyến đi lịch sử của TT Joe Biden” (*)


Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”


Triển lãm Quốc phòng 2022 ở Hà Nội

image003image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

23/9/2023 (tổng hợp)


VOA: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Quan hệ Việt - Mỹ có ‘giá trị nội tại cơ bản’; chứ không vì ai khác


23/09/2023


Khánh An-VOA


image007Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và đại sứ Marc Knapper (phải), đi bộ đến một câu lạc bộ nhạc Jazz tại Hà Nội hôm 15 tháng Tư, 2023.


Đại sứ Marc Knapper: "...Có một giá trị nội tại trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và điều đó không liên quan gì đến bất kỳ quốc gia thứ ba nào..."


Lời Toà Soạn: Gần 2 tuần sau chuyến thăm của tổng thống Joe Biden đến Việt Nam, và hai quốc gia Việt - Mỹ công bố thoả thuận nâng cấp quan hệ bang giao lên mức cao nhất, đối tác chiến lược toàn diện, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Marc Knapper, có mặt tại Washington, và đã dành cho VOA Tiếng Việt cuộc phỏng vấn nhanh. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Khánh An thực hiện. VOA đăng tải nguyên văn nội dung phỏng vấn dưới đây.


***


Khánh An – VOA: Cảm ơn Đại sứ về cơ hội quý báu được nói chuyện với ông, đặc biệt là tại thời điểm lịch sử này của mối quan hệ Mỹ-Việt. Cảm ơn ông! Tôi muốn biết một chút cảm giác của ông khi trở lại đây (Mỹ) sau những ngày bận rộn với lịch trình dày đặc sự kiện.


Đại sứ Knapper: Vâng, trước hết, cảm ơn cô đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Và xin chào các thính giả và người xem của quý đài. Thật tuyệt vời khi được trở lại Washington sau thời điểm thực sự lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt khi Tổng thống Biden tới Việt Nam vào tuần trước tại Hà Nội, gặp Tổng bí thư [Đảng Cộng Sản Việt Nam]. Trên thực tế, chính là theo lời mời của Tổng bí thư, Tổng thống đã đến thăm Hà Nội và có cuộc gặp tuyệt vời với Tổng bí thư, với Thủ tướng, với người đứng đầu Quốc hội, và cuộc nâng cấp mang tính lịch sử quan hệ đối tác của chúng ta từ Đối tác Toàn diện lên Đối tác Chiến lược Toàn diện thực sự mang tính lịch sử .Ý tôi là chúng ta sử dụng từ “lịch sử” rất nhiều khi nói về những điều này và đôi khi nó có thể là một câu nói sáo rỗng nhưng trong trường hợp này, thực sự là một khoảnh khắc lịch sử giữa hai đất nước chúng ta, và tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta bây giờ là tận dụng nó.


Có rất nhiều công việc đã được thực hiện cho chuyến thăm này và cho lần nâng cấp này. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải thừa nhận rằng chính công sức của nhiều người ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ trong nhiều năm đã đưa chúng ta đến thời điểm này. Và vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phải nhận thức được những nỗ lực trong nhiều năm và trách nhiệm hiện nay thuộc về chúng ta, ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ, là tận dụng thời điểm này và đưa mối quan hệ của chúng ta lên những tầm cao hơn nữa.


Vì vậy, tôi cảm thấy rất vui.


Khánh An – VOA: Tôi biết đó là cảm giác tuyệt vời! Ông có thể chia sẻ một vài câu chuyện của chính mình trong tư cách là đại sứ tại Việt Nam được không? Ông chính là một cây cầu nối liền hai đất nước. Vậy kinh nghiệm của ông trong vai trò đó như thế nào? Có câu chuyện thú vị nào mà ông muốn chia sẻ không?


Đại sứ Knapper: Vâng, trước hết, tôi sẽ nói rằng giữa đại sứ quán của chúng tôi ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán của chúng tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có gần 1.100 nhân viên Việt Nam và nhân viên Mỹ làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày cho mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam. Vì vậy, tôi không thể nhận công trạng bất cứ điều gì. Ý tôi là, công việc mà những người này làm mỗi ngày thực sự là chìa khóa hay là xương sống của mối quan hệ này. Và chính công việc của họ lặp đi lặp lại, như tôi đã nói, trong nhiều năm đã đưa chúng ta đến mức có thể nâng cấp mối quan hệ. Vì vậy, đối với tôi trong tư cách là đại sứ, việc trở thành một phần của đội ngũ tuyệt vời này là một niềm tự hào lớn lao. Tôi thực sự vinh dự khi Tổng thống Biden chọn làm đại sứ vài năm trước. Và một lần nữa, tôi cảm thấy vô cùng tự hào và có trách nhiệm giúp cho đội ngũ này đạt được nhiều thành tựu hơn nữa khi làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam của chúng tôi.


Về những kỷ niệm đặc biệt từ chuyến thăm, tôi nghĩ ra một chuyện. Khi đoàn xe lái xe trong thành phố, bởi vì Tổng thống chỉ ở đó khoảng 24 giờ, một chuyến thăm rất ngắn ngủi, nhưng những khoảnh khắc chúng tôi lái xe từ sân bay vào Hà Nội rồi lái xe từ Quảng trường Ba Đình đến một số cuộc họp rồi quay lại sân bay, các đường phố chật cứng người, vỉa hè chật cứng người ra vẫy chào, và có cờ nữa, cờ Việt Nam, cờ Mỹ. Thật là... thật là ấm áp và rất xúc động khi thấy người dân Việt Nam rất nồng nhiệt chào đón vị quan khách. Đó là sự chào đón nồng nhiệt, đó là lòng hiếu khách nồng hậu mà nhiều người trong chúng tôi, tất cả chúng tôi đều cảm nhận được khi đến thăm Việt Nam và tôi rất vui mừng khi đích thân ngài tổng thống của chúng ta có thể chứng kiến điều đó. Đó chính là sự nồng nhiệt mà người dân và lãnh đạo Việt Nam chào đón ông đến Việt Nam.


Có một khoảnh khắc khác đối với tôi rất đặc biệt, rất cảm động. Đó là khi Tổng thống đến thăm Quốc hội và gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Trong cuộc gặp này, các cựu chiến binh Mỹ và một cựu chiến binh Việt Nam có cơ hội trao đổi hiện vật chiến tranh, và hai cựu chiến binh Mỹ đã trao lại cuốn nhật ký cho người cựu chiến binh Việt Nam. Ông ấy đã đánh mất nó trong chiến tranh và chúng tôi đã tìm lại được nó. Nó đã ở Hoa Kỳ trong rất nhiều năm và chúng tôi đã có thể trả lại nó cho người đàn ông này trong sự chứng kiến của Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội. Chúng tôi cũng đã nhận được một số hiện vật từ phía Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi đã bàn giao một số tài liệu lưu trữ, nhưng chỉ buổi lễ ngắn gọn rất đơn giản này thôi cũng đã rất cảm động đến mức tôi nghĩ nó tượng trưng cho thiện chí giữa hai dân tộc chúng ta hiện nay. Nó thể hiện những nỗ lực không ngừng của chúng ta hướng tới việc hòa giải và xây dựng lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau.


Và đối với tôi, cô biết không, bố tôi là một cựu chiến binh. Ông tham chiến ở Việt Nam từ năm 1966-1967. Và vì vậy, đối với cá nhân tôi, thật là ý nghĩa khi thấy các cựu chiến binh đến gần với nhau và một lần nữa thực hiện phần việc của họ trong tư cách cá nhân để thúc đẩy hòa giải và sự thông hiểu. Vì vậy, đối với tôi, đó là một khoảnh khắc rất đáng nhớ và cảm động.


Khánh An-VOA: Nói về hòa giải, nhiều lãnh đạo Mỹ và Việt Nam nói rằng Chiến tranh Việt Nam không chỉ có hai bên, mà là cuộc chiến của ba bên: Mỹ, miền Bắc và miền Nam. Vậy tôi muốn biết, liệu Hoa Kỳ có kế hoạch hành động nào trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện để hỗ trợ quá trình hòa giải đó không?


Đại sứ Knapper: Tôi nghĩ tất cả công việc chúng tôi làm hàng ngày là để xây dựng sự thông hiểu cho dù đó là thông qua quan hệ giáo dục hay quan hệ con người. Bạn biết đấy, Việt Nam là quốc gia có nguồn sinh viên (du học) đứng thứ năm tại Hoa Kỳ. Và vì vậy, mỗi ngày những sinh viên trẻ Việt Nam sang Mỹ học tập đều giúp xây dựng những cầu nối và xây dựng sự thông hiểu giữa người dân Việt Nam và người dân Hoa Kỳ. Đồng thời, chúng ta có nhiều người Mỹ, tôi ước gì có nhiều hơn, đến Việt Nam để tham gia các chương trình giảng dạy Fulbright hoặc làm thiện nguyện viên của Đoàn Hòa bình. Và trong số đó, có nhiều người là người Mỹ gốc Việt muốn quay trở lại để hiểu rõ hơn về di sản của mình, để góp phần xây dựng sự thông hiểu. Và vì vậy, tôi nghĩ thông qua những nỗ lực này, chúng tôi có thể giúp xây dựng cầu nối giữa Việt Nam và người Mỹ thuộc mọi tầng lớp khác nhau.


Khánh An-VOA: Nhà Trắng nhấn mạnh rằng “Việt Nam là đối tác rất quan trọng trong khu vực”. Ông có thể nói rõ hơn về vai trò của Hà Nội đối với Washington về mặt kinh tế và địa chính trị, đặc biệt là so với các đồng minh hiệp ước khác của Mỹ trong khu vực như Philippines hay Thái Lan không? Đối tác chiến lược toàn diện có nâng cao vị thế của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hay không?


Đại sứ Knapper: Việt Nam luôn là đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi. Tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào năm yếu tố của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đó là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được kết nối, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kiên cường, thịnh vượng, an toàn, và nếu bạn nhìn vào chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tất cả những yếu tố đó đều thể hiện trong cách chúng tôi tiếp cận Việt Nam.


Trên thực tế, có nhiều lợi ích và mục tiêu mà chúng tôi chia sẻ với Việt Nam, cho dù đó là lợi ích chung của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong trường hợp này, đặc biệt là một Biển Đông tự do và rộng mở. Chúng tôi hướng đến một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được kết nối với nhau và tất nhiên điều này dẫn đến ý tưởng về vai trò trung tâm của ASEAN mà chúng tôi đồng ý 100% với Việt Nam về tầm quan trọng của ASEAN trong tư cách là một cường lực và nguồn thịnh vượng kinh tế của khu vực. Nhìn vào chính sách của chúng tôi đối với Việt Nam, có thể thấy là nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng, cho dù là thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, đảm bảo rằng các công ty Mỹ có một sân chơi bình đẳng ở Việt Nam, đảm bảo khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi mà Việt Nam là đối tác sáng lập, đảm bảo rằng chúng ta có thể vượt qua vạch đích trong nỗ lực đó, cho dù là thúc đẩy an ninh, hãy nhìn vào công việc chúng tôi làm với Việt Nam trong việc đảm bảo Việt Nam có được những khả năng cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển, trên không, trên đất liền hoặc thậm chí trong không gian mạng.


Vì vậy, chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ để xây dựng năng lực, chẳng hạn như thông qua hợp tác giữa Tuần Duyên và Cảnh sát biển. Và cuối cùng, xây dựng khả năng phục hồi trong khu vực và với Việt Nam, dù đó là nỗ lực cùng nhau giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hay hợp tác với Việt Nam để đảm bảo Việt Nam có được những gì cần thiết để thực hiện quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế sạch hơn, xanh hơn, hay là khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Bạn biết đấy, Việt Nam, khi chúng tôi cần giúp đỡ nhất, Việt Nam đã cung cấp cho Hoa Kỳ các thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang. Và khi Việt Nam cần giúp đỡ, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam 40 triệu vắc xin, giúp tiêm chủng cho một tỷ lệ lớn dân số và giúp Việt Nam mở cửa nền kinh tế khá sớm.


Và trong tất cả các lĩnh vực này, Việt Nam đã chiếm một phần quan trọng, một vị trí quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi. Tôi nghĩ việc nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã phản ánh mối quan hệ bền chặt giữa hai nước. Và tôi hy vọng sẽ còn thấy nhiều cuộc trò chuyện hơn nữa diễn ra về cách thức chúng ta có thể tăng cường hơn nữa sự hợp tác về mặt kinh tế và trong các lĩnh vực khác, cho dù đó là an ninh, quốc phòng, thực thi pháp luật, khoa học, công nghệ, giáo dục, chất bán dẫn. Ý tôi là, việc hợp tác với Việt Nam để đảm bảo nước này trở thành một nền kinh tế tập trung vào công nghệ cao dựa trên đổi mới, một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Tất cả đều là những nỗ lực mà Hoa Kỳ muốn tham gia, là một phần trong đó. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam khi Việt Nam tìm cách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, tìm cách phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao để đa dạng hóa chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Đây đều là những mục tiêu mà chúng tôi chia sẻ và chúng tôi rất vui mừng về những nỗ lực của mình trong tương lai.


Khánh An-VOA: Trong tuyên bố chung về việc thành lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, nội dung nhấn mạnh một cách không cân đối vào việc hợp tác kinh tế, trong khi quân sự, địa chính trị hay tranh chấp Biển Đông lại không được chú ý nhiều. Vậy Việt Nam có thể mong đợi gì ở Mỹ khi đối mặt với sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và trong khu vực? Đối tác chiến lược toàn diện có vai trò gì về mặt chiến lược, quân sự và đặc biệt trong vấn đề căng thẳng ở Biển Đông?


Đại sứ Knapper: Tôi nghĩ với Việt Nam, Hoa Kỳ có chung quan điểm về tầm quan trọng của việc đảm bảo Biển Đông vẫn tự do và rộng mở, cho dù đó là quyền tự do hàng hải, tự do thương mại, tự do hàng không, để đảm bảo rằng không một quốc gia nào có thể tự ý đơn phương thay đổi hiện trạng, đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, đặc biệt là Công ước về Luật Biển, nhằm đảm bảo các nước không bị cưỡng ép và có thể đưa ra những quyết định có lợi cho mình và không cảm thấy rằng họ đang bị áp lực hoặc bị bắt nạt phải đưa ra những quyết định trái ngược với những gì tốt nhất cho đất nước và người dân của họ. Và đây là những điều mà Hoa Kỳ và Việt Nam đang có cùng một quan điểm. Tôi kỳ vọng rằng trong tương lai, khi chúng ta tìm cách làm sâu sắc hơn nữa, thực hiện tuyên bố và tinh thần của việc nâng cấp, là tìm cách đảm bảo rằng hai nước chúng ta có thể hợp tác thậm chí hơn nữa để bảo vệ lợi ích mà chúng ta chia sẻ.


Khánh An-VOA: Có hai dự án ở riêng tỉnh Khánh Hòa mà Nhà Trắng đã nêu, là dự án nuôi trồng thủy sản và dự án năng lượng pin. Vậy xin hỏi Mỹ có bao giờ cân nhắc hay bàn bạc với Việt Nam về việc thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh không?


Đại sứ Knapper: Ồ, tôi nghĩ, trước hết, hai dự án đó đại diện cho hai lĩnh vực quan trọng của hợp tác Mỹ-Việt. Thứ nhất, dự án pin mà chúng tôi hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế sạch hơn, xanh hơn với năng lượng tái tạo, gió và mặt trời và tất nhiên pin là một phần của lưới điện và thông qua dự án này cho thấy pin có thể hoạt động như thế nào ở Việt Nam.


Và tất nhiên, dự án nuôi trồng thủy sản một lần nữa cho thấy đầu tư của Mỹ có thể làm gì để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững trong trường hợp này, và trở thành nguồn thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản địa phương hoặc người nuôi tôm địa phương.


Còn đối với việc đối thoại về Cam Ranh, tôi sẽ không đưa ra bất kỳ giả thuyết hay suy đoán nào. Đó là hai điều khác nhau.


Khánh An-VOA: Tổng thống Biden khi ở Hà Nội đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác song phương nhằm thúc đẩy nhân quyền. Vậy Hoa Kỳ có kế hoạch hành động nào cho vấn đề này trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện hay không, trong lúc nhiều người Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ bị bắt vì dám lên tiếng?


Đại sứ Knapper: Nhân quyền là chủ đề thường xuyên trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi với những người đồng cấp Việt Nam, dù là ở cấp độ của tôi, cấp thấp hơn hay cấp Tổng thống. Tổng thống đã nêu vấn đề nhân quyền trong tất cả các cuộc họp của ông tại Hà Nội và chúng tôi làm điều đó vì nó quan trọng đối với giới lãnh đạo và người dân Mỹ, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.


Tuy nhiên, bạn biết đấy, trên thực tế, trong phiên điều trần chuẩn thuận của chính mình, tôi đã nói về tầm quan trọng, đối với tôi và với chính quyền Hoa Kỳ, về nhân quyền và giải quyết vấn đề này theo cách cởi mở, thẳng thắn nhưng tôn trọng, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế.


Khánh An-VOA: Rõ ràng là Mỹ muốn “một nước Việt Nam mạnh, độc lập, tự chủ và thịnh vượng”, Mỹ muốn xây dựng Việt Nam thành một đối tác mạnh trong khu vực để chống lại Trung Quốc, nhưng liệu Washington có xem xét một cách đầy đủ thực tế là Việt Nam vẫn do cộng sản cai trị?


Đại sứ Knapper: Tôi phải đặt lại vấn đề một chút với phần đầu của câu hỏi, là phải chăng mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam là vì Trung Quốc hay trực tiếp chống lại Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Có một giá trị nội tại trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và điều đó không liên quan gì đến bất kỳ quốc gia thứ ba nào. Tôi chắc chắn rằng Việt Nam, khi họ nhìn chúng tôi, không phải là vì ai khác mà là về việc chúng ta cùng nhau, hai đất nước chúng ta và những mục tiêu chúng ta chia sẻ, những lợi ích mà chúng ta chia sẻ. Thực tế là hai đất nước chúng ta đã trở nên rất tương đồng với nhau trong nỗ lực chung, xin nhắc lại, nhằm đảm bảo Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030, không có carbon vào năm 2050. Đây là những mục tiêu quan trọng đối với người dân và lãnh đạo hai nước, không liên quan đến bất cứ ai khác. Vì vậy, tôi thực sự phải, nói thế nào nhỉ, không đồng ý với quan điểm cho rằng điều này là vì ai đó hoặc vì một quốc gia nào khác. Không phải thế. Nó là vì giá trị nội tại cơ bản mà hai nước chúng ta có được trong mối quan hệ của chúng ta, chứ không vì ai khác.


Khánh An-VOA: Hoa Kỳ sẽ theo đuổi những lĩnh vực hợp tác an ninh mới nào với Việt Nam?


Đại sứ Knapper: Chúng ta có thể mong đợi thấy nhiều hợp tác hơn nữa về nhận thức trong lĩnh vực hàng hải hay năng lực hàng hải. Chẳng hạn, việc đảm bảo Cảnh sát biển Việt Nam có phương tiện để bảo vệ lợi ích của mình trên biển, dù là lợi ích về tài nguyên thiên nhiên hay lợi ích trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Như chúng ta đã thấy trong triển lãm thương mại quốc phòng tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, là triển lãm đầu tiên từ trước đến nay, đã có nhiều công ty Mỹ tham gia. Và vì vậy, chúng tôi mong chờ những cơ hội trong tương lai cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ hợp tác với chính phủ Việt Nam nhằm giúp chính phủ đa dạng hóa và hiện đại hóa quân đội. Và tôi nghĩ chúng ta có thể thấy nhiều cơ hội hơn để hợp tác cùng nhau trong các vấn đề như không gian mạng và an ninh mạng. Đó chỉ là ba lĩnh vực, nhưng tôi chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa.


Khánh An-VOA: Vâng, và đây là câu hỏi cuối dành cho ông. Ông có thích cuộc sống ở Việt Nam không? Ấn tượng sâu sắc nhất của ông về đất nước và con người Việt Nam là gì?


Đại sứ Knapper: Cô biết đấy, trước đây tôi đã sống ở Việt Nam. Tôi đã sống ở đó từ năm 2004 đến năm 2007. Và vì vậy, đối với tôi, việc quay trở lại đây một lần nữa, sau 15 năm, là năm 2022 trong tư cách đại sứ là một cảm giác vô cùng đặc biệt và là một vinh dự to lớn khi được đại diện cho Hoa Kỳ, cho người dân Mỹ tại Việt Nam. Như tôi đã nói, thân phụ tôi là một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam. Vì vậy, một thế hệ đã đi qua, thân phụ tôi là một chiến binh, đến tôi, con trai của ông, là đại sứ, điều đó thật ý nghĩa. Tôi nghĩ nó kể một câu chuyện tuyệt vời về sức mạnh của sự hòa giải, sức mạnh của những gì mà hai quốc gia và hai dân tộc có thể làm khi họ bắt đầu xây dựng sự hiểu biết và xây dựng niềm tin, và một lần nữa nỗ lực, không bao giờ quên quá khứ mà sử dụng nền tảng của việc hợp tác giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh để mở đường cho tương lai, như chúng ta đã làm. Vâng, tôi cảm thấy xúc động khi nhớ lại lòng hiếu khách nồng hậu của người dân Việt Nam, sự chào đón nồng nhiệt mà tôi nhận được, và sẽ còn rất nhiều chỗ cho việc hợp tác. Tôi muốn nói là mối quan hệ này đang tiếp tục đi lên theo một quỹ đạo thẳng dốc và tôi rất vui mừng được trở thành một phần trong đó.


Khánh An-VOA: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cơ hội cho buổi nói chuyện này. Điều này thật đặc biệt đối với chúng tôi và với khán giả của chúng tôi. Cảm ơn ông!


(*) Tựa và các hàng chữ tô đậm do VHO


+++++++++++++++++++++++++++++


image009Mô hình máy bay chiến đấu F16 tỉ lệ 1/10 được trưng bày. F-16 có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom… F-16 Fighting Falcon được coi là một chiến đấu cơ xuất sắc trong không chiến. Mô hình được trưng bày tại gian hàng của Lockheed Martin - tập đoàn hàng không vũ trụ, vũ khí, quốc phòng, an ninh thông tin và công nghệ của Hoa Kỳ - Ảnh: NAM TRẦN


++++++++++++++++++++++++


Reuters: Exclusive-Biden Aides in Talks With Vietnam for Arms Deal That Could Irk China


Các phụ tá của Biden đàm phán với Việt Nam về thương vụ vũ khí có thể khiến Trung Quốc khó chịu


Reuters


Sept. 23, 2023


Trevor Hunnicutt and Nandita Bose


https://www.usnews.com/news/world/articles/2023-09-23/exclusive-biden-aides-in-talks-with-vietnam-for-arms-deal-that-could-irk-china


image011Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trong bữa tiệc trưa với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 11 tháng 9 năm 2023. REUTERS/Evelyn Hockstein/File PhotoReuters


TẠM DỊCH:


WASHINGTON (Reuters) – Chính quyền Biden đang đàm phán với Việt Nam về thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa hai đối thủ thời Chiến tranh Lạnh, theo hai người quen thuộc với một thỏa thuận có thể khiến Trung Quốc khó chịu và gạt Nga ra ngoài.


Một gói thầu có thể được hoàn thành trong năm tới, có thể hoàn thiện mối quan hệ đối tác mới được nâng cấp giữa Washington và Hà Nội với việc bán một phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ khi quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt với căng thẳng với Bắc Kinh ở Biển Đông đang tranh chấp. , một người nói.


Thỏa thuận này vẫn đang ở giai đoạn đầu, với các điều khoản chính xác vẫn chưa được thống nhất và có thể không đạt được sự đồng thuận. Nhưng đó là chủ đề chính của quan hệ Việt-Mỹ. đàm phán chính thức tại Hà Nội, New York và Washington trong tháng qua.


Washington đang xem xét cơ cấu các điều khoản tài chính đặc biệt cho các thiết bị đắt tiền có thể giúp Hà Nội đang thiếu tiền mặt thoát khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào vũ khí giá rẻ do Nga sản xuất, theo một nguồn tin khác giấu tên.


“Chúng tôi có mối quan hệ an ninh rất hiệu quả và đầy hứa hẹn với người Việt Nam và chúng tôi nhận thấy sự chuyển động thú vị từ họ trong một số hệ thống của Mỹ, đặc biệt là bất kỳ thứ gì có thể giúp họ giám sát tốt hơn lĩnh vực hàng hải của mình, có thể là máy bay vận tải và một số nền tảng khác”, một chuyên gia cho biết. quan chức Mỹ.


“Một phần trong những gì chúng tôi đang thực hiện trong nội bộ khi chính phủ Hoa Kỳ đang sáng tạo về cách chúng tôi có thể cố gắng cung cấp các lựa chọn tài chính tốt hơn cho Việt Nam để mang lại cho họ những thứ thực sự hữu ích cho họ.”


Một thỏa thuận vũ khí lớn giữa Mỹ và Việt Nam có thể khiến Trung Quốc, nước láng giềng lớn hơn của Việt Nam, vốn đang cảnh giác với những nỗ lực của phương Tây nhằm gây khó dễ cho Bắc Kinh.


Tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài giữa Việt Nam và Trung Quốc đang nóng lên ở Biển Đông và giải thích tại sao Việt Nam đang tìm cách xây dựng hệ thống phòng thủ trên biển. Jeffrey Ordaniel, phó giáo sư nghiên cứu an ninh quốc tế tại Đại học Quốc tế Tokyo và là giám đốc an ninh hàng hải tại Pacific Forum International, một tổ chức tư vấn, cho biết: “Họ đang phát triển khả năng phòng thủ bất đối xứng, nhưng (muốn) làm như vậy mà không gây ra phản ứng từ Trung Quốc”.


"Đó là một hành động cân bằng tinh tế."


Ordaniel cho biết Washington nên chuyển số tiền dành riêng để tài trợ cho quân đội ở Trung Đông sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “để các đối tác như Việt Nam, Philippines và Đài Loan có thể mua được vũ khí mà họ cần để chống lại Bắc Kinh”.


Chính quyền Biden cho biết họ đang cố gắng cân bằng cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc, bao gồm cả ở Thái Bình Dương, và quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ giữa hai siêu cường.


Đầu tháng này, Việt Nam đã nâng Washington lên vị thế ngoại giao cao nhất của Hà Nội, cùng với Trung Quốc và Nga, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm nước này.


Bước ngoặt ngoại giao này đánh dấu một bước chuyển hướng rõ ràng gần nửa thế kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.


Kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào năm 2016, xuất khẩu quốc phòng của Mỹ sang Việt Nam chỉ giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện, trong khi Nga cung cấp khoảng 80% kho vũ khí của nước này.


Việt Nam chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu vũ khí và Washington lạc quan rằng về lâu dài, họ có thể chuyển một phần ngân sách đó sang vũ khí từ Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của Mỹ, đặc biệt là Nam Hàn và Ấn Độ.


Chi phí vũ khí của Mỹ là một trở ngại lớn, cũng như việc đào tạo về thiết bị, và là một trong những lý do khiến nước này mua ít hơn 400 triệu USD vũ khí của Mỹ trong thập kỷ qua.


Quan chức Mỹ nói: “Các quan chức Việt Nam nhận thức rõ rằng họ cần phải phân tán của cải”. “Chúng ta cần đi đầu trong việc giúp Việt Nam đạt được những gì mình cần”.


Trong khi đó, cuộc chiến ở Ukraine đã làm phức tạp thêm mối quan hệ lâu đời của Hà Nội với Moscow, khiến việc tiếp cận vật tư và phụ tùng cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với Moscow về một thỏa thuận cung cấp vũ khí mới có thể gây ra các lệnh trừng phạt của Mỹ, Reuters đưa tin.


(Báo cáo của Trevor Hunnicutt và Nandita Bose; Báo cáo bổ sung của Francesco Guarascio tại Hà Nội và Mike Stone tại Washington; Biên tập bởi Rosalba O'Brien) Bản quyền 2023 Thomson Reuters.


image013Mô hình máy bay chiến đấu F16 tỉ lệ 1/10 được trưng bày. F-16 có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom… F-16 Fighting Falcon được coi là một chiến đấu cơ xuất sắc trong không chiến. Mô hình được trưng bày tại gian hàng của Lockheed Martin - tập đoàn hàng không vũ trụ, vũ khí, quốc phòng, an ninh thông tin và công nghệ của Hoa Kỳ - Ảnh: NAM TRẦN
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1702)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1572)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông
20 Tháng Mười 2023(Xem: 1841)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI