Bà Harris đến Phi lập tiền đồn trên đất liền; còn tiền đồn trên biển thì sao?

21 Tháng Mười Một 20228:46 SA(Xem: 3366)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ HAI 21 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bà Harris đến Phi lập tiền đồn trên đất liền; còn tiền đồn trên biển thì sao?


Harris đến thăm Bộ tư lệnh miền Tây ở Palawan để thiết lập căn cứ hỗn hợp Mỹ-Phi.

Palawan không phải là tiền đồn, cũng không phải là nơi tranh chấp; Pag-asa, Song Tử Đông mới là tiền đồn biển Tây Philippines.

Bắc Kinh đã lập tiền đồn Su Bi khổng lồ ở vùng biển giáp biển tây Philippines từ năm 2014.


image003Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Manila vào tối Chủ Nhật từ Bangkok, Thái Lan. PHOTO BY J. GERARD SEGUIA


image005Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và chồng Doug Emhoff đến Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino, ở Metro Manila, Philippines, ngày 20/11/2022. REUTERS/Eloisa Lopez

image007

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

21/11/2022


Tôi xin trích một câu chuyện về trại thuyền nhân tỵ nạn trên đảo Palawan:


Trại tỵ nạn Palawan (tên chính thức là PFAC, Philippines First Asylum Center) dành cho người Việt nằm cạnh ngay bãi biển, kề bên bộ tư lệnh hải quân miền Tây, Philippines. Trại rộng 13 mẫu Tây thuộc quyền sở hữu của giáo hội công giáo Phi. Người điều hành, coi sóc là một nữ tu người Phi, gốc Việt tên Pascale Lê Thị Tríu thuộc dòng Daughters of Charity of St. Vincent De Paul. Sơ Tríu được nhiều thiện nguyện viên gồm cả quân đội Phi giúp sức lo lắng cho người tỵ nạn. Sơ là một phụ nữ nhỏ nhắn, xông xáo, nhanh nhẹn, sức làm việc bằng mấy người cộng lại. Không có Sơ, chắc người tỵ nạn cũng khổ sở lắm.

Quân đội Phi nói riêng, và người Phi nói chung, rất hiền lành và dễ thương. Họ cho phép chúng tôi ra phố chơi, sáng đi chiều về. Khi muốn đi đâu vài ngày thì báo cho họ biết để tiện bề kiểm soát số người ra vô. Chúng tôi có thể tắm biển bất cứ lúc nào vì biển cách khu nhà ở vài chục mét cho đến vài trăm mét. Cuộc sống ở trại thật thanh bình và sung sướng. Chúng tôi được học thêm các sinh ngữ và được cung cấp nhà ở, thực phẩm đủ sống trong khi chờ đợi cứu xét và làm thủ tục định cư. Đêm nằm nghe tiếng sóng rì rào êm ái ru vào giấc ngủ dễ dàng, không còn những cơn ác mộng giữa đêm, ngồi bật dậy không biết lúc nào mình sẽ bị bắt.


Chính phủ Philippines đã chính thức đóng cửa trại tỵ nạn năm 1996 sau khi những người Việt Nam cuối cùng, người đi định cư, kẻ bị cưỡng ép trở về đất nước nơi họ đã phải trốn chạy, ra đi. Nhiều người cắt mạch máu, nhất quyết thà chết không về lại Việt Nam, và những người bám trụ bằng mọi giá qua tuyệt thực phản đối cưỡng bức hồi hương. Nhờ quyết tâm đó, cộng thêm sự vận động của Sơ Pascale Lê Thị Tríu với giáo hội công giáo và chính phủ Phi, đưa đến việc họ cho phép thành lập một làng Việt Nam ở Palawan mang tên Viet Ville vào năm 1997. Dù đối diện một tương lai bấp bênh, họ cũng chấp nhận ở lại vì hai chữ Tự Do. Người Việt tỵ nạn càng phải biết tri ân chính phủ Philippines về nghĩa cử cao đẹp này.


(Viết từ Philippines, tháng 6/2019. https://vvnm.vietbao.com/a247208/philippinnes-ngay-tro-lai)


Nổi tiếng với câu nói: “Tôi sẽ trở lại”, Thống tướng Douglas MacArthur, Tư lệnh Đồng minh tại Philippines đã chiến thắng quân phát xít Nhật chiếm đóng quốc đảo này vào năm 1944-1945. Philippines trở thành một thuộc địa của Mỹ, thế nhưng đó là một quốc gia nghèo nàn kinh tế và một lực lượng quân sự không lấy gì mạnh mẽ.


Năm 2015, tôi đã đến Manila tham dự ba ngày Hội thảo Quốc tế về Biển Đông theo lời mời của một ban tổ chức kết hợp với trường đại học Manila; từ phi trường quốc tế về thủ đô Manila, suốt con đường là những mái nhà phố xá nhỏ nghèo nàn, rác rưởi, nội vi thành phố nếu có sự so sánh, thậm chí kém xa Sài Gòn trước năm 1975.


Điều đó nói lên không có những khoản đầu tư kinh tế lớn dài hạn của Mỹ vào Philippines. Đối với các nhà quan sát quân sự, Philippines chỉ là một căn cứ quân sự khổng lồ ở rìa biển Tây Thái Bình Dương và cái vũng Biển Đông.


image009Đại Tướng Douglas MacArthur (đứng giữa). Ảnh: Wikipedia


Chiều tối Chủ Nhật 20/11/2022, Phó Tổng Mỹ Kamala Harris đặt chân xuống phi trường quốc tế Manila. Chuyến bay phát xuất từ Bangkok.


image011Thứ Hai 21/11/2022, Phó Tổng thống Kamala Harris, trái, duyệt đội quân danh dự tại dinh tổng thống Malacanang-Manila, Philippines. Ảnh AP / Aaron Favila,Pool)Aaron Favila/AP


Sáng thứ Hai 21/11/2022, Điện Malacanang-Manila trải thảm đỏ đón Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Tại Dinh tổng thống, bà Kamala Harris đã thảo luận với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm củng cố và gia tăng liên minh hiệp ước lâu đời nhất của Washington-Manila ở châu Á.


Các viên chức Hoa Kỳ và Philippines cho biết, Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự tại Philippines theo hiệp ước quốc phòng năm 2014, một trong những sáng kiến ​​sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, tập trung vào bảo vệ đồng minh hiệp ước của mình trước các yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc.


Bà Harris được kỳ vọng sẽ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Philippines theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 trong trường hợp các lực lượng, tàu và máy bay của Philippines bị tấn công trong vùng biển tranh chấp. “Mỹ và Philippines sát cánh với nhau như những người bạn, đối tác và đồng minh”, một tuyên bố do các phụ tá của bà Harris đưa ra cho biết. “Bây giờ và luôn luôn, cam kết của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Philippines là rất chắc chắn.”


Căn cứ hải quân Subic Philippines, từng là nơi đặt một trong những căn cứ Hải quân và Không quân lớn nhất của Mỹ bên ngoài nước Mỹ. Các căn cứ đã bị đóng cửa vào đầu những năm 1990, sau khi Thượng viện Philippines từ chối gia hạn, nhưng các lực lượng Mỹ đã quay trở lại để tập trận quy mô lớn với quân đội Philippines theo Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng năm 1999.


“Vào năm 2014, các đồng minh lâu năm đã ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng, cho phép số lượng lớn hơn các lực lượng Mỹ ở lại thành các đợt luân phiên trong doanh trại quân đội Philippines, nơi họ có thể xây dựng nhà kho, khu sinh hoạt, cơ sở huấn luyện chung và cất giữ thiết bị chiến đấu, ngoại trừ vũ khí hạt nhân.


“Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Lt. Gen. Bartolome Bacarro nói với các phóng viên vào tuần trước rằng Hoa Kỳ muốn xây dựng các cơ sở quân sự tại 5 khu vực nữa ở miền bắc Philippines. Bacarro cho biết hai trong số các khu vực mới do người Mỹ đề xuất là ở phía bắc tỉnh Cagayan. Cagayan nằm đối diện với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trở nên tồi tệ hơn.


“Các địa điểm được đề xuất khác bao gồm các tỉnh Palawan và Zambales, ông nói. Cả hai đều hướng ra Biển Đông và sẽ cho phép sự hiện diện quân sự của Mỹ gần vùng biển tranh chấp để hỗ trợ lực lượng Philippines.


“Hiến pháp Philippines cấm các căn cứ quân sự nước ngoài nhưng ít nhất hai hiệp ước quốc phòng cho phép các lực lượng Mỹ cùng với máy bay và tàu Hải quân của họ ghé thăm tạm thời để diễn tập quân sự chung, huấn luyện chiến đấu và ứng phó với thiên tai.


“Miền bắc Philippines có vị trí chiến lược đối diện eo biển với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị trở nên tồi tệ hơn. (theoAP 20/11/2022)


Đảo lớn Luzon-Philippines chỉ cách Đài Loan vỏn vẹn 120 dặm (193 km), tiếp giáp với vùng biển phía Nam Cao Hùng-Đài Loan qua cửa bể Ba Sĩ.


Chuyến thăm của Harris phần lớn được coi là nỗ lực của Washington nhằm khôi phục quan hệ với Manila, một đồng minh châu Á trung tâm trong các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chống lại các chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đối với Đài Loan.


“Chúng tôi sát cánh cùng các bạn để bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông,” Harris nói với Marcos.


"Một cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ."


“Chuyến đi ba ngày của bà bao gồm một điểm dừng ở Palawan, một hòn đảo ở rìa Biển Đông, để gặp các quan chức của lực lượng bảo vệ bờ biển, tham quan một trong các tàu của lực lượng này và phát biểu về "các nguyên tắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do hàng hải. “một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. (theoReuters 20/11/2022)


Có khả năng bà Harris đến thăm Bộ tư lệnh miền Tây ở Palawan để thiết lập một căn cứ quân sự mới hỗn hợp Mỹ-Phi. Trước năm 1975, bờ biển phía Tây Palawan đã có một trại lính do Thủy quân Lục chiến Mỹ trấn giữ nhưng sau đó rút đi, trại biến thành trại tiếp nhận thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.


Năm 1996, tôi đã đến thăm trại này gần một tháng.


Theo nhận định của VHO, Palawan không phải là tiền đồn hay ranh giới biển South China Sea như các phóng viên quốc tế nhận định, nó cũng không phải là nơi đang tranh chấp, vị trí của nó là ở rìa vùng biển South China Sea; Palawan hoàn toàn thuộc chủ quyền lâu đời của Philippines,; Pag-asa (đảo Thị Tứ) Song Tử Đông mới là tiền đồn ở trung tâm quần đảo Trường Sa, nơi đang diễn ra các tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia.


image013Cửa bể Ba Sĩ Luzon-Cao Hùng chỉ cách nhau có 200km.


Miền bắc Philippines có vị trí chiến lược đối diện eo biển với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị. (theo AP 20/11/2022)


Palawan, một hòn đảo đẹp như tranh vẽ được biết đến như là biên giới Tây-Nam của Philippines, sẽ đón tiếp bà Harris Hoa Kỳ vào thứ Ba, 22/11/2022.


Bộ tư lệnh miền Tây Philippines đóng tại thủ phủ Puerto Prncesa-Palawan dự kiến ​​sẽ đón bà Harris trên một trong những tàu tuần tra lớn nhất của họ, BRP Teresa Magbanua. Trên con tàu này, bà Harris dự kiến ​​có bài phát biểu quan trọng, theo phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển, Commodore Armand Balilo.


Washington và Bắc Kinh từ lâu đã va chạm trong vùng biển tranh chấp. Mặc dù Hoa Kỳ không đưa ra yêu sách nào đối với tuyến đường thủy chiến lược, nơi ước tính có khoảng 5 nghìn tỷ đô la thương mại toàn cầu được vận chuyển mỗi năm, nhưng Hoa Kỳ đã nói rằng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.


Trung Quốc phản đối các cuộc tuần tra của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ (FONOPs) trong tuyến đường thủy đông đúc mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.


Bắc Kinh đã lập tiền đồn Su Bi khổng lồ ở vùng biển ngay giữa mạn Bắc trung tâm quần đảo Trường Sa từ năm 2014, vùng hỏa lực của Su Bi có khả năng khống chế biển tây Philippines.


Quốc tế và Hoa Kỳ chỉ phản kháng tiêu cực hành động bá quyền của Trung Quốc qua việc Bắc Kinh đã cho bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa, và hiện vẫn chưa có hành động quốc tế nào quyết định đến chủ quyền, quyền chủ quyền những thực thể địa lý của các bên đang yêu sách ở trung tâm quần đảo Trường Sa.


Ngoại trừ Phán quyết PCA 2016 của tòa La Hay-Hòa Lan kết luận tất cả các thực thể ở biển South China Sea chỉ là đá không phải là đảo, nhưng dù chỉ là đá, ai cấm các bên tranh chấp xây dựng sân bay, hải cảng và lập các cứ điểm quân sự trên đó để bảo vệ chủ quyền?


Lý Kiến Trúc

21/11/2022
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24900)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".
24 Tháng Hai 2015(Xem: 24217)
Phái đoàn FJC (Freelance Journalists Club) - Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gồm Điếu Cày và 8 thành viên nam nữ mặc đồng phục đen, áo pull in hàng chữ "CLB NHÀ BÁO TỰ DO FJC" đi bộ dọc theo đại lộ Bolsa gần cây số, trên tay 4 cô cầm một biểu ngữ hàng ngang lớn "Fighting for Freedom of Vietnam", diễu hành qua khán đài dưới sự chứng kiến các viên chức chánh quyền sở tại và của hàng ngàn đồng hương Việt tị nạn đứng dọc hai bên đại lộ.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 244901)
Theo báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng...
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19759)
Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ18 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và cô Lê Thị Phương Anh12 tháng tù vì đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.” Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17256)
Trong thư gửi gia đình hồi năm 2014, cô Mueller cố trấn an mọi người rằng cô vẫn an toàn và không bị làm hại."Con chỉ có thể viết từng đoạn thư một vì cứ nghĩ đến cả nhà là con lại khóc nức nở."Con biết cả nhà đều muốn con cứng rắn. Và đó chính là điều con đang gắng làm."
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17776)
Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 19337)
Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”. “Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một Đức Phật."
03 Tháng Hai 2015(Xem: 40489)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt" có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người." Chưa có thống kê chính xác về số sĩ quan và viên chức dân sự VNCH chết trong các trại cải tạo là bao nhiêu người (không kể số dân chúng chết vì phải đi kinh tế mới).
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34465)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19297)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19143)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 22904)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19764)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19050)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18039)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21916)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 18937)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 29982)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19370)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19441)
Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.