Tân Tổng thống Kazakhstan truất phế “cha già dân tộc” Nazarbaiev vì lòng dân căm phẫn

12 Tháng Giêng 20227:25 SA(Xem: 5207)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 12 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tân Tổng thống Kazakhstan truất phế “cha già dân tộc” Nazarbaiev vì lòng dân căm phẫn


Văn Hóa Online

12/1/2022

(Tổng hợp)


image002Ảnh trên: Tân Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tham dự một phiên họp của Quốc Hội qua video-hội nghị, NurSultan, Kazakhstan ngày 11/01/2022; ông Tokayev đã ra lệnh truất phế cựu Tổng thống Nursultan Nazarbaiev cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Kazakhstan. via REUTERS - PRESIDENT OF KAZAKHSTAN WEBSITE. Ảnh dưới: cựu Tổng thống 30 năm Nazarbaiev vừa bị truất phế.


Vài nét về Quốc gia Trung Á Kazakhstan


Kazakhstan có diện tích là 2.724.902 km2, rộng lớn hơn cả Tây Âu. Dân số theo thống kê hiện nay của Kazakhstan là 19 triệu người, khoảng 4 triệu dân Nga. Kinh tế Kazakhstan nay đạt 9 nghìn USD/đầu người một năm, cao hơn nhiều so với các láng giềng Trung Á khác. Hồi giáo là tôn giáo chính.


Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc. Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các Bộ tộc Du mục. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên bang Xô Viết. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991.


Là một trong 5 nước Trung Á thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga, nhưng giới lãnh đạo Kazakhstan vẫn cố gắng giữ vai trò “trung lập” dưới áp lực của dân chủ phương Tây và độc tài cộng sản.


image005Lãnh thổ và vị trí của nước Cộng hòa Kazakhstan có đường biên giới liên tục với Nga Xô dài gần gần 7000km. Biên giới phía đông Kazakhstan cũng giáp ranh với Trung cộng. Mối quan tâm của Bắc Kinh đối với Kazakhstan là con đường tơ lụa trong dự án Vành đai & Con đường.


image006image008Hàng vạn dân chúng Kazakhstan phẫn nộ xuống đường ở thành phố lớn nhất Almaty vì chế độ tham những, độc tài và gia đình trị của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbaiev hôm 04/1/2022, Reuters


Lãnh đạo XHCN và tương lai của Kazakhstan


Năm 1989 ông Nursulatan Nazarbayev lên làm Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Kazakhstan và sau khi Liên Xô sụp đổ, ông làm tổng thống Kazakhstan tới năm 2019.


Ba mươi năm trước, ông Nursulatan Nazarbayev là tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản nước Cộng hòa XHCN Kazakhstan tại Trung Á - cùng với quá trình tan rã của hệ thống XHCN liên bang Xô Viết.


Dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư Nursultan Nazarbayev, Cộng hòa Kazakhstan giành độc lập năm 1991.


Thành tích của ông Nazarbayev trong cuộc ly hôn với Liên Xô diễn ra khá gọn nhẹ, tránh đổ vỡ như ở một số cộng hòa khác, mà còn nhanh chóng tạo vị thế mới cho Kazakhstan.


Ông đồng ý trao trả cho Nga, hậu thân của Liên Xô, toàn bộ các đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Kazakhstan, nhưng ông vẫn cho người bạn Nga giữ lại căn cứ hàng không vũ trụ Baikonur.


Tổng bí thư Nazarbayev cho Nga thuê Baikonur Cosmodrome tới 2050 và để Roscosmos State Corporation trực tiếp quản lý, Kazakhstan vẫn có quyền thu phí từ các đối tác khác (Mỹ, Anh, EU, công ty tư nhân…) muốn dùng công trình có một không hai trên lục địa Á-Âu này.


Quan hệ của nước Kazakhstan (19 triệu dân), nằm ở vị trí chiến lược, nối Nga với Trung Quốc và Nam Á, không chỉ tốt đẹp với cả hai láng giềng to, mà còn rất ổn với Hoa Kỳ, Anh.


Chiến lược cân bằng (có người nói là đi dây) giữa các phe phái trên thế giới tạo ra ổn định cho Kazakhstan.


Không chỉ có trữ lượng uranium nhiều nhất thế giới, Kazakhstan còn có dầu mỏ, khí đốt được các công ty Nga và Phương Tây: Exxon Mobil, Lukoil, Royal Dutch Shell...đầu tư.


Trung Quốc cũng bỏ vào Kazakhstan ít nhất 10 tỷ USD trong dự án Vành đai & Con đường.


Kinh tế Kazakhstan nay đạt 9 nghìn USD/đầu người một năm, cao hơn nhiều so với các láng giềng Trung Á khác.


Năm 2019, Nursultan Nazarbayev đã tự nguyện rời ghế tổng thống sau gần 30 năm trị vì, tuy nhiên ông vẫn nắm chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia tựa như tổng bí thư với quyền lực vô hạn.


Một quyết định quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Nazarbayev là “đỡ đầu” cho ông Kassym-Jomart Tokayev, sinh năm 1953 lên làm tổng thống từ tháng 3/2019.


Để "nhớ ơn" người bảo trợ, tân tổng thống Tokayev ngay lập tức cho đổi tên thủ đô Astana thành thành phố mang tên Người cha của dân tộc (Father of the Nation năm 2019.


Sau các cuộc biểu tình bùng nổ đãm máu ở Almaty và một số đô thị tại Kazakhstan tuần qua, tân Tổng thống Kazakhstan Tokayev ngay lập tức tuất phế cựu tổng thống, tổng bí thư Nazarbayev khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.


Tuy nhiên, chưa có tin tức nào liên quan đến sự an toàn và sự tồn tại của đảng cộng sản Kazakhstan.


Theo AFP, hôm 11/01/2022, tân tổng thống Tokaiev cáo buộc người đỡ đầu và tiền nhiệm, là người đã tạo thuận lợi cho sự xuất hiện một "tầng lớp giàu có" và gia đình trị, cũng là người được gọi là "cha già dân tộc" trước khi nổ ra các cuộc biểu tình vẫn được nhiều người rất sùng bái.


Lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm, những người biểu tình đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với cựu lãnh đạo 81 tuổi.


Các báo châu Âu nay cho biết các con gái, con rể của ông và những nhóm thân hữu "sở hữu ít nhất 600 triệu bảng Anh" trong bất động sản ở Anh, nhất là London.


600 triệu bảng Anh" trong bất động sản ở Anh, nhất là London.


Hôm 07/01/2022, Reuters phỏng vấn ông Mukhtar Ablyazov, cựu bộ trưởng Kazakhstan hiện tỵ nạn tại Pháp. Ông nói người biểu tình thực sự muốn thay đổi "chế độ tham nhũng".


image009Ông cũng yêu cầu Phương Tây giúp đỡ Kazahstan xây dựng xã hội dân chủ vì nếu để tình hình bất ổn, nước này sẽ "rơi vào quỹ đạo của Putin".


Người dân Kazakhstan “say NO to Putin”.


Viết trên tờ The Sunday Times (09/01/2022), Peter Conradi, người từng phỏng vấn ông Nazarbayev, cho rằng sau nhiều năm nắm quyền, gia tộc của ông tạo ra nền chính trị kiểu "chủ nghĩa ăn trộm" (kleptocracy).


Bài báo viết: "Đa số nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên của Kazakhstan rơi vào túi các đại gia (oligarch) có quan hệ thân thiết với giới cầm quyền...Một phúc trình của KPMG năm 2019 nói chỉ 162 người Kazakhstan sở hữu hơn một nửa tài sản quốc gia."


Hành động của Tân Tổng thống Tokaiev


Một số nhân vật thân cận của Nazarbayev bị tân Tổng thống Tokaiev bắt và quy tội "phản quốc".


Chừng 8000 người đã bị bắt và hôm 10/01/2022, chính quyền nói "có bàn tay của khủng bố nước ngoài" trong việc gây ra bạo động, nhưng không nêu ra bằng chứng.


Tân Tổng thống Tokaiev cũng đã bổ nhiệm một nội các mới và loan báo quân Nga sẽ từ từ rút quân ra khỏi Kazakhstan.


Hiện chưa rõ là để hài lòng dư luận vốn căm ghét chế độ gia đình trị lâu dài của ông Nursultan Nazarbayev vốn thân cận và núp bóng dưới cờ cộng sản Nga, Tổng thống Tokaiev sẽ cải tổ nội các đi theo hướng nào. Có dấu hiệu Kazakhstan trở lại hiến pháp Kazakhstan năm 1993.


Chưa thể biết việc tân Tổng thống Tokaiev có hủy tên thủ đô bị đổi là Nursulatan Nazarbayev - Người cha của dân tộc (Father of the Nation) để trả lại tên thủ đô cũ là Astana hay không.


(theo BBC và RFI)
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 17013)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 22036)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16239)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16344)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13569)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13694)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14185)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14805)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16359)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13898)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13190)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13698)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15802)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14157)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12943)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.