Đài Loan trôi về đâu?

26 Tháng Mười 20218:15 SA(Xem: 6185)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 26 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đài Loan trôi về đâu?

image004

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

26/10/2021


Hôm nay là ngày “Quốc Khánh” (26 tháng 10) của nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (1955-1963), nhưng chúng tôi không viết về một sự kiện năm xưa để hoài niệm quá khứ, mà chỉ xin đề cập đôi dòng về Đài Loan, câu chuyện thời sự nóng bỏng hiện nay. 


image001Hải đồ minh họa vị trí hòn đảo ngọc ngà Đài Loan và các mũi tên quân sự. VHO map


Sơ lược vài nét về Đài Loan


Năm 1911, nhà cách mạng trí thức kiệt xuất Tôn Dật Tiên (tộc Hán) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ triều đại nhà Đại Thanh (tộc Mãn Châu) trị vì bao trùm đại lục Trung Hoa (1636-1911). Cuộc cách mạng vĩ đại đi vào lịch sử Trung Hoa được gọi là Cách mạng Tân Hợi 1911.


Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Dật Tiên thành lập chính phủ tại Nam Kinh tuyên bố có một nhà nước mới ở Trung Hoa. Sau khi dời bộ phận đầu não cách mạng ở Nam Kinh về Bắc Kinh, lãnh tụ họ Tôn chính thức thành lập quốc gia Trung Hoa Dân Quốc.


Tôn Dật Tiên có vợ là bà Tống Khánh Linh. Bà có người em là Tống Mỹ Linh sau cưới Tưởng Giới Thạch, một chính khách trí thức, một tướng lĩnh. Từ năm 1928-1949. kế thừa di sản Tôn Dật Tiên, họ Tưởng lên làm nguyên thủ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở đại lục; từ 1949-1975 họ Tưởng là Tổng thống ở Đài Loan.


Ở đại lục, họ Tưởng gặp phải một tay kỳ phùng địch thủ, một nông dân kiệt liệt, đó là Mao Trạch Đông, nhà sáng lập đảng Cộng sản Trung quốc. Tưởng Quốc dân đảng và Mao Cộng sản đảng gây ra cuộc nội chiến phân tranh ác liệt trên đất nước Tầu.


Năm 1949, Mao đánh bại Tưởng. Cộng sản Mao thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thủ đô là Bắc Kinh, Quốc Khánh là ngày 1/10.


Cùng năm 1949, thua trận, họ Tưởng kéo quân lực, chính phủ và dân chúng khoảng 1-2 triệu người vượt biển, chuyển vàng và ngoại hối dự trữ chạy ra hòn đảo khá lớn ở về phía đông nam tỉnh Phước Kiến ngoài biển Đông (Trung Hoa) tức là đảo Taiwan, lấy Đài Bắc (Taipei) làm thủ đô. Tưởng Giới Thạch thành lập tân chính phủ tại hòn đảo này và vẫn giữ nguyên danh hiệu Trung Hoa Dân Quốc là tên chính thức của chính quyền Taiwan.


Trăm năm trước, giới thám hiểm viễn du Hà Lan và Tây Ban Nha đặt chân đến hòn đảo mà họ là đảo Formosa, có nghĩa là hòn đảo xinh đẹp. Người Anh gọi là Formosa of Tai-wan.  


Taiwan (Đài Loan), bao gồm 29 hòn cù lao lớn nhỏ, trong đó có các cù lao đảo nổi tiếng như quần đảo Bành Hổ tại eo biển Đài Loan, đảo Kim Môn, Mã Tồ và Ô Khâu nằm ở bờ biển tỉnh Phúc Kiến, tuy là đảo nhưng có tới 151 sông suối. Trạc Thủy khê là sông dài nhất 186,6 km. Lưu vực Trạc Thủy nằm trên địa bàn các huyện Chương Hóa, Vân Lâm, Nam Đầu, Gia Nghĩa, được ví như ranh giới phân chia hai miền Nam-Bắc hòn đảo.


Đài Loan, ví như viên ngọc quý bềnh bồng giữa đại dương xứng đáng với tên Hòn đảo ngọc ngà.


Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.197 km². Đảo dài 400 km theo chiều bắc-nam, rộng 145 km theo chiều đông-tây. Vành đai eo biển Đài loan ngăn cách đại lục chênh lệch khoảng 100km tùy địa hình. Theo điều tra dân số năm 2010, Đài loan có 23.123.866 người, đa số là người Hán. Nền kinh tế quốc dân (GDP) ước lượng 1.275.8 tỷ USD, bình quân 30 ngàn đôla/người.


image006Các tỉnh thành phố trên đảo Đài Loan. Thủ đô Đài Bắc nằm ở chóp mũi bắc.


Biến cố


Năm 1979, Tổng thống Mỹ Richard Nixon quyết định buông Đài Loan để chọn Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch mất ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Được thể, “Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để thu hồi về mẫu quốc”.


Gần đây, một nhà phân tích về Đài Loan đưa ra nhận xét: “Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa”. (1)


Năm 2016, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) một tiến sĩ Luật tốt nghiệp ở Luân Đôn, chủ tịch đảng Dân chủ Tiến bộ (gọi tắt là Dân Tiến), đánh bại đương kim tổng thống Mã Anh Cửu trở thành tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, (Quốc Khánh là ngày 10/10) và tái đắc cử năm 2020.


Trong bài phát biểu sau chiến thắng của cuộc bầu cử tự do ngày 16/1/2016, bà Thái Anh Văn cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức đàn áp nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”.


Cùng năm 2016, tân Tổng thống tân cử Donald Trump đã phá vỡ bốn thập niên chính trị của Washington khi điện đàm với Tổng thống Thái Anh Văn, trong khi Trung Quốc cấm mọi liên lạc chính thức giữa các đối tác quốc tế của nước này với các nhà lãnh đạo Đài Loan.


image008Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngồi trong văn phòng tại Đài Bắc để nói chuyện qua điện thoại với tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 03/12/2016. Taiwan Presidential Office/Handout via REUTERS.


image010Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (phía sau là ảnh lãnh tụ cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 Tôn Dât Tiên), phát biểu trong một cuộc họp báo nhân dịp năm mới ở thủ đô Đài Bắc (Taipei) ngày 31/12/2016. REUTERS/Fabian Hamacher


Mặc cho Mỹ nói cách nào, điện đàm ra sao, Bắc Kinh vẫn gây áp lực lên các nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cô lập Đài Loan (tổng cộng 170 nước, so với Đài Loan cho đến năm 2000, Đài Loan có quan hệ ngoại giao với 32 quốc gia, giờ đây chỉ còn 15 quốc gia nhỏ còn tiếp tục công nhận Đài Loan).


Nhưng Đài Loan vẫn chọn Mỹ là “bạn” hàng đầu. Phát biểu trước chuyến bay đến thăm Mỹ ngày 12/8/2018, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định "không ai có thể xóa sổ sự hiện diện của Đài Loan".


Ngày 04/10/2021, phát biểu tại Bạch Cung W.DC., Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc trao đổi hồi tháng 9 với chủ tịch Trung Quốc, hai bên đã tái khẳng định tôn trọng “thỏa thuận Đài Loan” giữa hai bên. Thời điểm này, Bắc Kinh ồ ạt đưa gần 150 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.


Ngày 05/10/2021, Tổng thống Thái Anh Văn cảnh báo nếu hòn đảo Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh, điều đó sẽ mang lại hậu quả « thảm khốc » cho châu Á.


image012Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (ngồi bên phải mặc áo trận) đang quan sát hoạt động của căn cứ Không Quân Giai Đông (Jiadong) thuộc Bình Đông (Pingtung), ngày 15/09/2021. AP


Tổng thống Thái Anh Văn đã trình bày quan điểm của bà trên tạp chí Foreign Affairs (cho số tháng 11/12 này) với tựa “Đài Loan và Cuộc Chiến cho Dân chủ” (Taiwan and the Fight for Democracy): “nên nhớ rằng nếu Đài Loan sụp đổ, hậu quả sẽ là thảm họa đối với hòa bình khu vực và hệ thống liên minh dân chủ”. (5)


Ngày 09/10/2021, phát biểu nhân lễ kỷ niệm 110 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói hôm 09/10/2021 (Quốc Khánh Đài Loan ngày 10/10), cam kết sẽ “Thống nhất đất nước bằng những con đường hòa bình vì lợi ích chung của đất nước, kể cả đối với người dân Đài Loan”.


Dù họ Tập có khoa trương ngôn ngữ bóng bẩy đến mức nào, người ta vẫn thấy chủ trương nhất quán của Bắc Kinh về cái gọi là “thống nhất đất nước”, lôi Đài Loan phải trở về đất mẹ. Đó có phải là điều không thể tránh khỏi?


Tòa Bạch Ốc không thể không thấy viễn ảnh này, hôm thứ Năm 21/10/2021, Tổng thống Joe Biden bất ngờ “bị” một nhà báo hỏi thẳng:


-          Whether the US would protect Taiwan if China attacked? Nếu bị tấn công thì Hoa Kỳ có can dự để bảo vệ Đài Loan không?


-          Ông Biden trả lời: Yes, we have a commitment to do that. Vâng, chúng tôi đã có cam kết để thực hiện điều này.


Phát ngôn nhân tòa Bạch Ốc giải thích thêm: “Không có thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi".


Đúng như vậy. Chính sách của Mỹ đã được TT Joe Biden nói rõ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận hai bên với nhau và tái khẳng định sự tôn trọng về điều gọi là “thỏa thuận Đài Loan”.


Nhiều nhà phân tích “nghi ngờ” về “thỏa thuận Đài Loan”. Rõ ràng thỏa thuận ẩn dấu sự mơ hồ nào đó. Thật khó hiểu về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Nhưng trong mối quan hệ quốc tế, “không có gì là không thể”.


Có trái ngược chăng với sự thỏa thuận với Bắc Kinh trong lúc vũ khí Mỹ với sự thỏa thuận của Đài Loan tiếp tục đổ tràn ngập vào hòn đảo này.


“Thỏa thuận Đài Loan” không còn đứng ở hai vế Hoa Kỳ - Trung Quốc, mà phải ắt có và đủ ở vế thứ ba. Đó là Đài Loan - Vũ khí Đài Loan, vũ khí quân sự và vũ khí chính trị.


Đối với vế thứ ba, vũ khí Mỹ có được sử dụng tối đa hiệu năng để chống lại sự “thống nhất đất nước bằng những con đường hòa bình” như lời tuyên bố của họ Tập; hay ngược lại, một cuộc chiến tranh (thế chiến 3) có cơ bùng nổ ở lò thuốc súng Đài Loan để mang lại quyết định quốc tế về nền trật tự mới ở Đông nam Châu á và Thái bình Dương.


Khác với kiểu con đường hòa bình của họ Tập, nhà báo Mỹ hỏi thẳng TT Biden rằng nếu bị tấn công, hiểu một cách rõ ràng tức là nếu Trung Quốc dùng hỏa lực vũ khí tấn công Đài Loan để buộc hòn đảo này trở về đất mẹ thì ông (Biden) sẽ phản ứng như thế nào?


Một lần nữa, xin nhắc lại, TT Biden nói: Yes, we have a commitment to do that. Vâng, chúng tôi đã có cam kết để thực hiện điều này.


Thực hiện điều này là thực hiện điều gì? Có thực hiện việc Hoa Kỳ sẽ mang quân đến tham chiến ở Đài Loan để chống trực tiếp Trung Quốc hay không? Hiện nay Đài Loan đối với Mỹ vẫn chỉ đang ở nấc thang đối tác chiến lược chứ chưa phải là đồng minh an ninh chiến lược như Mỹ và Philippines.


Tuy nhiên, với chất và lượng hệ thống vũ khí tối tân Mỹ trang bị cho Đài Loan, đoàn quân công nghệ tinh nhuệ của tổng thống Thái Anh Văn được coi là mạnh nhất trong khối ASEAN, Đài Loan đủ sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả quần đảo nhỏ Đông Sa (Pratas island) lẫn đảo lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình (Itu Aba island).



image013image015Ảnh trên: Tổng Thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đang quan sát mô hình một chiến đấu cơ của Mỹ. Ảnh dưới, TT Thái Anh Văn đang nghe một quân nhân Đài Loan trình bày về súng phóng phi đạn chống xe tăng. Hình chụp tại một khu quân sự ở thủ đô Đài Bắc ngày 26 tháng 5, 2020. (Photo by Sam Yeh/ AFP via Getty Images)


Trong mối quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ- Đài Loan, một vấn đề được nêu ra, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan bằng con đường chiến tranh vũ khí hay bằng con đường chiến tranh chính trị? Tòa Bạch Ốc khẳng định Mỹ không có thay đổi nào đối với hòn đảo này.


Một trong những không có thay đổi nào có nghĩa là vũ khí Mỹ tiếp tục đổ vào Đài Loan. Có đi có lại, hòn đảo ngọc ngà châu báu sẵn sàng trả hàng chục tỷ đôla chi phí.


Song song với không có thay đổi nào, chiến hạm Mỹ và đồng minh tiếp tục hành quân tuần tra an ninh eo biển Đài Loan-đại lục đỏ, thực hiện quyền tự do hàng không hàng hải (Biden FONOPs) ở các vùng biển quốc tế chung quanh Đài Loan, kể cả Biển Đông lẫn Hoa Đông ở chóp điểm Bắc (Cơ Long) và Nam (Bình Đông Cao Hùng) mà hòn đảo tiếp cận.


Nhìn rộng hơn, Mỹ và đồng minh đang ra sức thúc đẩy chiến lược INDO-PACIFIC tự do và rộng mở, được bảo vệ bởi hai gọng kìm khổng lồ AUKUS và QUAD đối đầu lại chính sách hiếu chiến của bộ máy quân sự - chính trị Bắc Kinh.


image017Tổng thống Joe Biden phát biểu trong hội nghị trực tuyến ASEAN do Bunei tổ chức ngày 26/10/2021.


Lần đầu tiên sau 4 năm vắng bóng, Tổng thống Joe Biden là nhân vật chủ chốt tham dự hội nghị trực tuyến thượng đỉnh ASEAN do Brunei - nước đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN. ASEAN thường được Mỹ đánh giá là vai trò trung tâm trong khu vực với 1 tỷ dân năng động.


Trong bài phát biểu ở hội nghị, ông Biden nói rằng ông sẽ đến khu vực (Đông Nam Á) trong tương lai.  


Và: chúng ta có quyền tin tưởng đương kim Tổng thống Joe Biden với sự đồng thuận của lưỡng đảng, ông Biden sẽ không đến nỗi xui xẻo dính vào cú đột tử “watergate” như cố tổng thống Richard Nixon (đảng Cộng Hòa) và cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Việt Nam Cộng Hòa) lãnh đủ.


image019Tổng thống Thái Anh Văn, khuôn mặt tiêu biểu của lòng dân Đài Loan.


Trôi về đâu?


Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp tuyên bố chắc nịch hòn đảo này là một "pháo đài trên biển" ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc vào Thái Bình Dương.


Pháo đài trên biển có trôi về tới ranh giới thảm họa như cảnh báo của tổng thống Thái Anh Văn hay không; nói theo nhà phân tích Ngọc Việt “chắc chắn sóng sẽ vỗ mạnh hơn hai bên bờ eo biển Đài Loan trong thời gian tới. Người dân Trung Quốc và người dân Đài Loan sẽ phải là những người quyết định cho độ dài của những bước sóng ấy vì họ chính là người xác định chính xác nhất giờ G”.


Lòng dân Đài Loan chính là vũ khí chính trị quyết định sự sống còn của đất nước Đài Loan.


Nhưng giờ “G” là giờ nào?


Lý Kiến Trúc


California 26/10/2021


(1) Sóng sẽ vỗ mạnh hai bờ eo biển Đài Loan.


(2) Tuyên bố của Donald Trump về Biển Đông / Điện đàm với TT Thái Anh Văn.


(3) Đài Loan: 3 lý do về phán quyết; lập trường 4 điểm


(4) Trung cộng xâm phạm EEZ Đài Loan, EEZ Malaysia, tướng Ấn Độ đến Ngũ Giác Đài thảo luận Indo-Pacific


(5) Theo Phạm Phú Khải VOA 12/10/2021)


RFI 25/10/20210
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16543)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18145)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17178)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21098)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17654)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16878)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24649)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19920)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18095)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16400)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16825)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18640)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24316)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22563)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16843)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24019)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19795)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19551)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17861)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18471)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila