Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?

23 Tháng Bảy 20218:10 SA(Xem: 6241)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 23 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


LIÊN MINH ANH MỸ


Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

23/7/2021

(tổng hợp)


image005Từ trái trên xuống dưới: Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đến Hà Nội hôm 21/6/2021 gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang tại Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 22/7/2021; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin theo tin Ngũ giác Đài sẽ đến Hà Nội cuối tháng 7/2021; Hàng không Mẫu hạm Elizabeth đang trên đường chu du Viễn đông.


Trong lúc Hàng không Mẫu hạm Elizabeth biểu tượng hải quân số 1 của Vương quốc Anh đang tiến về Châu Á Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đã đến Hà Nội hôm 21/6/2021, gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn và các giới chức khác để thảo luận một số vấn đề liên quan đến an ninh.


Nhiểu thông tin bề mặt giới báo chí Việt ngữ cho biết sự kiện này, nhưng các vấn đề bên trong trong cuộc thảo luận hai bên Việt-Anh dường như còn mờ ảo trong bối cảnh Việt Nam đang trực diện với tình hình bất ổn vì đại dịch, vì “giãn cách”, và có thể vì một hình thức “thiết quân luật” an ninh đặc biệt tại Hà Nội, Sàigon và các hải cảng quan trọng như Cam Ranh Đà Nẵng. 


Sau khi Ngoại giao Ăng Lê mở đường, ngày 22/7/2021, Bộ trưởng Ăng Lê Ben Wallace đã bay đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.


Nghi lễ đón tiếp ông Ben Wallace diễn ra tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội, ngay sau đó là cuộc hội đàm giữa ông Wallace và ông Phan Văn Giang tại phòng hội Bộ Quốc phòng Hà Nội.


Tại buổi hội đàm, hai bên trao đổi về tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề cùng quan tâm; Anh chia sẻ quan điểm của Việt nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, ủng hộ thượng tôn pháp luật, nhấn mạnh các bất đồng cần được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, dựa trên luật phát quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982; … duy trì cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng; trao đổi đoàn; đào tạo tiếng Anh cho cán bộ của Việt Nam; tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm Việt Nam; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc,… góp phần thúc đẩy và đóng góp tích cực vào quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. (theo TNO)


image007Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh Ben Wallace và Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang duyệt hàng quân danh dự tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội sáng ngày 22/7/2021. Nguồn ảnh Đậu Tiến Đạt


image009Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang hướng dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace gặp gỡ các thành viên trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp Quốc tại Bộ Quốc phòng Hà Nội. Ông Wallace nói: “Tôi rất vui được gặp gỡ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc của Việt Nam đã cùng quân đội Anh làm nhiệm vụ tại Nam Sudan. Nguồn ảnh Đậu Tiến Đạt (theo tin TNO 22/7/2021)


Cùng một thời điểm diễn ra sự kiện Ngoại giao và Quốc phòng Ăng Lê đến Hà Nội, một nguồn tin từ Ngũ Giác Đài cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ đến Hà Nội vào tuần lễ thứ tư tháng 7 này.


Tin cho biết Bộ trưởng Lloyd Austin cũng đến thăm Singapore là nơi có không - hải cảng quốc tế Changi và Philippines là nơi có căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Subic - Manila.


Tuy nhiên, những hoạt động dồn dập của ngoại giao và quốc phòng Anh-Mỹ đến Hà Nội dường như báo hiệu một sự biến lớn sắp diễn ra.


Phỏng đoán các hoạt động tấp nập trên có thể liên quan đến cuộc hành trình dài 48,000 km lịch sử của Hàng không Mẫu hạm Elizabeth đang thực hiện cuộc hành trình lịch sử chu du Viễn Đông. Tiên đoán Mẫu hạm có thể băng vào Biển Đông và có thể ghé thăm Changi, Cam Ranh, Đà Nẵng, Subic.  


image011Nữ hoàng Vương quốc Anh Elizabeth II đến thăm các sĩ quan thủy thủ trên HkMh mang tên bà. Mẫu hạm này có cuộc hành trình lịch sử chu du Viễn Đông, tiên đoán có thể đi qua Biển Đông và có thể ghé thăm Changi, Đà Nẵng, Subic. Ảnh: REUTERS. Thủ tướng Anh nhận định rằng tàu HMS Queen Elizabeth chính là “hiện thân của nước Anh toàn cầu hiện đại” và là “đại sứ quán nổi” của Anh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sau khi neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) từ ngày 30/6 – 5/7/2021, hiện nó đang lênh đênh ở vùng biển nào chưa rõ.


Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) là một đảo quốc nằm ở phía đông biển Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và Liban.


Từ vị trí Cộng hòa Síp, nếu chặng cuối của cuộc hành trình về Châu Á, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ tiến vào kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore, và có thể ghé thăm Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.


image013Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) từ ngày 30.6 - 5.7,2021. Nguồn TNO / Reuters


image015Vị trí Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus), nơi tạm dừng của Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth.


image017Từ vị trí Cộng hòa Síp, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ tiếp tục tiến vào kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore, và có thể ghé thăm Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.


HMS Queen Elizabeth với lượng choán nước 65.000 tấn sẽ mang theo 8 tiêm kích F-35B của Anh và 10 tiêm kích của Mỹ, cũng như 250 lính thủy đánh bộ trong đội hình gồm 1.700 thủy thủ.


Nhóm tác chiến gồm 2 tàu khu trục, 2 tàu hộ tống, 1 tàu ngầm và 2 tàu hỗ trợ trong chuyến hải hành hơn 48.150 km trong vòng 28 tuần. Bên cạnh đó, một Khu trục hạm của Mỹ và một Hộ tống hạm của Hà Lan cũng tham gia.


Ngày 26/2/2021, Hãng AP đã đưa tin nhóm Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ lên đường vào tháng 5 để đến khu vực châu Á, bao gồm hoạt động tại Biển Đông. Theo lịch trình cụ thể, nhóm tác chiến sẽ ghé nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn và Singapore.


Được xem là “sự tập trung sức mạnh hải quân và không quân lớn nhất từng rời Anh trong một thế hệ”, đợt triển khai này phản ánh chính sách của Anh về tăng cường sự hiện diện ở Châu Á.


Tháng trước, Thủ tướng Boris Johnson thông báo rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDO-PACIFIC) sẽ trở thành khu vực tập trung về chính sách quốc phòng và ngoại giao của Anh, khi nước này cân nhắc lại vị thế trên thế giới sau khi rời Liên minh châu Âu (EU). (theo TNO 26/4/2021)
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16230)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16230)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17479)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21394)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14835)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13525)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20475)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16615)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13043)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13528)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14059)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14615)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15228)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16978)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14525)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15401)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14389)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.