CSIS Hội thảo: "Minh Bách Hóa Lưỡi Bò Trung Cộng 9 Đoạn Đòi Khống Chế Biển Đông

17 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 16402)

CSIS Hội thảo: “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông”

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-05

csis_hoi_thao_dieu_hoa_cang_thang_tai_bien_dong

Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề

“Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6

tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC. RFA PHOTO

Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế đến từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Philippines. Chủ đề của hội thảo lần này là điều hòa căng thẳng tại biển Đông. Phóng viên Việt Hà tường trình diễn biến ngày đầu tiên của hội thảo.

Đã thành thông lệ từ 3 năm trở lại đây, cứ vào khoảng đầu tháng 6, tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington DC, lại diễn ra hội thảo về tranh chấp biển Đông với sự góp mặt của đông đảo các học giả quốc tế và những người quan tâm đến tình hình căng thẳng ở biển Đông và trong khu vực.

Cần làm rõ các đòi hỏi chủ quyền

Ngay trong phần mở đầu của hội thảo là bài thuyết trình của chuyên gia Gregory Poling về một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây của CSIS có tên gọi tạm dịch là biển Đông trong tầm ngắm. Những người tham gia nghiên cứu nhận định sự phức tạp của tranh chấp trên biển Đông với sự tham gia của 6 nước bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan đã dẫn đến những bế tắc trong nhiều thập kỷ. Báo cáo nhìn nhận những đòi hỏi chủ quyền chồng lẫn giữa các nước đối với các đảo và bãi đá tại khu vực là không thể giải quyết trong giai đoạn ngắn và trung hạn.

Chuyên gia Gregory Poling cho rằng hiện các nước đòi chủ quyền trên biển Đông vẫn chưa làm rõ một số điểm trong các đòi hỏi chủ quyền của mình theo đúng Công ước quốc tế về luật biển.

Sự làm rõ này là một bước quan trọng trong nỗ lực để điều tiết những tranh chấp mà trong nhiều thập kỷ các nước có liên quan không thể đồng ý được với nhau đâu là vùng nước đang tranh chấp.
-Gregory Poling

Báo cáo của CSIS đưa ra những bản đồ mới với các phần chủ quyền trên biển của từng nước theo đúng công ước về luật biển, khác hẳn với những bản đồ mà các nước có liên quan đang sử dụng hiện tại. Các tác giả cho rằng những khác biệt này là chìa khóa để tìm ra cách để điều tiết những trách chấp ở biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling trình bày:

“Sự làm rõ này là một bước quan trọng trong nỗ lực để điều tiết những tranh chấp mà trong nhiều thập kỷ các nước có liên quan không thể đồng ý được với nhau đâu là vùng nước đang tranh chấp và đã khiến bất cứ các đàm phán về các thỏa thuận đa phương hay hợp tác phát triển đa bên đều thất bại.”

Theo bản đồ mới được đưa ra trong báo cáo, các lô khai thác dầu khí mà Trung Quốc phản đối ở Việt Nam hoàn toàn không nằm trong vùng tranh chấp.

Tuy nhiên, theo ông Poling, việc làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của các nước theo công ước quốc tế về luật biển lại tùy thuộc vào thiện chí của từng nước.

Ý nghĩa kinh tế trong tranh chấp biển Đông

Liên quan đến ý nghĩa của tranh chấp biển Đông được các học giả trình bày trong phần kế tiếp, kinh tế gia Alexander Metelista thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra các con số ước tính về trữ lượng dầu và khí đốt tại biển Đông cũng như mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và các nước trong khu vực:

“Trữ lượng dầu khí có thể khai thác được và có thể bán tạo lợi nhuận hợp lý được chúng tôi ước tính là khoảng 11 tỷ thùng dầu 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt. đây là các trữ lượng đã được tìm thấy hoặc đã có bằng chứng chắc chắn…. Những để nhìn vào ý nghĩa của các con số trữ lượng này, chúng ta phải nhìn vào mức tiêu thụ trong khu vực. Trung Quốc tiêu thụ 9 triệu thùng dầu mỗi ngày tức 3 tỷ thùng một năm, và 5 nghìn tỷ feet khối khí đốt một năm. Nếu tính toàn bộ các nước xung quanh biển Đông, mức tiêu thụ một năm là 5 tỷ thùng dầu và 10 nghìn tỷ feet khối khí đốt một năm.”

Theo ông Metelista, trữ lượng dầu và khí đốt trong khu vực không là gì so với các vùng khác trên thế giới như Trung Đông và Nga. Chuyên gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng không có chứng minh rõ ràng về trữ lượng phong phú dầu và khí đốt tại các vùng đang tranh chấp, trong khi việc khai thác và vận chuyển để bán dầu và khí đốt khỏi khu vực là quá tốn kém.

Tuy nhiên, theo ông Metelista, tầm quan trọng nhất của biển Đông không nằm ở trữ lượng dầu và khí đốt, mà nằm ở tuyến đường hàng hải thông thương giữa các nước.

Nói về nguồn lợi thủy sản ở biển Đông, một trong những yếu tố gây tranh chấp gần đây, chuyên gia Murray Hiebert thuộc CSIS nhận định:

“Nguồn lợi thủy sản là hết sức quan trọng đối với các nước có tranh chấp xung quanh khu vực biển Đông,…25m13 trong các nước ven biển vùng Đông Nam Á, Trung Quốc có thể coi là một trong những nước thu hoạch về thủy sản lớn nhất trên thế giới. Các nước Đông Nam Á làm ra khoảng 21 triệu tấn cá một năm, tức một phần tư của thế giới. Trung Quốc là nước thu hoạch lớn nhất với 13 triệu tấn năm 2009.”

Ông Hiebert cũng nhìn nhận với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế trong khu vực thời gian gần đây, trữ lượng về cá trong khu vực đã giảm, khiến ngư dân các nước Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc phải đánh bắt xa bờ, dẫn đến những xung đột khó tránh khỏi thời gian qua. Ông cũng đưa dẫn chứng về chuyến thăm của các chuyên gia quốc tế đến Đảo Lý Sơn hồi tháng 4 vừa qua nơi rất nhiều ngư dân Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại về người và tài sản do đụng độ với các tàu của Trung Quốc. Ông Murray cho rằng Trung Quốc là nước có các hành động dữ dội nhất trong thời gian qua liên quan đến việc bảo vệ nguồn cá.

“Trung quốc có lẽ là nước dữ dội nhất trong việc bảo vệ chủ quyền của mình và cố gắng đẩy các ngư dân từ các nước khác ra khỏi vùng nước mà họ đòi chủ quyền. Họ sử dụng tàu hộ tống đi cùng với các tàu cá của mình đến các vùng nước đang tranh chấp.”

Vì vậy ông kêu gọi các nước cần phải có hợp tác về khai thác nguồn lợi về cá và coi đây là nỗ lực dễ nhất để có thể tiến đến các hợp tác khác trong tương lai, góp phần giải quyết xung đột trong khu vực.

Quan điểm của các nước liên quan

Có rất ít khả năng cho chính phủ hiện tại của Trung Quốc có thể nhượng bộ với đường 9 đoạn, hay nói cách khác, chính phủ Trung quốc không có quyền bỏ hoặc thay đổi đường chữ U.
-Wu Shicun

Phần sôi nổi với nhiều câu hỏi nhất có lẽ thuộc về buổi chiều khi các học giả Trung Quốc, Philippines, Việt Nam đăng đàn. Năm nay, lần đầu tiên một học giả Đài loan là ông Yann Huei Song của Viện Nghiên cứu Âu Mỹ cũng được mời tham gia thuyết trình cho thấy tầm quan trọng của Đài loan trong tranh chấp tại biển Đông, mặc dù Đài Loan chưa chính thức tham gia vào bất cứ đàm phán nào với ASEAN và Trung Quốc về cơ chế điều tiết căng thẳng và tranh chấp ở biển Đông.

Đã có rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra với học giả Trung Quốc, ông Wu Shicun, Giám Đốc Viện nghiên cứu biển Đông, liên quan đến đường đứt khúc 9 đoạn, yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ đòi hỏi này. Ông Wu Shicun giải thích Trung Quốc sẽ giữ lập trường mập mờ với đường 9 đoạn:

“Giả sử Trung Quốc chính thức làm rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn, tức là Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo mà các nước khác đang chiếm đóng. Theo tôi, việc không làm rõ ý nghĩa đường 9 đoạn là lựa chọn tốt nhất. Nếu chính phủ Trung Quốc làm rõ đường 9 đoạn tức là chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ các đảo và bãi đá trong khu vực thì các nước khác cũng chưa sẵn sàng và muốn làm điều này.”

Ông Wu Shicun cũng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ có ý định từ bỏ đường 9 đoạn:

“Có rất ít khả năng cho chính phủ hiện tại của Trung Quốc có thể nhượng bộ với đường 9 đoạn, hay nói cách khác, chính phủ Trung quốc không có quyền bỏ hoặc thay đổi đường chữ U.”

Trong khi đó học giả Đài Loan thừa nhận việc làm rõ đường 9 đoạn đối với cả Trung Quốc lẫn Đài Loan là một thách thức lớn:

“Bây giờ, tôi thừa nhận là theo thực tiễn luật quốc tế đang có một thách thức về pháp lý rất lớn với cả Trung Quốc và Đài Loan, và đó là một thách thức khó vượt qua với cả hai nước.”

Tuy nhiên ông cũng cho biết chính sách của Đài Loan tại biển Đông khác biệt so với Trung Quốc, tức là theo cách tiếp cận mềm dẻo, tuân thủ công ước về luật biển của quốc tế. Đài loan cũng đang trong quá trình làm rõ yêu sách về đường 9 đoạn của mình dù còn chậm.

Học giả Đài loan cũng kêu gọi các bên liên quan nên nhìn nhận vai trò của Đài Loan trong các đàm phán sắp tới về cơ chế giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, bao gồm COC.

Những diễn biến gần đây trên biển Đông cũng được tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Ngoại giao Việt nam trình bày chi tiết trong bài thuyết trình của mình, từ việc Việt Nam thông qua luật biển vào tháng 6 năm ngoái, đến việc Trung Quốc mời thầu tại các lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam, hay việc Trung Quốc điều động một lượng lớn các tàu tuần tra ra biển Đông thời gian gần đây. Tiến sĩ Trần Trường Thủy coi các hành động của Trung Quốc trong suốt 12 tháng qua là tiếp nối của những gì đã diễn ra trong suốt 2 năm qua.

Học giả Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang thống trị khu vực và các nước ASEAN lo ngại cho an ninh của mình đang tìm cách thiết chặt quan hệ với Hoa Kỳ. Ông Trần Trường Thủy cũng nhấn mạnh với sức ép từ Trung Quốc lên các công ty thăm dò và khai thác dầu khí quốc tế trong khu vực, Hoa Kỳ sẽ càng phải chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho các công ty của mình, và vì vậy Trung Quốc càng lớn mạnh, thì quyền lợi của Hoa Kỳ tại khu vực lại càng nhiều. Ông Trần Trường Thủy kêu gọi Hoa Kỳ nên thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc dứt khoát bỏ đường 9 đoạn phi lý./

Trang Chính | Thời Sự

Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-06

duong_luoi_bo_tq

Đường lưỡi bò TQ đòi chủ quyền trên Biển Đông . AFP

Nhân hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6, Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện Ngoại giao Việt Nam, một diễn giả tại hội thảo về những vấn đề có liên quan được thảo luận trong ngày đầu tiên của hội thảo.

Việt Hà: Thưa Tiến sĩ câu hỏi đầu tiên muốn hỏi ông là trong suốt 12 tháng vừa qua nhân cái bài phát biểu ngày hôm nay thì ông có điểm lại một số những cái gọi là xung đột xảy ra tại biển Đông. Ông so sánh tình hình căng thẳng của biển Đông năm nay và năm trước có gì khác biệt ạ?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trong bài trình bày của tôi, tôi cũng đã chỉ rõ các sự kiện xảy ra ở biển Đông giữa các bên liên quan, chủ yếu là Trung Quốc và bên còn lại là các nước Asean. Có thể thấy là các sự kiện là một bước tiếp diễn của các diễn biến trong các năm gần đây; Nhất là Trung Quốc sau khi đã công khai cái đường lưỡi bò của họ, tiến hành các hoạt động để thực thi các chủ quyền trên đó, gây ra các căng thẳng xung đột với các nước chung quanh. Nó nằm trong một mạch chung của các sự kiện và có thể thấy so sánh với các năm trước thì có thể nói là nhiều sự kiện hơn giữa Trung Quốc và Philipines và có những sự kiện mới giữa Trung Quốc và Malaysia; Còn với Việt Nam thì cũng trong cái tông chung như những năm gần đây thôi. Điều cơ bản là Việt Nam vẫn bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán trong cái vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo công ước luật biển.

Việt Hà: Trong cái bài mở đầu của ngày hội thảo hôm nay, một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có nói đến sự không rõ ràng của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển Đông, cụ thể là đường cơ sở trong đó có Việt Nam, Philipines, đặc biệt là đường 9 đoạn của Trung Quốc. Học giả đó có nói rằng điều quan trọng là một nước nào đó đứng lên và chấp nhận chúng tôi sẽ điều chỉnh và làm rõ những đường này. Theo ông, Việt Nam có thể làm điều đó hay không?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Đúng là trước đây các nước liên quan, nhất là Trung Quốc và các nước Asean, trong quá trình phát triển của mình, cũng chưa rõ ràng lắm về các yêu sách. Tuy nhiên trong các năm gần đây, các nước Asean đã nỗ lực rất nhiều trong việc cụ thể hóa các yêu sách của mình theo luât pháp Quốc tế, Công ước luật biển. Ví dụ như Việt Nam cũng đã làm rõ cái ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa kéo dài trong các báo cáo gởi lên Liên Hiệp Quốc.

Malaysia cũng thế và Philipines cũng có ra đường cơ sở mới, đường cơ sở quần đảo của họ để từ đó họ vẽ ra 200 hải lý. Tất cả các nước đều theo xu thế chung là làm rõ ràng yêu sách . Trung Quốc cũng đã làm rõ ràng đường lưỡi bò theo như hôm nay các bạn cũng đã thấy trong các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, cái hướng rõ ràng của Trung Quốc không theo luật pháp Quốc tế khi họ yêu sách đòi đòi quyền chủ quyền và quyền tài phán theo Công ước luật biển; Đồng thời họ cũng đòi theo quyền lịch sử về đánh bắt cá cũng như tài nguyên theo đường lưỡi bò. Điều này không phù hợp với luât pháp Quốc tế.

Ngụy biện

hoi_thao_bien_dong

Hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6 năm 2013

Việt Hà: Học giả Trung Quốc có nói rằng là họ không muốn rõ ràng làm rõ đường lưỡi bò vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến các nước khác vì Trung Quốc sẽ phải lấy tất cả các đảo mà các nước khác đang chiếm trên đó . Vì vậy chính sách tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là không làm rõ ràng đường lưỡi bò. Nhận xét của ông về câu trả lời của học giả người Trung Quốc là như thế nào?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Tôi cho rằng cái này cũng chỉ là ngụy biện thôi. Thực tế không có đường lưỡi bò thì Trung Quốc vẫn duy trì cái chính sách chủ quyền đối với các đảo. Cũng lập luận vì Trung Quốc có yêu sách nên bắt buộc phải dùng vũ lực cho nên Trung Quốc cũng đã yêu sách đối với chủ quyền của Hoàng sa và Trường sa cũng như các đảo khác trong tranh chấp với Philipines. Vì vậy lập luận bỏ đường lưỡi bò dẫn đến các chính phủ phải dùng vũ lực không hợp lý.

Theo tôi thì vấn đề chính đối với đường lưỡi bò là Trung Quốc muốn sử dụng mập mờ là một để đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán, chủ yếu là tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác ; Thứ hai là bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có ít nhiều ý kiến khác nhau và họ cũng không thống nhất nhau làm thế nào để làm rõ ràng ; Thứ ba cơ bản là làm rõ yêu sách theo Công ước luật biển sẽ làm hạn chế việc Trung Quốc tự do hoạt động như bây giờ.

Việt Hà: Thưa ông ngày hôm nay , ông cũng có nói đến vấn đề chính sách của Mỹ tại biển Đông dường như chưa có hiệu quả trong việc kiềm chế Trung Quốc trong những hành động gần đây. Ông có hỏi là liệu Mỹ có thể có thêm những yếu tố nào trong những chính sách đó. Ông có thể nói rõ ,theo ý ông, thì những yếu tố nào Mỹ cần thêm không ạ?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trả lời trong phần “hỏi và đáp” thì tôi cũng đã nêu một số các gợi ý , tất nhiên là các chính sách của Mỹ đưa ra đều dựa trên các lợi ích của Mỹ, họ sẽ không đưa ra những chính sách dựa trên những lợi ích của các nước khác hay là đi ngược lại lợi ích của Mỹ . Theo cá nhân tôi , để bảo vệ lợi ích của Mỹ thì họ có thể thêm những yếu tố mới trong những chính sách chung ví dụ việc thực thi pháp luật chẳng hạn,ví dụ các lực lượng chấp pháp trên biển cạnh tranh nhau là chính và trong vấn đề này Mỹ cũng không có hoạt động nào để cản trở hoạt động của Trung Quốc; Hoặc trong vấn đề về kinh tế, Mỹ đang quay trở lại nhưng cũng chỉ đang bắt đầu đàm phán về TPP, Hiệp định xuyên Thái bình dương đang được kéo dài trong khi Trung Quốc đã sử dụng công cụ kinh tế rất mạnh. Yêu sách về đường lưỡi bò Mỹ cũng chỉ nói gián tiếp thế thôi chứ cũng không làm rõ ràng hay đề nghị Trung Quốc làm rõ ràng hoặc từ bỏ yêu sách này.

Việt Hà: Câu hỏi cuối cùng, theo ông thì Việt Nam và các nước Asean có ủng hộ cho Đài Loan tham gia vào việc đàm phán cơ chế xây dựng một điều tiết tranh chấp ở biển Đông hay không vì thật ra các nước Asean trong đó có Việt Nam chỉ thừa nhận một Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Vâng, cũng đúng như câu hỏi thì Việt Nam và các nước Asean thực thi chính sách một Trung Quốc và coi Đài loan là một bộ phận của Trung Quốc . Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận Đài loan là một bên tranh chấp và Đài loan cũng đang chiếm giữ cái đảo lớn nhất là đảo Ba Bình . Bên cạnh đó các hoạt động của các ngư dân Đài loan cũng như các hoạt động của các lực lượng chấp pháp cũng như các lực lượng quân sự của Đài loan , nếu như mà không có các cơ chế xử lý thì cũng có thể gây ra va chạm với các nước xung quanh . Theo tôi thì cũng phải tính đến điều này trong các quá trình đàm phán sắp tới.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

05 Tháng Hai 2015(Xem: 14096)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 13980)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15538)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14705)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17321)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19444)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15702)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20969)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17624)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16135)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16476)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16560)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17180)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23751)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18026)
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo lớn, 20 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16388)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17893)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16442)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17143)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16783)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.