CSIS Hội thảo: "Minh Bách Hóa Lưỡi Bò Trung Cộng 9 Đoạn Đòi Khống Chế Biển Đông

17 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 16584)

CSIS Hội thảo: “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông”

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-05

csis_hoi_thao_dieu_hoa_cang_thang_tai_bien_dong

Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề

“Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6

tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC. RFA PHOTO

Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế đến từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Philippines. Chủ đề của hội thảo lần này là điều hòa căng thẳng tại biển Đông. Phóng viên Việt Hà tường trình diễn biến ngày đầu tiên của hội thảo.

Đã thành thông lệ từ 3 năm trở lại đây, cứ vào khoảng đầu tháng 6, tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington DC, lại diễn ra hội thảo về tranh chấp biển Đông với sự góp mặt của đông đảo các học giả quốc tế và những người quan tâm đến tình hình căng thẳng ở biển Đông và trong khu vực.

Cần làm rõ các đòi hỏi chủ quyền

Ngay trong phần mở đầu của hội thảo là bài thuyết trình của chuyên gia Gregory Poling về một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây của CSIS có tên gọi tạm dịch là biển Đông trong tầm ngắm. Những người tham gia nghiên cứu nhận định sự phức tạp của tranh chấp trên biển Đông với sự tham gia của 6 nước bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan đã dẫn đến những bế tắc trong nhiều thập kỷ. Báo cáo nhìn nhận những đòi hỏi chủ quyền chồng lẫn giữa các nước đối với các đảo và bãi đá tại khu vực là không thể giải quyết trong giai đoạn ngắn và trung hạn.

Chuyên gia Gregory Poling cho rằng hiện các nước đòi chủ quyền trên biển Đông vẫn chưa làm rõ một số điểm trong các đòi hỏi chủ quyền của mình theo đúng Công ước quốc tế về luật biển.

Sự làm rõ này là một bước quan trọng trong nỗ lực để điều tiết những tranh chấp mà trong nhiều thập kỷ các nước có liên quan không thể đồng ý được với nhau đâu là vùng nước đang tranh chấp.
-Gregory Poling

Báo cáo của CSIS đưa ra những bản đồ mới với các phần chủ quyền trên biển của từng nước theo đúng công ước về luật biển, khác hẳn với những bản đồ mà các nước có liên quan đang sử dụng hiện tại. Các tác giả cho rằng những khác biệt này là chìa khóa để tìm ra cách để điều tiết những trách chấp ở biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling trình bày:

“Sự làm rõ này là một bước quan trọng trong nỗ lực để điều tiết những tranh chấp mà trong nhiều thập kỷ các nước có liên quan không thể đồng ý được với nhau đâu là vùng nước đang tranh chấp và đã khiến bất cứ các đàm phán về các thỏa thuận đa phương hay hợp tác phát triển đa bên đều thất bại.”

Theo bản đồ mới được đưa ra trong báo cáo, các lô khai thác dầu khí mà Trung Quốc phản đối ở Việt Nam hoàn toàn không nằm trong vùng tranh chấp.

Tuy nhiên, theo ông Poling, việc làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của các nước theo công ước quốc tế về luật biển lại tùy thuộc vào thiện chí của từng nước.

Ý nghĩa kinh tế trong tranh chấp biển Đông

Liên quan đến ý nghĩa của tranh chấp biển Đông được các học giả trình bày trong phần kế tiếp, kinh tế gia Alexander Metelista thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra các con số ước tính về trữ lượng dầu và khí đốt tại biển Đông cũng như mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và các nước trong khu vực:

“Trữ lượng dầu khí có thể khai thác được và có thể bán tạo lợi nhuận hợp lý được chúng tôi ước tính là khoảng 11 tỷ thùng dầu 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt. đây là các trữ lượng đã được tìm thấy hoặc đã có bằng chứng chắc chắn…. Những để nhìn vào ý nghĩa của các con số trữ lượng này, chúng ta phải nhìn vào mức tiêu thụ trong khu vực. Trung Quốc tiêu thụ 9 triệu thùng dầu mỗi ngày tức 3 tỷ thùng một năm, và 5 nghìn tỷ feet khối khí đốt một năm. Nếu tính toàn bộ các nước xung quanh biển Đông, mức tiêu thụ một năm là 5 tỷ thùng dầu và 10 nghìn tỷ feet khối khí đốt một năm.”

Theo ông Metelista, trữ lượng dầu và khí đốt trong khu vực không là gì so với các vùng khác trên thế giới như Trung Đông và Nga. Chuyên gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng không có chứng minh rõ ràng về trữ lượng phong phú dầu và khí đốt tại các vùng đang tranh chấp, trong khi việc khai thác và vận chuyển để bán dầu và khí đốt khỏi khu vực là quá tốn kém.

Tuy nhiên, theo ông Metelista, tầm quan trọng nhất của biển Đông không nằm ở trữ lượng dầu và khí đốt, mà nằm ở tuyến đường hàng hải thông thương giữa các nước.

Nói về nguồn lợi thủy sản ở biển Đông, một trong những yếu tố gây tranh chấp gần đây, chuyên gia Murray Hiebert thuộc CSIS nhận định:

“Nguồn lợi thủy sản là hết sức quan trọng đối với các nước có tranh chấp xung quanh khu vực biển Đông,…25m13 trong các nước ven biển vùng Đông Nam Á, Trung Quốc có thể coi là một trong những nước thu hoạch về thủy sản lớn nhất trên thế giới. Các nước Đông Nam Á làm ra khoảng 21 triệu tấn cá một năm, tức một phần tư của thế giới. Trung Quốc là nước thu hoạch lớn nhất với 13 triệu tấn năm 2009.”

Ông Hiebert cũng nhìn nhận với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế trong khu vực thời gian gần đây, trữ lượng về cá trong khu vực đã giảm, khiến ngư dân các nước Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc phải đánh bắt xa bờ, dẫn đến những xung đột khó tránh khỏi thời gian qua. Ông cũng đưa dẫn chứng về chuyến thăm của các chuyên gia quốc tế đến Đảo Lý Sơn hồi tháng 4 vừa qua nơi rất nhiều ngư dân Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại về người và tài sản do đụng độ với các tàu của Trung Quốc. Ông Murray cho rằng Trung Quốc là nước có các hành động dữ dội nhất trong thời gian qua liên quan đến việc bảo vệ nguồn cá.

“Trung quốc có lẽ là nước dữ dội nhất trong việc bảo vệ chủ quyền của mình và cố gắng đẩy các ngư dân từ các nước khác ra khỏi vùng nước mà họ đòi chủ quyền. Họ sử dụng tàu hộ tống đi cùng với các tàu cá của mình đến các vùng nước đang tranh chấp.”

Vì vậy ông kêu gọi các nước cần phải có hợp tác về khai thác nguồn lợi về cá và coi đây là nỗ lực dễ nhất để có thể tiến đến các hợp tác khác trong tương lai, góp phần giải quyết xung đột trong khu vực.

Quan điểm của các nước liên quan

Có rất ít khả năng cho chính phủ hiện tại của Trung Quốc có thể nhượng bộ với đường 9 đoạn, hay nói cách khác, chính phủ Trung quốc không có quyền bỏ hoặc thay đổi đường chữ U.
-Wu Shicun

Phần sôi nổi với nhiều câu hỏi nhất có lẽ thuộc về buổi chiều khi các học giả Trung Quốc, Philippines, Việt Nam đăng đàn. Năm nay, lần đầu tiên một học giả Đài loan là ông Yann Huei Song của Viện Nghiên cứu Âu Mỹ cũng được mời tham gia thuyết trình cho thấy tầm quan trọng của Đài loan trong tranh chấp tại biển Đông, mặc dù Đài Loan chưa chính thức tham gia vào bất cứ đàm phán nào với ASEAN và Trung Quốc về cơ chế điều tiết căng thẳng và tranh chấp ở biển Đông.

Đã có rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra với học giả Trung Quốc, ông Wu Shicun, Giám Đốc Viện nghiên cứu biển Đông, liên quan đến đường đứt khúc 9 đoạn, yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ đòi hỏi này. Ông Wu Shicun giải thích Trung Quốc sẽ giữ lập trường mập mờ với đường 9 đoạn:

“Giả sử Trung Quốc chính thức làm rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn, tức là Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo mà các nước khác đang chiếm đóng. Theo tôi, việc không làm rõ ý nghĩa đường 9 đoạn là lựa chọn tốt nhất. Nếu chính phủ Trung Quốc làm rõ đường 9 đoạn tức là chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ các đảo và bãi đá trong khu vực thì các nước khác cũng chưa sẵn sàng và muốn làm điều này.”

Ông Wu Shicun cũng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ có ý định từ bỏ đường 9 đoạn:

“Có rất ít khả năng cho chính phủ hiện tại của Trung Quốc có thể nhượng bộ với đường 9 đoạn, hay nói cách khác, chính phủ Trung quốc không có quyền bỏ hoặc thay đổi đường chữ U.”

Trong khi đó học giả Đài Loan thừa nhận việc làm rõ đường 9 đoạn đối với cả Trung Quốc lẫn Đài Loan là một thách thức lớn:

“Bây giờ, tôi thừa nhận là theo thực tiễn luật quốc tế đang có một thách thức về pháp lý rất lớn với cả Trung Quốc và Đài Loan, và đó là một thách thức khó vượt qua với cả hai nước.”

Tuy nhiên ông cũng cho biết chính sách của Đài Loan tại biển Đông khác biệt so với Trung Quốc, tức là theo cách tiếp cận mềm dẻo, tuân thủ công ước về luật biển của quốc tế. Đài loan cũng đang trong quá trình làm rõ yêu sách về đường 9 đoạn của mình dù còn chậm.

Học giả Đài loan cũng kêu gọi các bên liên quan nên nhìn nhận vai trò của Đài Loan trong các đàm phán sắp tới về cơ chế giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, bao gồm COC.

Những diễn biến gần đây trên biển Đông cũng được tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Ngoại giao Việt nam trình bày chi tiết trong bài thuyết trình của mình, từ việc Việt Nam thông qua luật biển vào tháng 6 năm ngoái, đến việc Trung Quốc mời thầu tại các lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam, hay việc Trung Quốc điều động một lượng lớn các tàu tuần tra ra biển Đông thời gian gần đây. Tiến sĩ Trần Trường Thủy coi các hành động của Trung Quốc trong suốt 12 tháng qua là tiếp nối của những gì đã diễn ra trong suốt 2 năm qua.

Học giả Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang thống trị khu vực và các nước ASEAN lo ngại cho an ninh của mình đang tìm cách thiết chặt quan hệ với Hoa Kỳ. Ông Trần Trường Thủy cũng nhấn mạnh với sức ép từ Trung Quốc lên các công ty thăm dò và khai thác dầu khí quốc tế trong khu vực, Hoa Kỳ sẽ càng phải chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho các công ty của mình, và vì vậy Trung Quốc càng lớn mạnh, thì quyền lợi của Hoa Kỳ tại khu vực lại càng nhiều. Ông Trần Trường Thủy kêu gọi Hoa Kỳ nên thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc dứt khoát bỏ đường 9 đoạn phi lý./

Trang Chính | Thời Sự

Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-06

duong_luoi_bo_tq

Đường lưỡi bò TQ đòi chủ quyền trên Biển Đông . AFP

Nhân hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6, Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện Ngoại giao Việt Nam, một diễn giả tại hội thảo về những vấn đề có liên quan được thảo luận trong ngày đầu tiên của hội thảo.

Việt Hà: Thưa Tiến sĩ câu hỏi đầu tiên muốn hỏi ông là trong suốt 12 tháng vừa qua nhân cái bài phát biểu ngày hôm nay thì ông có điểm lại một số những cái gọi là xung đột xảy ra tại biển Đông. Ông so sánh tình hình căng thẳng của biển Đông năm nay và năm trước có gì khác biệt ạ?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trong bài trình bày của tôi, tôi cũng đã chỉ rõ các sự kiện xảy ra ở biển Đông giữa các bên liên quan, chủ yếu là Trung Quốc và bên còn lại là các nước Asean. Có thể thấy là các sự kiện là một bước tiếp diễn của các diễn biến trong các năm gần đây; Nhất là Trung Quốc sau khi đã công khai cái đường lưỡi bò của họ, tiến hành các hoạt động để thực thi các chủ quyền trên đó, gây ra các căng thẳng xung đột với các nước chung quanh. Nó nằm trong một mạch chung của các sự kiện và có thể thấy so sánh với các năm trước thì có thể nói là nhiều sự kiện hơn giữa Trung Quốc và Philipines và có những sự kiện mới giữa Trung Quốc và Malaysia; Còn với Việt Nam thì cũng trong cái tông chung như những năm gần đây thôi. Điều cơ bản là Việt Nam vẫn bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán trong cái vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo công ước luật biển.

Việt Hà: Trong cái bài mở đầu của ngày hội thảo hôm nay, một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có nói đến sự không rõ ràng của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển Đông, cụ thể là đường cơ sở trong đó có Việt Nam, Philipines, đặc biệt là đường 9 đoạn của Trung Quốc. Học giả đó có nói rằng điều quan trọng là một nước nào đó đứng lên và chấp nhận chúng tôi sẽ điều chỉnh và làm rõ những đường này. Theo ông, Việt Nam có thể làm điều đó hay không?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Đúng là trước đây các nước liên quan, nhất là Trung Quốc và các nước Asean, trong quá trình phát triển của mình, cũng chưa rõ ràng lắm về các yêu sách. Tuy nhiên trong các năm gần đây, các nước Asean đã nỗ lực rất nhiều trong việc cụ thể hóa các yêu sách của mình theo luât pháp Quốc tế, Công ước luật biển. Ví dụ như Việt Nam cũng đã làm rõ cái ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa kéo dài trong các báo cáo gởi lên Liên Hiệp Quốc.

Malaysia cũng thế và Philipines cũng có ra đường cơ sở mới, đường cơ sở quần đảo của họ để từ đó họ vẽ ra 200 hải lý. Tất cả các nước đều theo xu thế chung là làm rõ ràng yêu sách . Trung Quốc cũng đã làm rõ ràng đường lưỡi bò theo như hôm nay các bạn cũng đã thấy trong các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, cái hướng rõ ràng của Trung Quốc không theo luật pháp Quốc tế khi họ yêu sách đòi đòi quyền chủ quyền và quyền tài phán theo Công ước luật biển; Đồng thời họ cũng đòi theo quyền lịch sử về đánh bắt cá cũng như tài nguyên theo đường lưỡi bò. Điều này không phù hợp với luât pháp Quốc tế.

Ngụy biện

hoi_thao_bien_dong

Hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6 năm 2013

Việt Hà: Học giả Trung Quốc có nói rằng là họ không muốn rõ ràng làm rõ đường lưỡi bò vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến các nước khác vì Trung Quốc sẽ phải lấy tất cả các đảo mà các nước khác đang chiếm trên đó . Vì vậy chính sách tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là không làm rõ ràng đường lưỡi bò. Nhận xét của ông về câu trả lời của học giả người Trung Quốc là như thế nào?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Tôi cho rằng cái này cũng chỉ là ngụy biện thôi. Thực tế không có đường lưỡi bò thì Trung Quốc vẫn duy trì cái chính sách chủ quyền đối với các đảo. Cũng lập luận vì Trung Quốc có yêu sách nên bắt buộc phải dùng vũ lực cho nên Trung Quốc cũng đã yêu sách đối với chủ quyền của Hoàng sa và Trường sa cũng như các đảo khác trong tranh chấp với Philipines. Vì vậy lập luận bỏ đường lưỡi bò dẫn đến các chính phủ phải dùng vũ lực không hợp lý.

Theo tôi thì vấn đề chính đối với đường lưỡi bò là Trung Quốc muốn sử dụng mập mờ là một để đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán, chủ yếu là tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác ; Thứ hai là bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có ít nhiều ý kiến khác nhau và họ cũng không thống nhất nhau làm thế nào để làm rõ ràng ; Thứ ba cơ bản là làm rõ yêu sách theo Công ước luật biển sẽ làm hạn chế việc Trung Quốc tự do hoạt động như bây giờ.

Việt Hà: Thưa ông ngày hôm nay , ông cũng có nói đến vấn đề chính sách của Mỹ tại biển Đông dường như chưa có hiệu quả trong việc kiềm chế Trung Quốc trong những hành động gần đây. Ông có hỏi là liệu Mỹ có thể có thêm những yếu tố nào trong những chính sách đó. Ông có thể nói rõ ,theo ý ông, thì những yếu tố nào Mỹ cần thêm không ạ?

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trả lời trong phần “hỏi và đáp” thì tôi cũng đã nêu một số các gợi ý , tất nhiên là các chính sách của Mỹ đưa ra đều dựa trên các lợi ích của Mỹ, họ sẽ không đưa ra những chính sách dựa trên những lợi ích của các nước khác hay là đi ngược lại lợi ích của Mỹ . Theo cá nhân tôi , để bảo vệ lợi ích của Mỹ thì họ có thể thêm những yếu tố mới trong những chính sách chung ví dụ việc thực thi pháp luật chẳng hạn,ví dụ các lực lượng chấp pháp trên biển cạnh tranh nhau là chính và trong vấn đề này Mỹ cũng không có hoạt động nào để cản trở hoạt động của Trung Quốc; Hoặc trong vấn đề về kinh tế, Mỹ đang quay trở lại nhưng cũng chỉ đang bắt đầu đàm phán về TPP, Hiệp định xuyên Thái bình dương đang được kéo dài trong khi Trung Quốc đã sử dụng công cụ kinh tế rất mạnh. Yêu sách về đường lưỡi bò Mỹ cũng chỉ nói gián tiếp thế thôi chứ cũng không làm rõ ràng hay đề nghị Trung Quốc làm rõ ràng hoặc từ bỏ yêu sách này.

Việt Hà: Câu hỏi cuối cùng, theo ông thì Việt Nam và các nước Asean có ủng hộ cho Đài Loan tham gia vào việc đàm phán cơ chế xây dựng một điều tiết tranh chấp ở biển Đông hay không vì thật ra các nước Asean trong đó có Việt Nam chỉ thừa nhận một Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Vâng, cũng đúng như câu hỏi thì Việt Nam và các nước Asean thực thi chính sách một Trung Quốc và coi Đài loan là một bộ phận của Trung Quốc . Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận Đài loan là một bên tranh chấp và Đài loan cũng đang chiếm giữ cái đảo lớn nhất là đảo Ba Bình . Bên cạnh đó các hoạt động của các ngư dân Đài loan cũng như các hoạt động của các lực lượng chấp pháp cũng như các lực lượng quân sự của Đài loan , nếu như mà không có các cơ chế xử lý thì cũng có thể gây ra va chạm với các nước xung quanh . Theo tôi thì cũng phải tính đến điều này trong các quá trình đàm phán sắp tới.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

31 Tháng Tám 2015(Xem: 14357)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13824)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13401)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14574)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14188)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15772)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14793)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14690)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15475)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19721)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14424)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.