Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam

10 Tháng Ba 201610:13 CH(Xem: 32011)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 11  MAR  2016

Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam

Xin cho biết cơ sở pháp lý đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam?

image028

Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển (nguồn: Vietnamnet.vn)

Chương II, Điều 8, Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, nêu rõ: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.

Theo đó, Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.

Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ; Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:

TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM

(Phụ lục đính kèm Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ

 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

Điểm

Vị trí và địa lý

Tọa độ N

Kinh độ E

0

Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia.

 

 

A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

9015’0

103027’0

A2

Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải.

8022’8

104052’4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

8037’8

106037’5

A4

Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo.

8038’9

106040’3

A5

Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.

8039’7

106042’1

A6

Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải.

9058’0

109005’0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải. 

12039’0

109028’0

A8

Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh.

12053’8

109027’2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh.

13054’0

109021’0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình.

15023’1

109009’0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên.

17010’0

107020’6

 

Việc Luật Biển Việt Nam quy định Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tập quán quốc tế./

Theo Protimes 04/06/2014

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10996)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12319)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10783)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12324)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11044)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11071)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?